1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng
cao chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp 2
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư
tạo ra sáng kiến
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Môn Toán - Khối 2)
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2020
5.
Mô tả bản chất của sáng kiến
5.1.
Tính mới của sáng kiến:
Giáo
dục Tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân. Muốn nền giáo
dục phát triển vững chắc thì cần có nền
móng vững chắc. Hiện nay, ngành giáo dục đã từng bước thay đổi về nội dung,
chương trình, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Giáo viên không còn bị
ràng buộc vào những nguyên tắc cứng nhắc như phải lựa chọn chung một nội dung
cho tất cả học sinh trong lớp, phải sự dụng một biện pháp với tất cả học sinh.
Giáo viên được quyền lựa chọn những nội dung dạy học phù hợp với chương trình
khung và phù hợp với đối tượng học sinh. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học được sử dụng một cách linh hoạt vì mục tiêu cuối cùng là sự phát triển các
năng lực và phẩm chất của người học.
Chính
vì vậy việc lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng đối
tượng học sinh là điểm mới trong đề tài này.
Năm học 2020-2021 tôi
được phân công dạy lớp 2. Đây là lớp học 2 buổi/ngày duy nhất trong
khối với sĩ số 40 học
sinh, phần đông là con em các hộ kinh doanh buôn bán, không có thời gian đưa
đón con nên gửi học bán trú. Qua một
thời gian giảng dạy và nắm bắt tình hình học tập đầu năm của các em .Bản thân tôi nhận thấy đa số các em học sinh trong
qua trình học còn thụ động, các em chưa khai thác hết khả năng tiềm ẩn trong nội dung bài học, vận dụng chưa linh hoạt và nhanh nhẹn
trong một số trường hợp đơn giản trong thực tế cuộc sống.
Nâng
cao chất lượng dạy học nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn toán nói
riêng là mong muốn của tất cả giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong nhà
trường phổ thông hiện nay. Vì vậy tôi chọn Nâng cao chất lượng học tập môn Toán
của học sinh lớp hai/để nghiên cứu và thực hiện, đồng thời cũng là chia sẻ với
đồng nghiệp nhắm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
5.2.
Nội dung sáng kiến.
Sáng kiến tập trung vào nghiên cứu tìm ra những biện pháp và áp dụng các
biện pháp đó nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán của học
sinh lớp 2 tại trường Tiểu học thị xã Bình Long tỉnh Bình Phước.
Qua thời gian nhận bàn
giao lớp từ giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cũng như tìm hiểu thực tế, tôi nhận thấy
đây là lớp học có điều kiện khá tốt, hầu hết phụ huynh đều là công chức, viên
chức nhà nước, những gia đình có điều kiện về kinh tế để chăm sóc và giáo dục
học sinh.
Tuy nhiên, vẫn có những
khó khăn nhất định như phụ huynh không có nhiều thời gian chăm sóc và dạy dỗ
học sinh nên khoán hết cho thầy cô và nhà trường. Lớp học khá đông, trình độ
của học sinh trong lớp không đồng đều. Một số em học khá tốt, nhưng còn nhiều
em học rất chậm. Các em đọc chưa lưu loát
nên không hiểu được bài
toán, chưa biết cộng trừ trong phạm vi 10 hoặc phải đếm ngón tay khi cộng, trừ.
Nguyên nhân khách quan:
Do năm học 2019-2020, dịch bệnh Covid-19 xảy ra làm gián đoạn việc học tập của
học sinh. Các em mới qua giai đoạn học âm vần và tập làm quen với tính toán thì
lại nghỉ học quá lâu nên bị quên kiến thức, mất căn bản.
Nguyên nhân chủ quan: Một
số phụ huynh khoán trắng việc dạy học cho giáo viên mà thiếu sự kèm cặp thêm ở
nhà. Một số học sinh có khả năng tiếp thu chậm, lâu nhớ, mau quên.
Cũng có thể do nguyên nhân vì chạy theo thành tích nên một số em chưa đạt
cũng vẫn được cho lên lớp.
Sau một thời gian nhận lớp tôi nhận thấy có khá nhiều học sinh chưa đọc tốt
môn Tiếng Việt và môn Toán, cụ thể:
Các em chưa đọc trơn được nên không thể đọc để hiểu được bài toán.
Một số em còn đếm bằng ngón tay, dù chỉ là cộng trừ trong phạm vi 10
Một số em học trước quên sau, do chưa hiểu được ý nghĩa của việc cộng, trừ.
Từ những thực trạng và nguyên nhân trên, tôi đã suy nghĩ, tìm cách khắc
phục giúp các em học tốt hơn.
1. Xây dựng phiếu tổng hợp kiến thức
hàng tuần để đánh giá kết quả học sinh mỗi tuần.
Với chương trình lớp 2
buổi/ngày, giáo viên được chủ động sắp xếp, chọn lựa nội dung để thực hiện các
tiết tăng thêm. Vì vậy hàng tuần tôi đều xây dựng phiếu khảo sát đánh giá kết
quả học tập môn toán của học sinh trong tuần.
