1.
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Phương pháp nâng cao
kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học”.
2.
Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
3.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục
4.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Từ ngày 5 tháng 9 năm 2020.
5.
Mô tả bản chất của sáng kiến:
5.1 Tính mới của sáng kiến.
Như chúng ta đã biết ngày nay tiếng Anh là ngôn ngữ
được nhiều quốc gia sử dụng nhất, và đã trở thành một trong những phương
tiện giao tiếp quan trọng nhất trên toàn thế giới. Chính vì sự cần thiết,
hữu dụng của ngôn ngữ này mà vấn đề nâng cao chất lượng dạy và học môn
tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng hơn. Bằng cách nào để học sinh
có thể học tiếng Anh một cách chủ động, và sử dụng nó một cách
thành thạo đang là vấn đề mà nền giáo dục Việt Nam quan tâm.
Đầu tiên phải công nhận rằng, đa phần các thế hệ học sinh ở nước ta
tiếp thu môn ngoại ngữ này rất tốt ở những kỹ năng: nghe, đọc, viết, bằng chứng
là các em có thể làm tốt các dạng bài tập trong môn tiếng Anh như là bài tập về
kỹ năng đọc, kỹ năng nghe, kỹ năng viết nhưng khi muốn các em “nói” hay
còn gọi là “giao tiếp” thì đa phần các em còn chưa làm được, không phải
các em chưa giỏi, hay là chưa học đủ kiến thức mà đơn giản là các em chưa quan
tâm đúng mức kỹ năng nói trong môn học này cộng thêm tâm lý rụt rè, sợ sai,
chưa tự tin. Mà muốn sử dụng thành thạo một
ngôn ngữ thì người học phải rèn luyện cả bốn kỹ năng cơ bản là: nghe,
nói, đọc, viết.
Vì vậy tôi đã lập kế
hoạch và áp dụng sáng kiến “Phương pháp nâng cao kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh Tiểu học” giúp các em luyện nói và tích
lũy vốn từ vựng trợ giúp cho quá trình học tiếng Anh của mình trở
nên dễ dàng hơn. Một điều quan trọng hơn để tôi quyết định nghiên cứu đề tài
này là, việc luyện kỹ năng nói cũng có ảnh hưởng tích cực đến quá trình
hình thành và phát triển tính cách của học sinh, nó giúp học sinh tự tin
hơn là điều đầu tiên và rõ nhất mà ta có thể thấy.
5.2 Nội dung sáng kiến.
5.2.1 Nguyên nhân
Qua 5 năm giảng
dạy môn tiếng Anh ở trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc - xã Thanh Lương - thị Xã BìnhLong - tỉnh Bình Phước, cũng như quá trình tìm
tòi học hỏi kinh nghiệm trên các phương tiện báo đài, cũng như các đồng nghiệp
của mình tôi nhận
thấy một số điểm khó khăn khi luyện kỹ năng nói trong môn tiếng Anh như sau:
Đa phần các thế
hệ giáo viên về trước thường giảng dạy theo phương thức: đọc, dịch và chép, đặc
biệt rất chú trọng vào ngữ pháp, dẫn đến tình trạng học sinh làm bài kiểm tra rất
“đỉnh”, nhưng yêu cầu học sinh nói thì chỉ số ít “dám nói” chứ
chưa nói đến “nói hay, nói chuẩn”.
Đa số học sinh chưa
nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trong thời kì
hội nhập. Các em còn suy nghĩ đây chỉ là môn học tự
chọn nên còn chưa học tập nghiêm túc đúng mực so với tầm quan trọng của môn học
này.
Nhiều học sinh chưa
quan tâm đúng mức đến kỹ năng nói do suy nghĩ học tiếng Anh chỉ cần viết được, làm được bài tập là đủ.
Khối lượng từ
vựng tích lũy của học sinh còn ít, kiến thức nền tảng và sự hiểu
biết còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhiều đến khả năng phán đoán và phản ứng của học sinh khi đối thoại với thầy/cô hay bạn bè.
Học sinh thường rụt rè và sợ
các giờ luyện nói do không tự tin, do sợ đọc
sai và ít các hoạt động
giao tiếp như các môn khác.
Do đây không phải tiếng mẹ đẻ, nên học sinh thường
phát âm tiếng Anh theo xu hướng Việt hóa, một số em còn chưa sửa được giọng địa
phương khi phát âm, thêm nữa là các em học sinh ở những lớp nhỏ giọng còn ngọng
nên việc phát âm đúng là điều khó khăn.
Không phải em học sinh nào cũng có đủ điều kiện vật chất
tinh thần để phục vụ nhu cầu học tiếng Anh. Nhất là các em sinh sống ở miền
núi, miền quê điều kiện kinh tế khó khăn.
5.2.2. Thực trạng tại trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc
v Về phía học sinh
Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc là trường ở vùng nông
thôn, nên các em học sinh ít có cơ hội được tiếp xúc với tiếng Anh, và môn học
này cũng là môn học mới triển khai vừa tròn 5 năm.
Hầu hết các em chưa thể tự chuẩn bị trước bài ở nhà vì
đặc thù của môn học là ngôn ngữ mới không phải tiếng Việt, và không phải phụ
huynh nào cũng có thể tự kèm cho con em ở nhà được.
Các em rất ngại nói, hay nói đúng hơn là sợ nói, vì ngại
vì xấu hổ nên vì vậy mà giờ luyện nói có rất ít học sinh tham gia năng nổ.
v Về phía giáo viên
Bản thân tôi luôn được các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp,
phụ huynh quan tâm hỗ trợ trong công tác giảng dạy. Tuy nhiên do đa phần giáo
viên dạy Tiểu học hiện nay đều được đào tạo từ trình độ Cao đẳng hoặc Đại học,
nên vẫn còn một số khó khăn khi tiếp cận đối tượng học sinh cấp tiểu học.
Môn tiếng Anh còn ít thời lượng giảng dạy, đồ dùng thiết
bị dạy học còn hạn chế nên dẫn đến chất lượng môn học chưa cao.
5.2.3.
Biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
Từ những khó khăn thực tế nêu trên trong quá trình giảng dạy, tôi đã tìm ra những giải pháp khác nhau nhằm khắc phục tình
trạng này, các biện pháp được dùng để minh họa có nội dung liên quan đến bài học sẽ giúp học sinh nhớ lại phần kiến thức đã được học, các em sẽ tiếp thu kiến thức
một cách chủ động, nhẹ nhàng và sẽ nhớ
rất lâu.
Những
biện pháp này tôi triển khai trước với 2 lớp: 1.1 và 5.2 ở trường Tiểu học
Nguyễn Bá Ngọc. Đây là 2 lớp đa số các em ngoan, năng động có ý thức học tập
tốt. Dưới đây là bảng phân loại học sinh trước khi tiến hành áp dụng các biện
pháp:
Tổng
số HS |
HS phát
âm chính xác |
Tỉ lệ
% |
HS
biết sử dụngngữ điệu |
Tỉ lệ
% |
HS
phát âm chưa chính xác |
Tỉ lệ
% |
|
5.2 |
23 |
14 |
60,8 |
9 |
39 |
9 |
39 |
1.1 |
37 |
24 |
65 |
18 |
48,6 |
13 |
35 |
Biện pháp 1:
Sử dụng những bài hát tiếng Anh có nội dung ngắn gọn, dễ nhớ dễ thuộc.
Đối tượng tôi áp dụng chính của biện pháp này là học sinh khối lớp 1, vì chương trình tiếng Anh lớp 1 là chương trình mới nên
các em còn bỡ
ngỡ nên tôi chọn những bài hát cho các em dễ tiếp thu. Tôi soạn ra những bài
hát ngắn có giọng điệu vui tươi, rộn ràng, giai điệu quen thuộc, dễ nghe và hát
theo để dạy cho các em, đặc biệt là nội dung có liên quan đến bài học.
Ví dụ 1: Khi dạy bài Unit 4: My body có các
từ vựng như: head, leg, arm tôi sẽ cho các em nghe và hát theo bài: Head,
shouders, knees and toes. So với việc nghe và nói theo đĩa CD kèm theo của
sách, việc lồng ghép nhạc vào sẽ làm các em hứng thú hơn nhiều từ đó nói tốt
hơn, song song đó khả năng nghe cũng cải thiện hơn. Tôi thường dùng biện pháp
này ở đầu tiết học vừa khuấy động học sinh mà vừa dẫn dắt vào bài một cách nhẹ
nhàng không khô khan.
Thêm vào đó tôi cũng lồng ghép để
mở rộng thêm vốn từ theo chủ điểm Body (cơ thể) cho học sinh: shoulders
(vai), knees (đầu gối), toes (ngón chân), eyes (mắt), ears (tai), nose
(mũi)……………
Ví dụ 2: Khi dạy bài bảng chữ cái (The alphabet) cho học sinh, tôi sẽ cho
các em nghe bài ABC song, một bài hát rất quen thuộc nên là các em rất dễ dàng
nói được các chữ cái trong tiếng Anh một cách dễ dàng, so với việc dạy “chay”
cô nói trước – trò nói sau, các em phải tập đọc, tập nhớ rất máy móc thuần thục
sau đó mới “nói” được các chữ cái trên thì học qua bài hát rất hiệu quả.
(Hình ảnh bài hát ABC song- nguồn Youtube)
Biện pháp 2: Sử dụng truyện tranh song ngữ
cho các em học sinh luyện nói.
Đối tượng được áp dụng thử nghiệm ban đầu là
học sinh khối lớp 5. Vì chương trình tiếng Anh lớp 5 có rất nhiều từ
vựng, nên các em cần biết càng nhiều thì nó càng giúp các em học
tốt hơn. Tôi lựa chọn một vài quyển truyện tranh giao
cho các nhóm, đó chủ yếu cũng là truyện dân gian
Việt Nam nên các em cũng có thêm kiến thức về nền văn học dân gian
của nước nhà. Trong khi phân nhóm tôi cũng đặt tên cho các nhóm tương
ứng với tên của các loại động vật đáng yêu, điều này giúp các em ghi
nhớ được vốn từ về chủ đề động vật. Biện pháp này tương đối phức tạp và cần rất nhiều
thời gian nên tôi chia ra từng bước nhỏ như sau:
Bước 1: Chia lớp làm 4 nhóm
nhỏ (Mỗi nhóm 5-6 em) và đặt tên cho các nhóm theo tên các loại động vật dễ thương:
+ Nhóm 1: Little Bear ( Gấu nhỏ)
+ Nhóm 2: Little
Rabbit ( Thỏ con)
+ Nhóm 3: Little
Turtle ( Rùa Con)
+ Nhóm 4: Little
Monkey ( Khỉ Con)
Bước 2: Giao cho mỗi nhóm 1 quyển truyện
tranh và yêu cầu nhóm về cùng nhau đọc và hiểu sơ lược được các câu
trong quyển truyện. Tôi lựa chọn 4 quyển cho 4 nhóm:
Nhóm
1: Dê trắng và dê đen
Nhóm
2: Thỏ và rùa
Nhóm
3: Chú bé chăn cừu
Nhóm
4: Cóc kiện trời
(Hình ảnh trang bìa quyển truyện tranh song ngữ Chú bé chăn cừu – nguồn trang web tiki.vn)
Bước 3: Tổ chức các buổi học
nhóm ở trên lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hướng dẫn học sinh đọc
những câu khó, từ khó, cách luyến láy cho học sinh tự tin hơn khi kể truyện (nói
trước lớp).
Bước 4: Tổ chức cho mỗi nhóm kể
lại bằng tiếng Anh những câu truyện giáo viên đã giao cho nhóm theo
hình thức song ngữ ANH -VIỆT (một học sinh nói tiếng Anh - một học sinh
nói tiếng Việt, và ngược lại đổi vai cho nhau). Với những học sinh yếu cho
phép các em cầm sách và kể được các câu tiếng Anh ngắn, phát âm đúng
các từ trong các câu đó là được.
Cũng như việc
dùng các bài hát để rèn kỹ năng nói, thì đọc truyện tranh song ngữ còn giúp học
sinh rèn được kỹ năng đọc là điều đầu tiên bởi vì phải đọc được đã thì mới nói
– kể truyện được. Như mục tiêu ban đầu rèn kỹ năng nói để giúp các em tự tin
hơn nên tôi mạnh dạn nghĩ ra phương pháp này để các em thêm tự tin và tập thói
quen đứng trước đám đông có thể nói được tiếng Anh.
Biện pháp 3: Tập cho học sinh phản xạ nhanh bằng tiếng Anh bằng những
mẫu câu có sẵn.
Vì học sinh của
tôi ở vùng nông thôn nên các em chưa có nhiều vốn từ vựng, nếu có thì rất hạn
chế dù vậy tôi vẫn tăng cường nói tiếng Anh trên lớp, thường là các câu mệnh lệnh
đơn giản, hoặc những câu hỏi theo bài học kết hợp với động tác, điệu bộ.
Ví dụ 1: Khi vào lớp sẽ là những đoạn
hội thoại nhỏ, có thể đối với học sinh khá giỏi hay ở thành thị, những mẫu câu
này thật quá quen thuộc và nhàm chán, nhưng chính những mẫu câu này đã giúp cho
học sinh của tôi nói tiếng Anh ngày một tự nhiên và nhiều hơn.Từ ban đầu bỡ ngỡ,
sau dần các em hầu như đã quen thuộc và không còn để giáo viên chủ động mà qua
một thời gian các em dần nắm quyền chủ động, biết chào hỏi bằng nhiều cách khác
nhau: Good morning/afternoon Ms Ninh chẳng hạn.
Cô: Good morning class!
-Trò: Good morning teacher!
Cô: How are you today? - Trò: I’m
fine, thank you - And you?
(Mẫu câu quen thuộc dùng để chào hỏi khi vào lớp)
Ví dụ 2: Trong tiết học tôi luôn cố
gắng dùng những câu hỏi ngắn để giúp khả năng phản xạ của các em tăng lên. Chẳng
hạn như khi giới thiệu bài mới tôi hay hỏi những mẫu câu sau đây, những câu hỏi
này tuy ngắn nhưng lâu dần làm cho các em phản xạ rất tốt mà không khô khan, vì
mỗi bài lại là một nội dung khác nhau không lặp lại chẳng hạn:
Can you guess the content of
the dialogue?
(Em có thể dự đoán nội
dung của đoạn hội thoại không?)
How many people are there
in this picture?
(Có bao nhiêu người trong bức tranh này?)
Who are they? (Họ là những
ai vậy?)
What are they talking
about?
(Họ đang nói chuyện gì vậy?)
Nhìn chung, lúc
đầu học sinh còn bỡ ngỡ nhưng dần dần qua các tiết các em cũng đều hiểu và phản
xạ ngày một nhanh. Biện pháp này không chỉ khối 1 và 5 mà hầu như khối lớp nào
cũng áp dụng được.
(Hình ảnh bài Unit 2: lesson 1 SGK tiếng Anh
5 tập 1 – nguồn google)
Biện pháp 4: Sử dụng trò chơi trong giờ học để khuyến khích học
sinh chủ động nói tiếng Anh nhiều hơn.
Vì
đây là phương pháp gây hứng thú bậc nhất nên tôi đã áp dụng cho toàn bộ học
sinh khối 1 đến khối 5. Tôi thường sử dụng các trò chơi (games) đầu giờ hoặc cuối
giờ để củng cố bài học. Tôi thường chọn những trò chơi quen thuộc dễ chơi, kết
hợp với giáo cụ là các đồ dùng nhiều hình thù ngộ nghĩnh bắt mắt, tranh ảnh để
học sinh hứng thú và phát huy được kỹ năng nói.
Ví dụ 1: Khi dạy khối 3, Unit 8: This is my pen – lesson 2, để
ôn lại lesson 1 của bài này, tôi sẽ cho học sinh chơi trò chơi “ chatting” – trò chơi hỏi
đáp, các từ vựng và mẫu câu sẽ được chiếu lên, giáo viên sẽ hỏi – học sinh trả
lời hoặc học sinh sẽ hỏi và trả lời tương tác cùng nhau. Nội dung câu hỏi thì
dĩ nhiên là liên quan bài học, như vậy thay vì gọi học sinh lên kiểm tra bài cũ máy móc, tôi tổ chức trò chơi để
giúp học sinh luyện kỹ năng nói. (thường áp dụng vào đầu giờ học )
(Hình ảnh bài Unit 8: lesson 1 SGK tiếng Anh 5 tập 1 – nguồn google)
Giáo viên: What’s this?
Học sinh: This’s my pencil.
Hoặc:
Học sinh 1: What’s that?
Học sinh 2: That’s my notebook.
Ví dụ 2: Tôi tổ chức
trò chơi “guessing game?” – trò chơi đoán chữ, tôi sẽ cho các em vẽ một vài bức tranh bất
kì hoặc cũng có thể là một vài kí tự liên quan tới bài học ngày hôm đó, em nào
nói nhanh và đúng nhất từ khóa đó thì sẽ được điểm (thường áp dụng vào cuối giờ
học). Thay vì cô trò ôn lại theo cách truyền thống (cô hỏi-trò
đáp) thì tôi sẽ tổ chức trò chơi cho
các em hứng thú hơn, và không nhàm chán.
Một điểm tôi đặc biệt tâm đắc khi sử dụng biện pháp này đó là các giáo cụ
đi kèm, sẽ không chỉ là bảng đen phấn trắng quen thuộc tôi chủ động đầu tư cho
các em học sinh nhiều hơn, và quả thật là cũng là trò chơi đó nhưng khi hỗ trợ
thêm giáo cụ các em hăng say nói rất nhiều, kể cả các em trầm nhất cũng hăng
hái “muốn được nói” để được cô khen.
(Hình ảnh các kí tự chữ cái bằng nhựa plastic, tranh học sinh tự vẽ để phục vụ việc tổ chức chơi trò chơi – nguồn google)
5.3. Khả năng
áp dụng của sáng kiến.
Đề tài có thể triển khai và áp dụng được
trong tất cả các trường Tiểu học trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Điều đầu tiên và
quan trọng nhất là giáo viên phải luôn luôn động viên, khuyến khích các em học
sinh nói thật nhiều, luôn cổ động cho các em để các em thôi rụt rè, để tự tin
bước vào kỹ năng nói.
Ngay từ đầu năm
học, giáo viên phải có kế hoạch phân loại chất lượng học kỹ năng nói của học
sinh trong lớp để từ đó có biện pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
Giáo viên cần có
thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học sinh. Chấp nhận lỗi như một phần
tất yếu trong quá trình học ngoại ngữ, giúp học sinh học tập được từ chính lỗi
của bản thân và bạn bè.
Luôn đi từ dễ đến
khó: Từ cách nói câu đơn giản đến những câu dài, phức tạp hơn và dần tiến đến
nói cả đoạn.
Khuyến khích học
sinh tham khảo thêm tài liệu có trên In-tơ-net: xem phim, nghe nhạc, để giúp các
em vững vàng kiến thức hơn.
Nên chuẩn bị đầy
đủ các đồ dùng trực quan (nếu cần thiết) để kích thích sự hứng thú của học sinh:
các đồ dùng bắt mắt, dễ dàng chơi trò chơi cho các em hứng thú.
Luôn coi học
sinh là nhân vật trung tâm của mọi hoạt động, giáo viên chỉ là người điều khiển,
tổ chức, hướng dẫn học sinh phát hiện ra kiến thức mới..
Mỗi người giáo
viên không ngừng học tập, xem thêm các video giảng dạy của giáo viên nước
ngoài, đọc thêm tài liệu, sách báo, sưu tầm thêm tư liệu, trao đổi thường xuyên
với đồng nghiệp.
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể
thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
8.1. Kết quả đạt được.
Quá trình áp dụng các biện pháp
trên vào dạy môn Tiếng Anh ở lớp 5.2 và 1.1 tại Trường TH Nguyễn Bá Ngọc, kỹ
năng nói của học sinh có sự tiến bộ rõ rệt và thu được kết quả như sau:
Kiểm tra sau 03 tháng
Lớp |
Tổng số HS |
HS phát âm chính xác |
Tỉ lệ % |
HS biết sử dụng ngữ điệu |
Tỉ lệ % |
HS phát âm chưa chính xác |
Tỉ lệ % |
|
5.2 |
23 |
16 |
69,5 |
11 |
47,8 |
7 |
30,4 |
|
1.1 |
37 |
27 |
72,9 |
20 |
54 |
10 |
27 |
|
Kiểm tra sau 05 tháng
Lớp |
Tổng số HS |
HS phát âm chính xác |
Tỉ lệ % |
HS biết sử dụng ngữ điệu |
Tỉ lệ % |
HS phát âm chưa chính xác |
Tỉ lệ % |
5.2 |
23 |
19 |
82,6 |
15 |
65,2 |
4 |
17,4 |
1.1 |
37 |
30 |
81 |
24 |
64,8 |
7 |
19 |
Dựa vào bảng kiểm tra ta thấy lần đầu tiên số học sinh tiến bộ
khá ít, nhưng kiên trì luyện tập thêm thì số lượng học sinh tiến bộ đã tăng lên
rõ rệt. Thái độ học tập của các em sôi nổi hơn, vui vẻ hơn trong mỗi giờ luyện
nói, kể cả những em rụt rè nhất nay cũng xung phong phát biểu.
Còn về phía giáo
viên là tôi cũng có sự thay đổi rõ rệt, thay vì chỉ đủ thời gian chỉnh sửa phát
âm để học sinh phát âm đúng, nay tôi đã có thêm thời gian hướng dẫn các em cách
nhấn nhá khi nói, cả cô và trò đều vui vẻ nhẹ nhàng hơn nhiều trong giờ học tiếng
Anh.
8.2. Bài học kinh nghiệm.
Để hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục giáo viên phải đổi mới
tư duy từ phương pháp giảng dạy đến cách thức tổ chức giờ dạy cho có hiệu quả,
đồng thời phải đáp ứng đúng mục tiêu giảng dạy theo phương pháp giao tiếp.
Giáo viên không nên hạn chế
về ý tưởng cũng như ngôn ngữ, nên để học sinh nói tự do để phát huy khả năng
sáng tạo của các em.
Để rèn kỹ năng nói tiếng Anh cho học sinh có hiệu
quả thì mỗi giáo viên trước khi lên lớp nên đầu tư chuẩn bị bài dạy thật kỹ, bên
cạnh đó cũng phải chú trọng vào đồ dùng dạy học để cho học sinh hứng thú, tránh
tư tưởng dạy cho qua loa, dạy cho xong là được, nhận định này đã có từ lâu
nhưng vẫn luôn luôn đúng cho đến hiện tại.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/