Skkn Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học đạt hiệu quả ở khối 3

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học đạt hiệu quả ở khối 3”.

2.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( môn Tiếng Anh)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:  9.2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Như chúng ta ai cũng biết rằng hiện nay Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thế giới. Dù bất kì lĩnh vực nào về kinh tế, du lịch, thương mại, ngoại giao… đều cần sử dụng Tiếng Anh làm phương tiện giao tiếp. Chính vì lẽ đó mà việc học Tiếng Anh là rất quan trọng. Để phát triển khả năng học Ngoại Ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng thì mỗi học sinh cần được định hướng một phương pháp học phù hợp và hiệu quả cho bản thân.Vì vậy khi chọn đề tài này, tôi muốn định hướng cho học sinh hiểu được rằng để phát triển tất cả kỹ năng học Tiếng Anh cần phải học và có vốn từ nhất định.

Đối với học sinh tiểu học các em còn rất bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môn học mới nên việc học từ vựng là rất quan trọng. Bản thân tôi là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh tại trường Tiểu học An Lộc A, tôi rất hiểu và thông cảm những khó khăn của các em trong việc học và sử dụng vốn từ vựng. Chính vì vậy mà việc giúp các em học sinh nắm vững các từ vựng là điều rất quan trọng. Để quá trình dạy và học từ vựng có hiệu quả, tránh sự nhàm chán. Mỗi người giáo viên phải luôn linh hoạt, thay đổi nhiều cách giới thiệu và giải nghĩa từ. Quan trọng là giúp các em nhớ các từ ngay tại lớp.

            Xuất phát từ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc dạy từ vựng Tiếng Anh trong trường tiểu học và từ thực tế tại đơn vị, tôi quyết định chọn đề tài: "Phương pháp dạy từ vựng Tiếng Anh tiểu học đạt hiệu quả ở khối 3"  Để giúp học sinh tiếp thu tốt những kiến thức cơ bản của chương trình Tiếng Anh tiểu học, và đồng thời cũng hướng tới phương pháp học tập như hiện nay là học sinh tích cực, chủ động trong học tập.

5.2.Nội dung sáng kiến:

Tiếng Anh là một môn học mới và rất khó đối với học sinh Tiểu học. Qua thực tế, dạy bộ môn Tiếng Anh ở trường, tôi nhận thấy một thực trạng chung là hầu hết học sinh chưa nhận thấy tầm quan trọng khi học môn Tiếng Anh, vẫn còn lơ là xem nhẹ bộ môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học nên trong quá trình học, các em vẫn chưa tập trung cao độ để bài học có kết quả cao. Bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không khắc sâu được từ vựng vào trong trí nhớ, không tập đọc, tập viết thường xuyên, không thuộc nghĩa hai chiều và đặc biệt các em không học bài cũ trước khi lên lớp, đến khi giáo viên yêu cầu kiểm tra bài cũ các em đều tỏ ra lo lắng và căng thẳng.

Hơn nữa đối với học sinh điều kiện tiếp xúc và gần gũi thực tế xung quanh còn hạn chế. Ở lứa tuổi này, vẫn còn một số học sinh phát âm Tiếng Việt chưa được chuẩn. Phần lớn các em học sinh chưa chú tâm và đầu tư cho môn Tiếng Anh , chuẩn bị bài một cách sơ sài.Trong các giờ học, đa số các em thường thụ động, thiếu sự linh hoạt do vậy cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em tự học ở nhà. Bởi vì là môn Tiếng Anh, không phải phụ huynh nào cũng biết. Đây cũng là vấn đề hết sức khó khăn trong quản lý việc học ở nhà của học sinh. Vì vậy, tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:

5.2.1 Tổ chức các trò chơi với mục đích học từ vừng (Games).

Qua quá trình dạy học tôi nhận thấy được rằng ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em hiếu động, thích chơi hơn là các hoạt động học. Và áp dụng phương pháp học tập mới theo mô hình VNEN, tôi đã lồng ghép vào mỗi tiết dạy của mình những hình thức dạy học và kiểm tra học sinh thông qua một số trò chơi. Dưới đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng để giúp các em học sinh nhớ các từ vựng đã học.

üTrò chơi hang man:

Để tạo cho các em cảm giác chơi mà học, học mà chơi tôi thường cho các chơi trò chơi “Hang man”. Tôi sẽ đưa ra 1 từ lên bảng, và cho trước 1 chữ cái của từ bất kỳ sau đó các em lần lượt đoán các chữ cái còn lại, mỗi từ đoán sai sẽ tương ứng với 1 gạch, nếu đoán sai sẽ bị treo cổ như hình.

a

üTrò chơi tìm từ và viết từ:

Trong mỗi bài học mới, để học sinh hiểu được nội dung bài học các em phải học từ mới. Với tâm lý rụt rè, e ngại trước cái chưa biết, để khuyến khích học sinh tôi thường cho học sinh chơi trò chơi tìm ra và viết từ mới nhanh nhất. Tôi chuẩn bị cho các em các mẫu bảng nhỏ có nam châm. Với thời gian nhất định nào đó (phụ thuộc vào nội dung bài học và vốn từ mới trong bài) tôi sẽ cho các em học sinh xem lướt qua bài và tìm ra các từ mới nhanh nhất và sau đó viết các từ mới lên bảng nhỏ nhanh nhất. Có những lời khen cho các nhóm hoặc các nhân nào chiến thắng.  Kết quả đạt được tôi gắn lên bảng lớn và giải nghĩa từ cho các em.

Qua trò chơi này tuy khá đơn giản nhưng tạo cho học sinh một hứng thú và giảm nhẹ tâm lí trước những từ mới chưa biết và đồng thời tạo cho các em động lực muốn là nhóm chiến thắng các em phải tìm hiểu bài ở nhà trước khi tới lớp.

Trò chơi ghép từ: tôi chuẩn bị các chữ cái Tiếng Anh mặt sau có dính nam châm, kết thúc mỗi bài học có từ mới tôi thường cho cá nhân hoặc chia nhóm để các em lên ghép lại thành từ mà các em đã học. Sau đó đọc lớn trước lớp tôi nhận thấy các em rất hứng thú với trò chơi này .

üTrò chơi diễn tả hành động:

Sau khi đã được học và hiểu các từ mới trong bài học. Tôi sẽ cho học sinh ôn lại và kiểm tra bằng cách tổ chức trò chơi này.

Chia nhóm sau đó cho các em thảo luận, rồi lên diễn đạt bằng hành động để các nhóm khác đoán được từ mà các bạn nhóm khác đã diễn tả

Ví dụ:

Với đơn vị bài học 5, đơn vị bài học 12 (Unit 5, Unit 12) – trong giáo trình tiếng anh 4. Với các từ vựng về các khả năng( cook, swim, skip, skate, sing, dance….) và nghề nghiệp(teacher, worker…….) các em sẽ được chơi trò chơi diễn tả hành động về khả năng và nghề nghiệp nào đó để các bạn khác đoán được từ về khả năng và nghề nghiệp.

üTrò hành động theo cử chỉ:

Tôi dùng tay chỉ lên các bộ phận trên cơ thể như là (head: đầu, ear: tai, eye: mắt, nose: mũi, mouth: miệng…..) khi các em đã nghe qua vài lần tôi sẽ hô to từ đó lên và các em phải chỉ đúng vào bộ phận đó, sai thì sẽ bị phạt.Trò chơi này để giúp cho các em chỉ được các bộ phận trên cơ thể bằng cách làm theo cử chỉ của tôi.

üTrò chơi ghép tranh:

Cho một số bức tranh và thẻ có ghi từ vựng Tiếng Anh phát cho các nhóm. Cho khoản thời gian nhất định xem nhóm nào tìm và ghép được nhiều tranh đúng và nhanh nhất.