Dựa vào nội dung kiến
thức mà học sinh được học trong mỗi tuần, tôi xây dựng phiếu khảo sát chất
lượng học sinh phù hợp với từng đối tượng học sinh và bám sát theo
4 mức độ trong thông tư 22/2016/TT-BGDĐT. ( đính kèm đề khảo sát minh họa tuần 2 )
BÀI TẬP KHẢO SÁT CUỐI TUẦN 2
MÔN TOÁN
Bài 1. Viết ( theo mẫu
)
Chục |
Đơn vị |
Viết số |
Đọc số |
4 |
7 |
47 |
bốn mươi bảy |
2 |
5 |
|
|
|
|
|
tám mươi tư |
|
|
60 |
|
Bài 2. Viết số thích
hợp vào ô trống
Số bị trừ |
57 |
88 |
68 |
36 |
Số trừ |
5 |
54 |
50 |
32 |
Hiệu |
|
|
|
|
Bài 3. Đặt tính rồi
tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ lần lượt là:
a) 85 và 54 b)
45 và 22 c) 33 và 3 d) 43 và 23
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 4. Điền dấu
> < =
15dm ...... 8dm 4dm + 3dm ....... 8dm
4dm
...... 40cm 6dm +
2dm ........ 70cm
4dm
...... 42cm 10dm
- 4dm ....... 70cm
Bài 5. Một mảnh vài dài
36dm, bác thợ may cắt ra 15dm để may áo. Hỏi mảnh vải còn lại dài bao nhiêu đề
- xi - mét?
Bài giải
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Bài 6. Điền chữ số
thích hợp vào ô trống
- + + -
4 6 5
7
3 7 5 2 3 5
9 4 3 5 5
2
Bài 7. Điền số thích
hợp vào chỗ trống
Số lớn nhất có hai chữ số là
......................
Số lớn nhất có hai chữ số khác nhau
là ......................
Thứ sáu hàng tuần, tôi tổ
chức cho học sinh làm phiếu khảo sát, sau đó nhận xét, sửa bài cho học sinh và
phát bài để
học sinh, phụ huynh được biết kết quả học tập.
Qua việc kiểm tra phiếu
khảo sát hàng tuần tôi nắm được những mặt mạnh, mặt yếu của mỗi học sinh. Từ đó, hàng ngày tôi thường gọi những em đó
lên bảng làm bài và chỉ cụ thể cho em hiểu cách sắp xếp các số theo thứ tự từ
bé đến lớn, cách cộng những
dạng toán có nhớ, cách
tìm số hạng. Đồng thời kết hợp
với phụ huynh học sinh để cho phụ huynh hướng dẫn các em thêm ở nhà.
Qua việc khảo sát đánh
giá kết quả học tập của học sinh vào cuối mỗi tuần như vậy, tôi đánh giá được
mức độ đạt được của mỗi học sinh một cách khá chính xác cũng như theo dõi được
sự tiến bộ của học sinh.
Thống kế kết quả khảo sát
3 tuần đầu ( từ tuần 2 đến tuần 4 như sau )
Tuần |
Kết quả đạt được của học sinh ở
từng mức độ |
Ghi chú |
|||
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
||
2 |
10 |
15 |
10 |
5 |
|
3 |
8 |
14 |
11 |
7 |
|
4 |
5 |
14 |
12 |
9 |
|
Thống kê kết quả khảo sát
trong 3 tuần đầu khi triển khai thực hiện có sự thay đổi theo hướng tiến bộ của
học sinh ( tuy không nhiều ), nhưng điều đó cũng là động lực để tôi tiếp tục
thực hiện biện pháp mình đề ra.
Việc khảo sát hàng tuần
cũng giúp phụ huynh theo dõi được kết quả học tập của con mình, từ đó phối hợp
với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục học sinh học tập tốt hơn.
2. Sử dụng linh hoạt các tiết tăng
cường Toán, Tiếng Việt buổi chiều để kèm cặp những học sinh chậm tiến bộ.
Thực hiện chuyên đề của Phòng
Giáo dục đào tạo Bình Long về việc dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh,
đặc biệt là đối với chương trình lớp học 2 buổi/ngày. Qua khảo sát kết quả học
tập của học sinh hàng tuần, tôi chia học sinh trong lớp ra thành nhiều đối
tượng để có những biện pháp, hình thức dạy học phù hợp.
Đối với những học sinh
tính toán chậm, tôi không yêu cầu các em làm hết các bài tập trong vở thực hành
toán theo định hướng phát triển năng lực. Tôi chỉ yêu cầu các em làm lại những
bài toán, dạng toán cơ bản trong chương trình chính khóa buổi sáng đồng thời
thực hiện những bài tập buổi chiều ở mức chuẩn.
Để phụ huynh hiểu rõ, tôi
trao đổi với phụ huynh những em học nhận biết về khả năng học tập của con em họ
và tôi chỉ giao cho các em những bài tập cơ bản, khác với những học sinh
khác. Trong quá trình dạy học buổi
chiều, tôi cũng dành khá nhiều thời gian để kèm cặp các em chậm tiến bộ, giúp
các em biết đọc đề bài và biết thực hiện các phép tính đơn giản.
Để giúp việc dạy học trên
lớp không mất quá nhiều thời gian đối với những học sinh tiếp thu chậm, tôi
trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ huynh kèm cặp, chắc nhở thêm như học thuộc các
bảng cộng, trừ có nhớ,…. làm lại các bài tập đã làm trên lớp để nắm chắc hơn.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Những biện pháp của tôi
đưa ra đã được áp dụng tại lớp 2/2 do tôi chủ nhiệm và mang lại hiệu quả khá cao. Việc áp dụng
sáng kiến này vào trong quá trình giảng dạy cũng không quá khó khăn và đạt kết
quả tốt. Tỷ lệ học sinh cuối kì I đạt mức độ hoàn thành tốt và đạt điểm kiểm
tra 9-10 khá cao. Các em học sinh đều có khả năng tính toán khá
tốt, một số em có thể làm được những bài toán yêu cầu mức độ 4.
Những biện pháp tôi đưa
ra đã mang lại những lợi ích thiết thực, nó giúp giáo viên nắm
bắt được khả năng học tập của mỗi học sinh một cách chính xác, kịp thời để có
những điều chỉnh về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Sáng kiến này đã được áp dụng và có hiệu quả trong phạm vi
lớp học, trường học nhất định ( đặc biệt là với lớp học 2 buổi/ngày ). Khi áp dụng trên những đối tượng
học sinh khác nhau cần có những điều chỉnh phù hợp với môi trường và điều kiện
học tập.
Việc thường xuyên có những
bài kiểm tra khảo sát không chỉ giúp giáo viên nắm bắt điều chỉnh nội dung dạy
học mà còn tạo không khí thi đua học tập trong lớp của học sinh. Đồng thời giúp
phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con em mình kịp thời.
Với
những biện pháp tôi đưa ra cũng có thể áp dụng cho ở các lớp khác và các trường
khác đều đem lại kết quả cao.
6. Những thông tin cần được bảo mật
(Nếu có): không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
sáng kiến
Để
áp dụng sáng kiến này thành công đòi hỏi:
Giáo viên phải có niềm
đam mê trong công việc. Nếu không có niềm đam mê, giáo viên chỉ dạy cho đạt chỉ
tiêu nhà trường giao, khi đó sẽ không có sự đầu tư nghiên cứu sâu, không tìm
tòi được những phương pháp, cách thức dạy và đặc biệt là không truyền lửa được
cho học sinh và phụ huynh.
Giáo viên phải chủ động
trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch, không thụ động chờ đợi sự
chỉ đạo. Đặc biệt là chủ động lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy
học, chủ động lựa chọn nội dung dạy học buổi thứ hai phù hợp với tình hình của
học sinh trong lớp.
Tri thức là mênh mông,
không phải ai cũng biết hết mọi điều. Chính vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải
luôn có ý thức tự học, trao đổi để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức, có như
vậy mới có thể hướng dẫn học sinh.
Trong quá trình hướng dẫn
học sinh, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn, tìm tòi nhiều cách để giúp học sinh
tiếp cận làm quen và không gây áp lực đối với các em.
Sĩ số học sinh không quá
đông vì nếu đông quá giáo viên sẽ không thể nào quán xuyến được toàn bộ hoạt
động của học sinh.
Các cấp quản lý cũng cần
tạo điều kiện để giáo viên phát huy năng lực khả năng của mình, nên tập trung
vào việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chứ không nên đi sâu vào hình
thức.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự
kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
a.
Kết quả đáng ghi nhận là đã làm chuyển biến trong suy nghĩ của phụ huynh; phụ
huynh học sinh đã quan tâm hơn đến kết qủa học tập của học sinh và sẵn sàng hỗ
trợ giáo viên chủ nhiệm.
Kết quả thu được ở học kì I năm học
2020 – 2021
-
Đánh giá định kì cuối kì I đối với môn
Toán :
TSHS |
Điểm
9-10 |
Điểm
7-8 |
Điểm
5-6 |
Điểm
dưới 5 |
Ghi
chú |
40 |
31 |
5 |
4 |
0 |
|
b. Bài học.
Giáo viên phải có tinh
thần, trách nhiệm trong công việc, phải thực sự yêu nghề, mến trẻ. Nếu không
yêu nghề, mến trẻ, không có tinh thần trách nhiệm, giáo viên chỉ dạy cho đạt
chỉ tiêu nhà trường giao, khi đó sẽ không có sự đầu tư nghiên cứu sâu, không
tìm tòi được những phương pháp, cách thức dạy và đặc biệt là không truyền lửa
được cho học sinh và phụ huynh.
Trong một lớp học, có
nhiều đối tượng học sinh khác nhau, đòi hỏi phải có sự linh hoạt trong lựa chọn
phương pháp và hình thức tổ chức.
9. Đánh giá lợi
ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu
có)
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/