Skkn Nâng cao chất lượng dạy - học Chính tả cho học sinh lớp 3

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến Nâng cao chất lượng dạy - học Chính tả - Lớp 3

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Chính tả)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 03/09/2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến

5.1 Tính mới của sáng kiến

            5.1.1 Tình trạng của giải pháp đã biết

Qua nghiên cứu thực tiễn, tôi đã thống kê được các loại lỗi học sinh thường mắc phải các như  sau:

* Về thanh điệu:

Tiếng Việt có 6 thanh điệu (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) thì học sinh không phân biệt 2 thanh hỏi, ngã. Tuy chỉ có 2 thanh nhưng số lượng tiếng mang 2 thanh này không ít và rất phổ biến - kể cả những người có trình độ văn hoá cao.

Ví dụ: sữa chữa, chỉ dẩn, vẻ tranh, hổ trợ…

Về âm đầu:

*/ Phương ngữ Bắc Bộ:

+ ch/tr: cỏ chanh, chang vở, …

+ l/n: no nắng, mũ ca nô, …

+ s/x:  con ốc xên, cây xúng, …

*/ Phương ngữ Trung - Nam Bộ:

+ v/d/gi: con giao, giải lụa, giòng giống, dui dẻ, …

+ r/g: cá gô, cái gổ, …

+ c/k: céo co, cái cẹo, …

*/ Cả 3 vùng miền:

+ g/gh: con gẹ, gé qua, …

+ ng/ngh: ngỉ ngơi, nge nhạc, nghồi chơi, …

=> Trong các lỗi này, lỗi về ch/tr, s/x, v/d/gi là phổ biến hơn cả

* Về âm chính: Học sinh hay mắc lỗi khi viết chữ ghi các âm chính sau đây:

+ ô/ơ: hơm nay, đm lửa, …

+ a/â: mu đỏ, cu nhu, …

+ iê/i : thanh kím, hu bài, dìu sáo, …

+ ô/o: trái i, cái gói, boi xóa, mênh mong,

+ â/ă: sưu tằm, bm tím, …

+ ă/â: gập gỡ, trùng lấp, …

+ uô/u: chín mùi, đui cá, ti thân, … 

+ ươ /ư:  múi bi, ci ngựa, ốc bưu…

* Về âm cuối:

Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:

+ t/c: viếc bài, chim cúc, giặc giũ, rét buốc, co thắc, nổi bậc, nhất lên, …

+ n/ng : cái bàng, hoa lang, bàn châng, con rắng, tuông rơi, vương lên …

+ nh/n: bấp bên, lên khên,…

+ ch/t: trắng bệt, chênh chết, …

+ t/ch: trái mích, quay tích, một lích, …

+ y/i: bàn tai, xai lúa, mái bai, …

+ u/o : mào đỏ, ông cháo, …

Qua các năm học, nghiên cứu một số lỗi học sinh mắc phải, tôi rút ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc viết sai chính tả của học sinh.

Một là,  học sinh không chú ý đến việc nghe thầy cô phát âm hoặc có trường hợp giáo viên phát âm sai dẫn đến học sinh viết sai chính tả. Học sinh phát âm thế nào thì viết như vậy.

Theo các nhà ngữ âm học, người Việt từ Nghệ An trở vào không phân biệt được 2 thanh hỏi, ngã. Hay nói đúng hơn trong phương ngữ Trung và Nam không có thanh ngã. Mặt khác, số lượng tiếng mang 2 thanh này khá lớn. Do đó lỗi về dấu câu rất phổ biến.

Về âm đầu: Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x. d/gi. Mặt khác, người Miền Nam còn lẫn lộn vd. Ngoài ra, trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ ghi bằng c,k,qu…) dĩ nhiên là có những quy định riêng cho mỗi dạng, nhưng đối với học sinh tiểu học (nhất là học sinh chưa hoàn thành nội dung môn học) thì rất dễ lẫn lộn.

Về âm chính: Có 2 nguyên nhân gây ra sự lẫn lộn về âm chính trong các vần này.

Nguyên nhân thứ nhất là do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: Nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi /ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia, ya; ươ, ưa; uô, ua (tia - khuya, chiên - luyến, nửa - nương, chua - luôn); âm đệm /w/ lại được ghi bằng 2 con chữ uo (ví dụ: huệ, hoa).

Nguyên nhân thứ hai là do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ Nam Bộ đối với các âm chính trong hầu hết các vần trên.

Về âm cuối: Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối n/ng/nht/c/ch. Mà số từ mang các vần này không nhỏ. Mặt khác hai bán âm cuối /i,u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: nai/nay), u/o (trong: mau/mao) do đó lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam.

Hai là, không chú ý phân tích chữ khó. Viết bài xong, không dò lại bài.

Ba là, học sinh không hiểu nghĩa từ dẫn đến việc sai chính tả.

Bốn là, Do không nắm được quy tắc chính tả, ví dụ quy tắc viết hoa, những quy tắc dùng phụ âm đơn hoặc ghép (ng/ngh, g/gh), y/i, c/k. Khi viết, không chú ý đến quy tắc kết hợp…

Năm là, Học sinh chưa có ý thức sửa sai tích cực. Với học sinh viết sai quá nhiều lỗi chính tả ngoài việc cho các em luyện viết chính tả trong nhóm giáo viên cần yêu cầu các em có sổ riêng, ghi lại nhiều lần tiếng, từ  hay viết sai để các em nhớ mặt chữ và sẽ không viết sai những chữ đó ở lần sau.

Sáu là, không chú ý đến việc làm các bài tập chính tả, nội dung bài tập chính tả đơn điệu, không kích thích sự hứng thú tò mò khi các em tham gia.

5.1.2  Các giải pháp có tính mới

Sáng kiến: Nâng cao chất lượng dạy - học Chính tả của tôi đã được áp dụng tại trường Tiểu học An Lộc B - Bình Long - Bình Phước. Một số vấn đề tôi đặt ra nhằm mục đích giúp cho giáo viên biết cách tổ chức dạy học Chính tả, khắc phục lỗi chính tả, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh. Từ việc nghiên cứu thực  tiễn, tôi đã áp dụng các giải pháp sau:

Luyện viết đúng chính tả bằng thính giác.

Luyện đúng chính tả bằng thị giác.

Luyện viết đúng chính tả bằng cách hiểu nghĩa từ.

Luyện viết đúng chính  bằng cách ghi nhớ mẹo luật chính tả.

Luyện viết đúng chính tả bằng cách học thuộc lòng từng chữ một.

Luyện viết đúng chính tả thông qua luyện tập các bài tập chính tả.

Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy - học Chính tả nhằm nâng cao hứng thú cho học sinh khi tham gia thực hiện các bài tập chính tả âm vần.

5.2  Nội dung sáng kiến

5.2.1 Luyện viết đúng chính tả bằng thính giác

Giáo viên cố gắng phát âm “chuẩn” để học sinh phân biệt các âm, vần, dấu thanh khi viết chính tả. Luyện kĩ năng nghe - viết cho học sinh.

Muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính, âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm (âm thế nào, chữ ghi lại thế ấy).

Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong luyện đọc mà được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học của môn Tiếng Việt và các môn học khác.

Với những học sinh có vấn đề về mặt phát âm (nói ngọng, nói lắp,…), giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh viết đúng được.

5.2.2 Luyện viết đúng chính tả bằng thị giác

Yêu cầu học sinh đọc nhiều lần bài chính tả, tìm ra chữ khó hay mắc lỗi để luyện viết. Yêu cầu học sinh phân tích tiếng thường xuyên mắc lỗi thành âm đầu, vần, thanh, so sánh với những chữ dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ. Từ đó học sinh nhớ cách ghi các bộ phận của tiếng để viết đúng, sau đó giáo viên phải cho học sinh viết, phát âm lại cho đúng các chữ đó.

Ví dụ: Khi viết tiếng “buồng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “buồn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này:

- buồng = b + uông + thanh huyền

- buồn = b + uôn + thanh huyền

So sánh để thấy sự khác nhau: Chữ “buồng” có âm cuối là “ng”, chữ “buồn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.

Viết xong bài, tập cho các em có thói quen tự sửa lỗi cho mình, nghe giáo viên đọc lại một lần nữa để soát lỗi trong bài viết của mình. Kiểm tra sâu soát việc soát lỗi, xem đây là bước không kém phần quan trọng trong giờ dạy Chính tả. Nếu không khéo, học sinh sẽ thực hiện một cách hình thức, không đem lại hiệu quả thiết thực.

5.2.3 Luyện viết đúng chính tả bằng cách hiểu nghĩa từ

Biện pháp thứ ba để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giải nghĩa từ. Việc giải nghĩa từ cũng là việc làm rất cần thiết trong khi viết chính tả, khi mà học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Có nhiều cách để giải nghĩa từ cho học sinh: Giáo viên có thể cho học sinh đọc chú giải, đặt câu (nếu học sinh đặt câu đúng tức là học sinh đã hiểu nghĩa từ), tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa, miêu tả đặc điểm hoặc sử dụng vật thật, mô hình, tranh ảnh,…

Ví dụ: Phân biệt taytai

+ Giải nghĩa từ tay:  Bộ phận phía trên của cơ thể người, từ vai đến các ngón, dùng để cầm, nắm; thường được coi là biểu tượng của lao động cụ thể của con người.

Với những từ nhiều nghĩa, giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để giải nghĩa từ.

 +  Giải nghĩa từ tai:  Cơ quan của thính giác ở hai bên mặt, dùng để nghe. 

5.2.4 Luyện viết đúng chính  bằng cách ghi nhớ mẹo luật chính tả

Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ, giúp giáo viên khắc phục lỗi chính tả cho học sinh một cách rất hữu hiệu. Ngay từ lớp 1, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k,gh,ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ie;  viết yê khi đứng trước là âm đệm u và có âm cuối; khi đúng trước âm chính là nguyên âm mở (a, ă, e …) âm đệm viết là o (ví dụ: băn khoăn, tóc xoăn,…), đứng trước ơ, â, ê âm đệm viết là u (ví dụ: huơ, huệ, tuần …). Ngoài ra, giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:

*/ Phân biệt âm đầu tr/ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch, ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng, choé,… chồn, chí, chuột, chó, chuồn chuồn, châu chấu, chào mào, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi…

*/ Phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: Sả, si, sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su, sầu đâu, sa nhân, sơn trà, sặt, sậy, sấu, sến, săng lẻ, sầu riêng, so đũa… sam, sán, sáo, sâu, sên, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, săn sắt, sư tử, sơn dương, san hô…

*/ Phân biệt dấu thanh hỏi/ngã: Các từ gộp âm chỉ mang thanh hỏi không mang thanh ngã:

- trong + ấy = trỏng.

- trên + ấy = trển

- cô + ấy = cổ

- chị + ấy = chỉ

- anh + ấy = ảnh

- ông + ấy = ổng

- hôm + ấy = hổm

- bên + ấy = bển

*/ Phân biệt vần dễ lẫn lộn (vần có âm cuối n/ng, t/c):

Mẹo 1: Hầu hết các từ tượng thanh vần có âm cuối là ng: lẻng kẻng, ăng ẳng, sang sảng, thùng thùng, đùng đoàng, leng keng, reng reng, sằng sặc, eng éc, quang quác, chập cheng, …

Mẹo 2: Trong từ láy thường theo khuôn vần: an - at (man mát, san sát, chan chát, ran rát, …), ang - ac (khang khác, bàng bạc, nhang nhác, càng cạc,…), ôn - ôt (sồn sột, dôn dốt, tôn tốt, mồn một, …), vần ông - ôc (xồng xộc, công cốc, cồng cộc, …), vần un - ut (vùn vụt, ngùn ngụt, vun vút, …), vần ung - uc (sùng sục, khùng khục, trùng trục…)

*/ Phân biệt dấu thanh theo luật bổng - trầm:

Đa số các láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, ngã, nặng thì yếu tố sau sẽ mang thanh ngã (luật trầm), nếu yếu tố trước mang thanh ngang, sắc hỏi thì yếu tố đứng sau mang thanh hỏi hoặc ngược lại (luật bổng).

Ví dụ: Luật bổng  

Ngang + hỏi: vui vẻ, trẻ trung, nho nhỏ, trong trẻo, …

           Luật trầm:

Huyền + ngã: nền nã, sẵn sàng, hững hờ, lừng lững, bẽ bàng …

Trong các từ láy điệp âm đầu, thanh (hay dấu) của 2 yếu tố ở cùng một hệ bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc 2 câu thơ:

Em Huyền mang nặng, ngã đau

Anh Ngang sắc thuốc, hỏi đau chỗ nào

Nghĩa là đa số các từ láy âm đầu, nếu yếu tố đứng trước mang thanh huyền, nặng, ngã thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh ngã, nếu yếu tố đứng trước mang thanh ngang, sắc, hỏi thì yếu tố đứng sau sẽ mang thanh hỏi (hoặc ngược lại).

Ví dụ:  Bổng

Ngang + hỏi: đo đỏ, nhỏ nhoi, văng vẳng, vui vẻ…

Sắc + hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ…

Hỏi + hỏi: thủ thỉ, thỏ thẻ, bủn rủn, thủ thỉ, rủ rỉ…

Trầm:

Huyền + ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã

Nặng + ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,…

Ngã + ngã: dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo…

*/ Phân biệt các vần dễ lẫn lộn:

Một số từ có vần ênh chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc: Gập ghềnh, khấp khểnh, chông chênh, lênh đênh, bập bềnh, chếnh choáng, chệnh choạng, lênh khênh, bấp bênh, công kênh…

Hầu hết các từ tượng thanh có tận cùng là ng hoặc nh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, đoàng đoàng, sang sảng, rổn rảng, ùng oàng, quang quác, ăng ẳng, ằng ặc, oăng oẳng, răng rắc, sằng sặc, eng éc, beng beng, chập cheng, leng keng, reng reng, lẻng xẻng, ùng ùng, đùng đùng, thùng thùng, bình bịch, thình thịch, thình thình, rập rình, xập xình, huỳnh huỵch…

Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân; vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ ngoằn ngoèo, khoèo chân…

Lưu ý khi dùng mẹo luật mang tính khả thi chỉ khi mẹo đáp ứng được cả hai điều kiện: mẹo phải đơn giản, dễ nhớ, phù hợp với trình độ học sinh và mẹo cũng không thể quá nhiều, nếu không thì tra từ điển còn hơn là nhớ mẹo luật.

5.2.5.  Luyện viết đúng chính tả bằng cách học thuộc lòng từng chữ một

Học viết đúng chính tả bằng mẹo luật cũng có những khó khăn nhất định. Mẹo luật dù có hiệu quả chăng nữa thì cũng không đến mức giải quyết tất cả vấn đề chính tả.Vì thế phải xem xét đến học thuộc lòng từng chữ một. Tuy trong Tiếng Việt có rất nhiều âm tiết nhưng tùy từng vùng miền mà học sinh có vấn đề về chính tả với một số loại âm tiết khác nhau.Nắm được nội dung quan trọng này, nếu chúng ta biết lựa chọn “sai gì học nấy” theo từng cấp độ thì vấn đề sẽ không đến nỗi quá phức tạp.

Trong quá trình chấm bài, giáo viên phát hiện lỗi sai của học sinh, giáo viên yêu cầu các em sửa sai rồi viết lại nhiều lần cho đúng. Như vậy các em sẽ nhớ lâu hơn và cũng khắc phục được phần nào lỗi chính tả.

5.2.6. Luyện viết đúng chính tả thông qua luyện tập các bài tập chính tả

Giáo viên có thể đưa ra các dạng bài tập chính tả khác nhau để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Các bài tập đưa ra cần đa dạng, phong phú. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em ghi nhớ. Sau đây là những gợi ý nhằm thiết kế các dạng bài tập nhằm giảm bớt lỗi cho học sinh.

a/ Dạng bài tập điền khuyết

Bài 1: Điền l hay n vào chỗ trống trong các từ sau:

           - đường …àng, …àng tiên

           - …ũng nịu, thung …ũng

           - cuộn …en, cái …ón

Bài 2: Điền vào chỗ trống vần ai/ay trong truyện cười dưới đây:

Bút làm gì có tai

Vì không cẩn thận, Lê đã đánh rơi bút lúc nào mà không h… biết. Lê rất buồn.

Lan góp ý:

Bạn h… nhờ loa phát thanh của nhà trường tìm giúp đi. Biết đâu m… mắn tìm l … được.

Lê không tin, cứ ngồi bần thần một lúc, bỗng bật nói:

Không được đâu, cái bút làm gì có t …  .Làm sao nó nghe được mà về cơ chứ?

Bài 3:  Điền vào chỗ trống

           - ươn/ương: bay l…., b... chải, bốn ph… , chán ch…

           - iêt/ iêc: đi biền b…, thấy tiêng t…, xanh biêng b…

a/  Bài tập chọn lựa

Bài 1: Điền vào chỗ trống những từ trong ngoặc đơn sao cho phù hợp:

Người về nhớ Bác đường … (xuôi/suôi)

Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

Nhớ ông cụ mắt … (xáng/sáng) ngời

Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường

Nhớ Người những sáng tinh … (xương/sương)

Ung dung yên ngựa trên đường … (suối/xuối) reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi rừng núi trông theo bóng Người.

(Tố Hữu)

b/ Bài tập phát hiện:

Bài 1: Gạch chân chữ viết sai chính tả

a. hướng dẩn                                                              b. vui vẽ

c. giải lụa                                                                     d. thung lũng

e. oan uổng                                                                  f. lĩnh kĩnh

Bài 2: Những chữ nào  trong bài viết sai chính tả, em hãy chữa lại cho đúng.

Buồn trông cửa bể chiều hơm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

(Nguyễn Du)

Hạt gạo làng ta

Có vị phù sa

Của sông Kinh Thầy

Có hương sen thôm

Trong hồ nước đầy

Có lời mẹ hát

Ngọt bùi hôm nay

(Trần Đăng Khoa)

c/ Bài tập giải câu đố

Bài 1: Em chọn tr hay ch để điền vào chỗ trống rồi giải câu đố sau:

Mặ ... òn, mặt lại đỏ gay

Ai nhìn cũng phải nhíu mày vì sao

Suốt ngày lơ lửng … ên cao

Đêm về đi ngủ, … ui vào nơi đâu?

                                    (Là gì?)

Bài 2: Em chọn dấu hỏi hay dấu ngã để đặt trên những chữ in đậm rồi giải câu đố sau:

Cánh gì cánh chăng biết bay

Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi

Bát cơm trắng deo, đia xôi thơm bùi.

                                    (Là gì?)

Bài 3: Giải câu đố

Mặt tròn như một chiếc nong

Lưu lưng bụng nước, mát trong suốt đời

Chẳng bao giờ nói một lời

Sẵn sàng giúp đỡ mọi người cần em.

(Là cái gì?)

Không có chân

Không có tay

Mà hay mở cửa. (Là gì?)

d/ Bài tập phân biệt

Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau:

           nóng - lóng

           chúc - chút

           bụt - bục

           vẻ - vẽ

e/ Bài tập tìm từ

Học sinh tìm từ ngữ chứa âm, vần dễ lẫn qua gợi ý nghĩa của từ, qua gợi ý từ đồng âm, từ trái nghĩa….

Bài 1:Viết đúng

- Viết 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch.

- Viết 3 từ chứa tiếng bắt đầu bằng tr.

Bài 2: Tìm các từ chỉ hoạt động

           - Chứa tiếng bắt đầu bằng r:

           - Chứa tiếng bắt đầu bằng d:

           - Chứa tiếng bắt đầu bằng gi:

Bài 3: Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng ươt hoặc ươc có nghĩa như sau:

           - Dụng cụ để đo, vẽ, kẻ: …

           - Thi không đỗ:…

           - Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh:…

Bài 4:  Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có ý nghĩa như sau:

Trái nghĩa với từ thật thà:…

            - Đoạn đường nhỏ hẹp trong thành phố:…

            - Cây trồng để làm đẹp:…

            - Khung gỗ để dệt vải:…

a/ Bài tập vui đặt câu: Hãy dùng từ bắt đầu bằng r/g để đặt câu.

b/ Bài tập trắc nghiệm

...

Link Google Drive tải file word đầy đủ hình ảnh, miễn phí

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC