1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng
cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non.
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời cũng là chủ đầu tư tạo ra sáng
kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Quản lý)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 7/9/2020.
5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến
Bậc học mầm non là bậc
học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Nói đến giáo dục mầm non, Bác Hồ kính yêu
đã khẳng định: “Giáo dục mầm
non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”.
Việc nâng cao chất lượng
dạy và học là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho những nhà quản lý cũng như mỗi
người giáo viên“Làm thế nào trở thành một trường mầm non phát triển tốt”. Chất
lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường phải khẳng định là phụ thuộc vô cùng
lớn vào đội ngũ giáo viên. Đội ngũ giáo viên tốt sẽ cho ra một thế hệ học trò
tốt. Trong thời đại hiện nay, nhu cầu học tập của trẻ ngày càng lớn, khả năng
tiếp thu của trẻ ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ trước hết
phải có đội ngũ giáo viên vững mạnh về chuyên môn nghiệp vụ và điều đó không
thể bỏ qua việc nâng cao chất lượng cho giáo viên. Mục tiêu của công tác bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là nhằm khắc phục những thiếu sót, những hạn chế
trong quá trình giảng dạy. Mỗi người giáo viên phải tự học, tự rèn luyện qua
các lớp bồi dưỡng; qua trao đổi kinh nghiệm; qua thao giảng, dự giờ; qua các
đợt thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Bên cạnh đó giáo viên còn phải rèn luyện
phẩm chất tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức; có tinh thần đoàn kết nội bộ, tinh
thần trách nhiệm để khẳng định bản thân với nhà trường với cha mẹ trẻ và đồng nghiệp.
Thực trạng về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ở trường Mầm non Thanh Lương trong những
năm qua chưa đồng đều, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, qua
việc chỉ đạo và bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên thực sự đạt hiệu quả
chưa cao; tỉ lệ tiết dạy tốt còn rất thấp, tỉ lệ tiết dạy đạt yêu cầu còn cao;
tỉ lệ giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã chưa cao, đạt 50%/ tổng số GV tham gia Hội
thi.
Để xây dựng được đội ngũ
giáo viên có năng lực và dạy giỏi, người quản lý chuyên môn phải đưa ra các
biện pháp bồi dưỡng chuyên môn hữu hiệu. Với trách nhiệm của một cán bộ quản lý
phụ trách chuyên môn, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tốt công tác
bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên trở thành giáo viên dạy
giỏi cấp trường làm “bàn đạp” cho Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp Thị xã, cấp
Tỉnh; Hiệu quả của công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và phát triển đội
ngũ giáo viên dạy giỏi góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua, tạo nguồn nhân lực
phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường. Là căn cứ để Ban Giám hiệu nhà
trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cho giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong chương trình giáo dục
Mầm non. Đó cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho
đội ngũ giáo viên
tại trường mầm non Thanh Lương”.
5.2. Nội dung sáng kiến
Thống kê kết quả xếp loại tiết dạy và kết quả hội
thi GVDG các cấp trong những năm học gần đây như sau:
- Tổng
hợp tiết dạy của giáo viên cả năm học: 2019 - 2020:
+
Tổng số tiết dự giờ, thao giảng toàn trường: 96 tiết/16 giáo viên. Bình quân
mỗi giáo viên dạy 6 tiết/năm.
+ Tiết dạy xếp loại Tốt: 24
hoạt động, tỉ lệ: 25 %
+ Tiết dạy xếp loại Khá: 63
hoạt động, tỉ lệ: 65,6 %
+ Tiết dạy xếp loại Đạt
yêu cầu: 9 hoạt động, tỉ lệ: 9,4 %
- Tổng hợp số liệu giáo viên dạy giỏi các cấp
qua những năm gần đây.
Năm học |
Cấp trường |
Cấp Thị xã |
Cấp tỉnh |
Giải thưởng |
2017-2018 |
6 |
3 |
2 |
- Giải
III toàn đoàn cấp TX; - Cá
nhân giải khuyến khích cấp TX và cấp Tỉnh. |
2018-2019 |
7 |
(Không tổ chức) |
(Không tổ chức) |
|
2019-2020 |
8 |
(Không tổ chức) |
(Không tổ chức) |
Việc bồi dưỡng nâng cao
chất lượng chuyên môn cho giáo viên ngày càng đạt nhiều tiết dạy xếp loại tốt,
đủ năng lực và đủ điều kiện tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Tôi đã đưa
ra các biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Định hướng, xây dựng kế hoạch bồi
dưỡng chuyên môn.
Trước hết, tôi đánh giá khả năng, trình độ chuyên
môn, các mặt mạnh, mặt hạn chế của từng giáo viên qua: kiểm tra, dự giờ; qua
duyệt kế hoạch giáo dục; qua làm và sử dụng đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo; qua
các buổi sinh hoạt chuyên môn v.v. Từ đó tôi xác định từng giáo viên cần bồi
dưỡng những gì; xây dựng
kế hoạch cần cụ thể những giáo viên nào cần được bồi dưỡng về kỹ năng; giáo
viên nào cần được bồi dưỡng cách xác định mục tiêu giáo dục; giáo viên nào cần
được bồi dưỡng về thủ thuật gây hứng thú hay năng lực quản lý trẻ v.v.
VD 1: cô Lê Thu Hiền, cô Ninh Thị Hòa, cô Đoàn Thị Hòa là những giáo viên
mới ra trường, hầu
như xác định mục tiêu giáo dục chưa được đầy đủ; xác định còn
nhầm lẫn giữa
kiến thức và kỹ năng; nội dung trọng tâm chưa được đầy đủ so với mục tiêu cần
đạt; chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý lớp; hình thức tổ chức chưa linh
hoạt; chưa xử lý được các tình huống xảy trong khi tổ chức, đa phần giáo viên khi
không xử lý được
sẽ lướt qua xem như “không
nghe, không thấy”.
ð Cần bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp, tác phong, các
kỹ năng khi tổ chức các hoạt động; thủ thuật gây hứng thú cho
trẻ tích cực tham gia hoạt động; bồi dưỡng năng lực quản lý trẻ.
Bên cạnh đó còn có những giáo viên có thâm niên lâu năm như cô Trương Thị
Cúc, cô Nguyễn Thị Thu Huyền, cô Nguyễn Thị Thanh... năng lực chuyên môn không
đồng đều; kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục chưa mang tính chủ động
cao, nắm chưa vững phương pháp lấy trẻ làm trung tâm.
ð Cần bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng
giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm.
Biện pháp 2: Bồi
dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức hiệu quả các hoạt động
thao giảng, dự giờ; sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề
Thao
giảng, dự giờ và sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động
thường xuyên của mỗi giáo viên, nhưng không phải tiết dạy nào cũng đạt kết quả
cao. Để việc thao giảng, dự giờ đạt kết quả như mong muốn tôi đã chú trọng cho
giáo viên thực hiện như sau:
Dựa
trên kế hoạch giáo dục của nhà trường, tôi phân công khối trưởng cho tất cả
giáo viên trong khối đăng ký các tiết thao giảng. Không phân biệt hay bắt buộc
giáo viên dạy giỏi lâu năm lên tiết mẫu mà ngay cả giáo viên trẻ có năng lực
cũng được phân công lên tiết để tạo cơ hội cho giáo viên được cọ xát, được phát
huy khả năng, năng lực và các tình huống xảy ra trong tiết dạy.
Chú
trọng đầu tư các tiết dạy thao giảng, tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ thông
tin; có đồ dùng tự tạo đẹp hấp dẫn trẻ; hình thức tổ chức sáng tạo; vận dụng
tốt phương pháp lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động; khai thác và phát
huy hết tác dụng của đồ dùng, đồ chơi mang lại hiệu quả cao.
Với
tiết dạy mẫu sinh hoạt chuyên đề tôi sẽ lựa chọn giáo viên có năng lực sở
trường, năng khiếu riêng để lên tiết mẫu đạt hiệu quả cao nhân rộng toàn trường
học tập.
VD: cô Nguyễn Đăng Thị Thu có năng khiếu về âm
nhạc sẽ lên tiết mẫu hoạt
động “Giáo dục âm nhạc”; cô
Vũ Thị Miền có sở trường về “Tìm hiểu môi trường xung quanh” sẽ lên tiết mẫu
như: sự chuyển động của nước, chiếc lá cây, sự kỳ diệu của giấy, điều kỳ diệu
của nam châm v.v; cô Tạ Thị Loan có nhiều sáng tạo trong hoạt
động “Làm quen văn học” sẽ
lên tiết thơ hoặc truyện v.v.
Một số hình ảnh minh họa
HĐ thí nghiệm: Bóng bay không cháy Thí nghiệm sự chuyển động của nước
Tôi
chỉ đạo các khối tổ chức thảo luận kế hoạch giảng dạy trước khi lên tiết Giáo
viên sau khi đầu tư vào kế hoạch giáo dục, đưa cho các thành viên trong khối
nghiên cứu trước, đến khi tổ chức thảo luận sẽ không mất thời gian suy nghĩ mà
sẽ đưa ra các đóng góp ý kiến về: Mục tiêu cần đạt đã đầy đủ phù hợp với lứa
tuổi hay chưa; nội dung đã trọng tâm chưa; các nội dung lồng ghép giáo dục khác
đã đảm bảo mở rộng kiến thức, vốn sống cho trẻ chưa v.v; mỗi giáo viên sau khi
góp ý nội dung nào chưa đạt, chưa phù hợp thì phải đưa ra ý tưởng cần phải làm
gì, làm như thế nào với ý kiến mình vừa góp ý để đạt được mục tiêu đề ra. Có
thể dự kiến, đề ra một số tình huống sư phạm xảy ra theo kinh nghiệm giảng dạy
lâu năm của bản thân giúp đồng nghiệp khi lên tiết mà gặp phải sẽ bớt lúng túng
và bình tĩnh xử lý phù hợp, hiệu quả.
Với
những giáo viên không có sở trường, năng khiếu ở các lĩnh vực khác họ rất ngại
lên tiết về lĩnh vực đó. Giáo viên thường chọn những tiết sở trường, năng khiếu
để không phải đầu tư nhiều. Với thực tế đó, tôi sẽ sắp xếp thời gian và trực
tiếp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn cho giáo viên qua dự giờ hàng tuần.
VD
1: Cô Tạ Thị Loan, Nguyễn Thị Mơ, cô Lê Thu Hiền năng khiếu về giáo dục âm nhạc
rất hạn chế, tôi sẽ tư vấn cho giáo viên lựa chọn những bài hát phù hợp với
chất giọng của giáo viên. Lĩnh vực này buộc giáo viên đều phải lên tiết với
nhiều hình thức trọng tâm: Nghe hát, dạy hát, vận động múa, vận động minh họa
v.v; vì không tự tin khi hát mẫu hay hát cho trẻ nghe, giáo viên khi hát sẽ
không thể hiện được sắc thái biểu cảm của giai điệu của bài hát. Sau tiết dạy
mà kết quả đạt chưa cao, tôi sẽ là người trực tiếp ra dạy mẫu và yêu cầu giáo
viên thực hiện lại nhiều lần.
VD
2: 1 số giáo viên khi tổ chức hoạt động thể dục còn rất hạn chế về phần khởi
động và bài tập phát triển chung. Đa số đi, chạy chưa đủ số vòng đã chuyển sang
kiểu đi, kiểu chạy khác hoặc không khớp nhịp với giai điệu bài hát. Tôi thực
hiện mẫu và phân tích điểm bắt đầu và điểm kết thúc cho 1 kiểu đi, kiểu chạy, rèn
kỹ năng nghe nhạc để khớp nhịp động tác với giai điệu bài hát.
Với những giáo viên mới ra trường còn nhiều hạn chế về năng lực soạn bài,
kế hoạch giáo dục phải duyệt lại đến lần thứ 3 mới đưa vào thực hiện. Lý do:
giáo viên xác định mục tiêu chưa chính xác, chưa đầy đủ các yêu cầu về
kiến thức, kỹ năng hoặc giữa kiến thức và kỹ năng còn nhầm lẫn, nội dung các
bước hoạt động sơ sài. Tôi cho giáo viên tham khảo những giáo án có chất lượng,
sau đó tôi chọn 1 số đề tài của 5 lĩnh vực yêu cầu giáo viên xác định mục tiêu.
Với từng hoạt động khác nhau tôi sẽ điều chỉnh, phân tích, hướng dẫn cho giáo
viên nắm vững kiến thức là gồm những gì, sử dụng từ nào cho kiến thức; kỹ năng
gồm rèn những gì, thường thì sử dụng những từ nào v.v.
VD minh họa GV
xác định mục tiêu đề tài bật xa 50cm như sau:
+ Kiến thức: Trẻ biết bật xa 50cm, kết hợp được tay và chân khi bật, chạm
đất đúng tư thế. Hoặc: Trẻ biết bật xa 50cm đúng theo bài tập, tập được bài tập
phát triển chung.
+ Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng bật xa, phát triển cơ chân qua bài tập.
-
Mục
tiêu xác định đầy đủ chính xác như sau:
+ Kiến thức: Trẻ biết nhún lấy đà bật qua vạch xa 50cm, biết kết hợp tay và
chân khi bật.
+ Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng bật xa nhanh, mạnh, giữ được thăng bằng khi
tiếp đất, khéo léo không dẫm vào vạch.
Ngoài
bồi dưỡng chuyên môn thì mỗi giáo viên cần được góp ý, rèn luyện các kỹ năng tổ
chức hoạt động giáo dục như: hướng ngồi của giáo viên so với trẻ; cách thể hiện
tình cảm bằng ánh mắt, nụ cười, cử chỉ điệu bộ; cách đưa tay mời trẻ trả lời;
cách thể hiện giọng nói để thu hút trẻ chú ý lên cô; cách sắp xếp đồ dùng, đồ
chơi khoa học để trẻ dễ lấy, dễ sử dụng; cách rèn nề nếp lớp; cách sắp xếp đội
hình trẻ trong từng hoạt động sao không lặp lại đội hình, thuận tiện không
vướng vào nhau hoặc không cách xa rời nhau sẽ làm cho tiết học rời rạc; 1 tiết
dạy thành công của giáo viên phải hội tụ đủ các yếu tố cơ bản trên, giúp trẻ
mạnh dạn tự tin, tích cực hơn khi tham gia vào các hoạt động.
Việc
đánh giá kết quả của 1 tiết dạy thao giảng, dự giờ là nội dung quan trọng nhất,
cũng là sự thể hiện tinh thần đoàn kết, hỗ trợ giúp đỡ đồng nghiệp của tập thể
giáo viên. Một số giáo viên trẻ rất áp lực khi lên tiết thao giảng và các tiết
sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Vì không được dạy trước nên rất
lúng túng và không xử lý được tình huống xảy ra. Để không tạo áp lực cho giáo
viên sau mỗi tiết dạy tôi luôn quán triệt và coi trọng tinh thần trao đổi thẳng
thắn, chân tình, cởi mở của đội ngũ giáo viên với mục đích giúp đồng nghiệp và
bản thân rút ra nhiều kinh nghiệm để các tiết dạy tiếp theo sẽ được tổ chức tốt
hơn, tự tin hơn, hiệu quả hơn.
Biện pháp 3: Đẩy
mạnh sinh hoạt tổ, khối chuyên môn.
Đẩy mạnh sinh
hoạt tổ chuyên môn là một biện pháp không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Tổ chuyên môn là nơi giáo
viên gắn bó giúp đỡ nhau hiệu quả nhất vì Ban giám hiệu không thể cùng một lúc
sinh hoạt đều ở các tổ.
Tôi chỉ đạo tổ trưởng các tổ, khối vào ngày thứ 4 hàng
tuần cả tổ cùng thảo luận những vấn đề còn vướng mắc trong khi thực hiện chương trình
để cùng nhau giải quyết 1 số nội dung như:
+ Thống nhất mục tiêu một số đề tài khó, cấu trúc bài
soạn, nội dung trọng tâm của đề tài đó cần cung cấp kiến thức gì? kỹ năng gì?
kết quả trẻ lĩnh hội được gì?
+ Thảo luận hoạt động LQVH với cấu trúc hoạt động kể
chuyện theo kinh nghiệm; kể chuyện theo tranh chủ đề; kể chuyện theo đồ vật, đồ
chơi; kể chuyện theo chủ đề tự do v.v.
+ Thảo luận cách quản lý trẻ ở lớp sao cho hiệu quả, làm
thế nào thu hút trẻ chú ý vào cô xuyên suốt cả tiết học.
+ Thảo luận xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo: phương
pháp, hình thức tổ chức giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động giáo
dục.
+ Sáng tác một số
trò chơi mới ở hoạt động LQCC, LQVT, GDAN; tạo ra 1
số hình
thức đọc thơ nhằm thu hút trẻ, tránh nhàm chán.
VD 1: Sáng tạo hình thức dạy trẻ đọc thơ
Các khối đã thảo luận sáng tạo thêm hình thức: đọc nối
tiếp theo tranh, cá nhân
đọc thơ theo
hoạt cảnh, trên mô hình v.v.
Hình thức đọc nối tiếp: đề tài “đàn gà con” trẻ sẽ cầm quả
trứng nhựa trên tay vừa đọc thơ vừa chuyền quả trứng sang cho bạn kế tiếp, khi
dứt câu thơ thì bạn kế tiếp đã nhận quả trứng trên tay và đọc nối tiếp câu thơ
tiếp theo. Hoặc đề tài “ăn quả” thì sẽ sử dụng quả nhựa để chuyền v.v. Qua đó cũng giáo
dục trẻ phải khéo léo, cẩn thận khi chuyền trứng, chuyền quả; nếu rơi trứng thì
trứng sẽ vỡ, rơi quả thì quả sẽ dập v.v.
Hình thức đọc thơ theo tranh, đề tài “em yêu nhà em”. Mỗi trẻ sẽ cầm 1
bức tranh có nội dung của mỗi câu thơ sau đó trẻ sẽ thảo luận nhóm và tự sắp
xếp theo thứ tự nội dung bài thơ. Đọc đến câu thơ nào thì trẻ cầm bức tranh có
nội dung đó đưa hơi cao về trước. Đọc đến câu “có nàng gà mái hoa mơ” thì trẻ có
tranh gà mái sẽ đưa về trước và đọc câu thơ tương ứng v.v. Có thể 2 câu thơ
cuối giáo viên yêu cầu cả tổ cùng đọc. Thi xem đội nào xếp tranh đúng trình tự
đọc diễn cảm, đều, là thắng cuộc.
VD 2: Sáng tạo trò chơi âm nhạc
Chủ đề hiện tượng tự nhiên: cách chơi tương tự như
cách chơi “nghe tiếng hát nhảy vào vòng” 1 số trẻ sẽ cầm ô (dù) đứng các góc và nhún theo nhạc, 1 số
trẻ sẽ đi chơi và khi cô yêu cầu khi hát đến chữ “mưa” của bài hát “trời nắng
trời mưa” hoặc bài hát “trời mưa” sáng tác Đình Khiêm là trẻ phải chạy tìm cho
mình 1 cái ô để đứng trú mưa, mỗi cháu 1 cái ô. Cháu nào chậm chân không có ô
sẽ bị ướt mưa.
Một số
hình ảnh minh họa dạy trẻ đọc thơ
Đọc thơ trên mô hình bài thơ: Đến thăm bà
Chuyền trứng đọc nối tiếp
Đọc nối tiếp theo tranh
Đọc thơ theo hoạt cảnh
Biện pháp 4: Tăng cường công tác làm đồ
dùng đồ chơi tự tạo
Công
tác làm đồ dùng, đồ chơi của các khối luôn được duy trì tốt hàng tuần. Cả khối
cùng nhau thống nhất, cùng làm đồ dùng dạy học, đồ chơi các góc theo từng chủ
đề. Tôi luôn sát sao với các khối để góp ý kịp thời. Đồ dùng đồ chơi bảo các
tính thẫm mĩ, an toàn, bền đẹp, hấp dẫn trẻ, kích
thích tư duy học tập vui chơi của trẻ góp phần cho tiết dạy đạt kết quả
cao.
Phong
trào thi làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi tự tạo chào mừng ngày 20/11 và 8/3 được
nhà trường phát động và duy trì hàng năm. Nhà trường kết hợp Công
đoàn trường mời cha mẹ trẻ cùng tham quan để cha mẹ trẻ thấy được tầm quan
trọng của giáo dục mầm non, từ đó công tác ủng hộ vật liệu phế thải cho giáo
viên làm đồ dùng ngày càng hiệu quả cao.
1 số hình ảnh minh họa cha mẹ trẻ tham gia triển lãm đồ dùng đồ chơi tự
tạo
Biện pháp 5: Phát huy
hiệu quả của Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Bồi
dưỡng chuyên môn cho giáo viên dự thi giáo viên giỏi các cấp là một trong những
hoạt động chuyên môn thiết thực, ý nghĩa và có tầm quan trọng đặc biệt. Đó là
một hoạt động trí tuệ không chỉ phản ánh năng lực của cá nhân giáo viên mà còn
phản ánh chất lượng giáo dục, chất lượng phong trào thi đua của nhà trường. Qua
hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tôi luôn động viên những giáo viên đã
đạt được các kỹ năng nhất định nên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã.
Mỗi một lần va chạm, thử sức cũng là một lần học hỏi, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm cho mình.
Với thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường có: 14
giáo viên. Trong đó có: 04 giáo viên nghỉ thai sản; 01 giáo viên chuẩn bị về
hưu; 02 giáo viên tập sự, 02 giáo viên không đủ điều kiện dự thi. Còn lại 05
giáo viên đủ điều kiện tham gia hội thi GVDG cấp thị xã.
Thứ nhất: Thi
thuyết trình
Để đạt
hiệu quả cao trong phần thi thuyết trình tôi đã thực hiện các bước sau:
Bước
1:
Hoàn thành bài viết các giải pháp về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục.
Mỗi
giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thị xã, cấp tỉnh sẽ trình bày
nội dung
biện pháp về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ do cá nhân
đúc rút,
sáng tạo, áp dụng có hiệu quả tại lớp mình phụ trách. Sau khi giáo viên
lựa chọn đề tài, hoàn thành bài viết. Tôi chỉ đạo giáo viên từng khối sẽ chia
nhiều nhóm nhỏ cùng nhau thảo luận, góp ý thêm, chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi
trình bày và tôi là người duyệt, chỉnh sửa sau cùng.
Bước
2:
Rèn kỹ năng thuyết trình.
Kỹ năng thuyết trình được
hiểu là khả năng bày tỏ, diễn đạt một nội dung với những luận điểm chặt chẽ
nhằm thuyết phục người nghe. Cùng với đó là việc tạo ra tương tác đối với người
nghe thông qua việc giải đáp các câu hỏi phản biện thuyết phục được Ban giám
khảo.
Đa số bài viết các giải
pháp để nộp lên Ban tổ chức, Ban giám khảo dài từ 6 trang trở lên. Với thời
gian truyết trình quy định không quá 15 phút. Vì vậy, tôi yêu cầu giáo viên tóm
tắt lại các nội dung chính thành 1 bài viết riêng để thuyết trình. Sau khi giáo
viên hoàn thành bài viết và học thuộc bài, trước khi đi thi 2 ngày tôi tổ chức
cho giáo viên luyện tập thực hành thuyết trình như sau:
Lần lượt cho từng giáo
viên thuyết trình để nắm bắt tình hình chung. Đây là lần đầu tiên thi truyết
trình nên giáo viên không có kinh nghiệm và mất bình tĩnh không thể hiện được
cảm xúc trên khuôn mặt, trình bày ấp úng không trôi chảy, thường xuyên đệm các
từ aaaà, ưưừ…khi quên bài, có những động tác thừa khi thuyết trình như cầm vo
vạt áo, gải đầu, v.v. hoặc 2 tay nắm chặt Mic và đa số thấy giáo viên quên chào
hỏi, quên giới thiệu bản thân, sử dụng từ “em” v.v.
Rèn tác phong: cách thể
hiện sự tự tin, sử dụng từ “tôi” thay từ “em”; chỉ cầm mic bằng 1 tay, 1 tay
con lại thả lỏng để khi cần thiết diễn tả điệu bộ, cảm xúc bằng tay, cách đưa
tay phù hợp từ trong ra ngoài, không đưa quá xa, hoặc khi nói đến câu “với bản
thân tôi” thì tay đưa vào chạm nhẹ phía trên ngực v.v.
Sau khi giáo viên đã
quen được tác phong và thuyết trình trọn vẹn cả bài, tôi canh thời gian, tôi
yêu cầu chỉ thuyết trình đúng 13 phút, còn 2 phút trừ hao khi lúc thi thật sẽ
cho phép lấy lại bình tĩnh để nhớ tiếp bài. Khi giáo viên thuyết trình quá 13
phút tôi yêu cầu giáo viên tiếp tục tóm tắt thêm 1 lẫn nữa nhưng không làm mất
đi trọng tâm của từng giải pháp. Trong khi giáo viên trình bày tôi ngồi dưới sẽ
phụ họa cho giáo viên những động tác điệu bộ khi cần thiết để cho giáo viên nhớ
hoặc ra hiệu giãn nở nét mặt, nụ cười v.v. Giáo viên sẽ trình bày đi, trình bày
lại nhiều lần cho đến khi đã đạt đến mức yêu cầu của tôi. Tiếp theo, tôi tổ
chức cho giáo viên thực hiện như đang thi thuyết trình thật, giáo viên toàn
trường ngồi phía dưới để cho giáo viên thi được làm quen, bình tĩnh trước đám
đông.
Hiệu quả thời gian của
phần thi thuyết trình của giáo viên trường tôi hầu như đúng với thời gian quy
định. Kết quả đạt 4/4 giáo viên. Tỉ lệ 100%.
Thứ hai: Thi Thực hành
Sau
khi bốc thăm đề tài, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục. Vì bốc thăm đề tài
trước 2 ngày và không được dạy trước trên trẻ, vào ngày chủ nhật và sau giờ trả
trẻ, tôi và 1 vài giáo viên khác sẽ làm trẻ, giáo viên thi sẽ dạy hoàn chỉnh
tiết dạy của mình để được được góp ý về tác phong lên lớp, sử dụng đồ dùng,
cách đặt câu hỏi sao cho ngắn gọn, chính xác, logic, lời dẫn dắt phù hợp, hình
thức tổ chức; đặc biệt là khâu quản lý lớp, trẻ phải nề nếp chú ý lên cô, tương
tác với cô thì tiết dạy mới đạt hiệu quả, Trong quá trình dạy thử trên người
lớn giáo viên sẽ tiếp tục hoàn thiện kế hoạch giáo dục.
Bên
cạnh đó tôi huy động toàn bộ giáo viên hỗ trợ làm đồ dùng có chất lượng cho
giáo viên đi thi.
Kết
quả phần thi thực hành đạt 4/4 GV. Tỉ lệ 100%.
Biện pháp 6: Thực hiện tốt hoạt động khen
thưởng, hỗ trợ cho giáo viên đạt thành tích cao.
Công tác khen thưởng làm động lực thúc
đẩy, kích thích cá nhân, tập thể hăng
say lao động, phát huy năng lực trong thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, góp phần xây
dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Tôi
tham mưu với nhà trường cùng Công đoàn trường tạo nguồn kinh phí từ các nguồn
quỹ phúc lợi để khen thưởng cho đội ngũ. Nội dung khen thưởng được thông qua
Hội đồng trường như:
+
Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp.
+
Giáo viên điển hình đi đầu trong các phong trào thi đua như: các tiết mục văn
nghệ có đầu tư, chất lượng trong năm học; đạt giải cao trong Hội thi làm và sử
làm đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo vào ngày
20/11 và 8/3; thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, duy trì tốt
tỉ lệ chuyên cần v.v.
+
Gương điển hình về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh”
- Học
kỳ I, năm học: 2020 - 2021 nhà trường đã thực hiện tốt công tác khen thưởng cho
đội ngũ giáo viên đạt các thành tích cao trong các phong trào thi đua như:
+ Giáo viên tập luyện
Aerobic cấp thị xã đạt giải III: 1.000.000/ 2 GV.
+ Giáo viên đạt GVDG cấp Thị
xã với mức thưởng 800.000đ/1GV; 4 Gv x 800.000đ =
3.200.000đ
5.3. Khả năng áp dụng của sáng
kiến: Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại
trường mầm non Thanh Lương đã và đang áp dụng có hiệu quả cao tại đơn vị.
6.
Những thông tin mật: Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Kế hoạch, thời gian thực
hiện.
Tài liệu chuyên môn,
chuyên đề liên quan đến chương trình GDMN.
Vật liệu phế thải để làm
đồ dùng đồ chơi phục vụ học và vui chơi
Kinh phí khen thưởng, hỗ
trợ các hoạt động giáo dục.
8. Đánh giá lợi ích thu
được:
- Với những biện pháp nêu
trên, đến thời điểm tháng 1/2021 năm học 2020 - 2021 chất lượng giảng dạy của
đội ngũ giáo viên được nâng lên rõ rệt:
+ Giáo viên xác định mục
tiêu không còn nhầm lẫn giữa kiến thức và kỹ năng, kế hoạch giáo dục không còn
phải soạn lại nhiều lần.
+ Giáo viên đã mạnh dạn
tự tin dạy những hoạt động giáo dục không thuộc sở trường và năng khiếu; giáo
viên biết xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trong khi tổ chức hoạt động
giáo dục; tăng tỉ lệ tiết dạy tốt và giảm tỉ lệ tiết dạy đạy yêu cầu.
- Tổng
số tiết dự giờ, thao giảng tổ, khối: 57 hoạt động, bình quân 4 HĐ/1 Gv. Trong
đó: 26 HĐ xếp loại tốt; 28 HĐ xếp loại khá; 2 HĐ xếp đạt yêu cầu.
Nội dung |
Năm học: 2019 - 2020 |
HKI,Năm học: 2020 - 2021 |
So sánh |
|
Xếp loại các tiết dạy thao giảng dự
giờ |
Tốt |
24 |
21 |
Tăng 11,8 % |
Khá |
63 |
34 |
Giảm 6 % |
|
Đạt YC |
9 |
2 |
Giảm 5,9 % |
|
Chưa đạt YC |
0 |
0 |
0 |
|
Tổng |
96 |
57 |
|
+ Chất lượng thi giáo
viên dạy giỏi các cấp tăng lên so với Hội thi những năm trước. Cụ thể:
Năm học |
2017 -2018 |
2018 -2019 |
2019 - 2020 |
2020 - 2021 |
So sánh |
Ghi chú |
Cấp trường |
6 GV |
7 GV |
8 GV |
|
|
|
Cấp Thị xã |
3 Gv (Tỉ lệ đạt 50% /tổng số GV dự thi) |
(Không tổ chức) |
(Không tổ chức) |
4 GV ( Đạt tỉ lệ 100%/ tổng số GV dự thi) |
Tăng 50% |
Giải III toàn đoàn. |
Cấp tỉnh |
2 GV Đạt tỉ lệ 100%/ tổng số GV dự thi) |
(Không tổ chức) |
(Không tổ chức) |
(Không tổ chức) |
|
|
- Từ những
kết quả đạt được như trên giúp cho tôi tự tin hơn trong công tác bồi dưỡng chuyên
môn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và giáo viên
dạy giỏi các cấp. Qua mỗi năm học, qua mỗi Hội thi, mỗi hoạt động phong trào,
bản thân tôi cũng đã đúc rút được 1 số kinh nghiệm sau:
+ Xây dựng kế hoạch một cách khoa học chỉ đạo nghiêm túc các kế hoạch đề
ra.
+ Chỉ đạo tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn từ tổ khối đến nhà trường.
+ Lắng nghe và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân với những giáo viên còn hạn
chế về chuyên
môn nghiệp vụ.
+ Thường xuyên kiểm tra, dự giờ, đánh giá chất lượng giáo dục; rút kinh
nghiệm kịp thời sau mỗi hoạt động, theo chủ đề, theo từng học kỳ.
+ Bản thân người phụ
trách chuyên môn phải hòa mình cùng với giáo viên, cùng học tập, cùng rèn
luyện, cùng tham gia các Hội thi như chính mình là đi thi, để đội ngũ giáo viên
thấy được sự quan tâm của BGH, từ đó nâng cao ý thức phấn đấu của bản thân cho
những năm học tiếp theo.
+ Tận dụng sức mạnh của
tổ chuyên môn, sức mạnh đoàn kết của tập thể sư phạm nhà trường. Động viên,
khích lệ giáo viên kịp thời, đặc biệt là trong những đợt thi đua cao điểm.
Trên đây là các biện pháp mà bản thân tôi đã và đang áp dụng có hiệu quả
trong việc “Nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên tại trường mầm non Thanh
Lương”. Kính mong sự góp ý của Hội đồng Sáng kiến ngành GD&ĐT thị xã Bình Long, giúp
cho bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/