üTrò chơi nói từ nhanh (pass the word):

Chia lớp thành 2 nhóm. Cho thời gian nhất định, lần lượt các nhóm thi nhau nói to các từ vựng một cách nhanh nhất.

ØNgoài các trò chơi mà tôi cho học sinh chơi trong mỗi tiết học tôi còn nêu ra những cách dạy từ trên lớp và một số hướng dẫn cho học sinh học từ vựng ở nhà.

5.2.2 Dạy từ qua đồ vật thật (Real Ojects).

Vì mỗi chủ điểm trong sách gần gũi với đời sống xung quanh và phù hợp với trình độ và lứa tuổi học sinh tiểu học cho nên việc sử dụng một số đồ vật thật xung quanh để dạy từ vựng cho học sinh cũng là một trong những phương pháp lợi thế và có hiệu quả. Phương pháp này giúp học sinh hình dung nhanh đến ngữ nghĩa của từ. Và dễ dàng khuyến khích các em thực hành ôn tại nhà với những đồ vật quen thuộc.

Ví dụ trong đơn vị bài học 8 (Unit 8) trong giáo trình Tiếng Anh 3. Trong quá trình dạy bài này, chúng ta có thể sử dụng đồ dùng học tập của các em dùng hằng ngày để hướng dẫn các em cách nói, gọi tên chúng bằng Tiếng Anh.Thêm vào đó, tôi còn cho các em tự viết tên các đồ dùng học tập vào mẫu giấy nhỏ rồi sau đó dán lên các đồ vật. Qua đó hằng ngày các em sử dụng các đồ dùng học tập cũng là lúc các em nhớ lại các từ đã được dán lên đó. Phương pháp này rất hiệu quả, nếu với những cách học viết từ lên bảng, sau đó cho học sinh đọc, chỉ đọc vài lần là học sinh cảm thấy chán, không muốn đọc nhưng với phương pháp này, kết hợp với chơi trò chơi, vô hình ta đã có thể giúp học sinh đọc từ rất nhiều lần và học thuộc từ ngay từ trên lớp.

5.2.3 Dạy từ bằng cách sử dụng các thẻ từ.

Mặc dù phương pháp này tôi cũng mới áp dụng trong quá trình dạy học nhưng tôi thấy rất hiệu quả. Vừa phù hợp với phương pháp dạy và học theo mô hình VNEN. Ở mỗi mặt trước của tấm thẻ từ có một từ Tiếng Anh, còn mặc kia sẽ là nghĩa Tiếng Việt (hoặc hình ảnh minh họa). Trước hết khuyến khích các em biết đọc hoặc biết nghĩa…sau đó phát mỗi nhóm học sinh mỗi thẻ, lúc này lần lược các thành viên trong nhóm sẽ đọc và nói nghĩa của từ trong thẻ. Sau đó chuyển sang cho nhóm tiếp theo. Với phương pháp này học sinh trong mỗi nhóm có thể giúp đỡ nhau đọc và hiểu nghĩa của từ.

images

5.2.4 Dạy từ qua bài hát.

Để giúp học sinh có thể ôn lại những từ và cấu trúc câu đã được học trong bài, giáo viên phải linh hoặt trong việc tìm kiếm hoặc tự phổ nhạc cho những bài hát tự viết, theo nhịp điệu của những bài hát quen thuộc với các em. Ví dụ với giai điệu bài hát quen thuộc “Kìa con bướm vàng” giáo viên có thể cải biên lời tùy theo chủ đề của bài học.

Như khi dạy về chủ đề Friends chúng ta có thể có bài hát như sau:

This is Linda

This is Linda

She’s my friend (2)

Come and sing a song now (2)

La, la, la

Khi dạy về chủ đề thời tiết chúng ta lại có thể cải biên lời như sau:

Windy, rainy,

Cloudy, sunny.

Wind and rain,

Cloud and sun.

Wind strong, rain heavy

Cloud thick, sun burning.

Wind and rain,

Cloud and sun.

Với phương pháp này vừa có thể giúp các em hát trong hoạt động chơi trò chơi và có thể giúp các em ôn lại bài ở bất kì đâu. Ngoài những phương pháp cụ thể đã được áp dụng trong quá trình dạy của tôi đã nêu ở trên thì có thể trong quá trình dạy tôi còn những cách kết hợp linh hoặt để phù hợp với từng nội dung bài học.

5.2.5 Một số cách hướng dẫn cho học sinh học từ vựng ở nhà:

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học từ vựng ở nhà như sau:

Cách 1: Học thuộc từ mới bằng cách viết các từ mới vào vở nhiều lần rồi đọc lớn từ đó lên.

Cách 2: Ghi các từ mới lên các miếng giấy stick nhiều màu sắc dán lên góc học tập để khi nhìn thấy nhiều lần các em sẽ quen và thuộc các từ mới đó.

Cách 3: Viết 1 cột các từ mới Tiếng Anh lên bảng rồi lần lượt viết nghĩa của từ đó lên bảng sau đó xóa cột Tiếng Anh đi và ghi lại. Làm nhiều lần cách này giúp các em nhớ từ vựng lâu hơn

Ngoài ra các em có thể:

- Xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh trên tivi để luyện kỹ năng nghe

- Nói chuyện bằng Tiếng Anh với các bạn hàng ngày để luyện kỹ năng nói

- Viết thư cho các bạn bè nước ngoài bằng Tiếng Anh để luyện kỹ năng viết

- Đọc nhiều truyện tranh bằng Tiếng Anh để luyện kỹ năng đọc

- Học thuộc các bài hát Tiếng Anh.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Phương pháp này có thể áp dụng cho toàn thể học sinh khối 3, 4, 5 trong địa bàn thị xã Bình Long.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: không

8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến:

a. Kết quả cụ thể trước và sau khi áp dụng sáng kiến đối với khối lớp 3:

 

 

 

Trước khi áp dụng sáng kiến

( Đầu năm học 2020-2021)

Sau khi áp dụng sáng kiến

CK 1 năm học: 2020-2021)

Tỉ lệ

%

Tỉ lệ

%

Học sinh hiểu nhanh từ vựng

72/223

32,3

115/223

52

  Học sinh thuộc từ vựng lâu

60/223

27

         102/223

46

 

+ Điểm kiểm tra định kỳ cuối HKI môn Tiếng Anh khối 3 - Năm học 2020-2021

 

TSHS

Điểm dưới 5

Điểm 5-6

Điểm 7-8

Điểm 9-10

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

223

7

3,1

19

8,6

44

19,7

153

68,6

 

 

 

            +  Mức độ hoàn thành môn Tiếng Anh cuối HKI - Năm học 2020-2021

Môn

 

TS

HS

Hoàn thành tốt

Hoàn thành

Chưa hoàn thành

 

TS

%

TS

%

TS

%

Tiếng Anh khối 3

223

153

68,6

63

28,3

7

3,1

 

 

b. Bài học kinh nghiệm:

Từ thực tế giảng dạy, kết quả đạt được qua việc áp dụng phương pháp nói trên, bản thân tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau:

- Để học sinh ghi nhớ lâu những kiến thức đã học trước hết phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải biết phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh.

- Muốn thực hiện những nội dung trên có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải không ngừng nâng cao kiến thức, tạo cho mình trình độ chuyên môn vững vàng, thường xuyên học hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp. Tóm lại, ở tất cả các trường hợp học sinh nhớ bài, việc quan tâm của giáo viên đến từng học sinh và phương pháp giảng dạy sát đối tượng, kịp thời khích lệ động viên, đáp ứng đúng những điều các em còn thiếu về kiến thức, kỹ năng nhận chữ nhanh… sẽ giúp các em dần theo kịp yêu cầu về chất lượng đọc ở cấp tiểu học…

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC