Skkn Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường tiểu học

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường tiểu học”.

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác quản lý

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 01/08/2020 cho đến nay

5.  Mô tả bản chất của sáng kiến:

         5.1. Tính mới của sáng kiến:

Hiện nay, ở các trường tiểu học việc phân tổ chuyên môn rất rõ ràng, mỗi trường đều có 05 tổ từ khối 1 đến khối 5. xong thực tế nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ không đồng đều, có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh của trường đó. Các thành viên trong tổ thường không cố định mà thay đổi hằng năm, do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế.

+ Một số giáo viên vẫn còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp.

+ Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó.

+ Bất kỳ giáo viên nào cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến tập thể tổ chuyên môn và ngược lại.

Xuất phát từ lý do trên sáng kiến tôi đưa ra để thấy được một số tính mới về cách sắp xếp phân công việc trong tổ là một vấn đề hết sức cần thiết.

- Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Coi trọng sinh hoạt tổ chuyên môn  

- vai trò và chức năng người giáo viên.                    

- Sự gắn bó giữa các thành viên trong tổ sẽ tạo nên tập thể vững mạnh.

5.2. Nội dung của sáng kiến

          Trong những năm học gần đây, tình hình sinh hoạt tổ chuyên môn của trường còn mang tính hình thức, các thành viên trong tổ khi sinh hoạt chưa mạnh dạn trao đổi về chuyên môn, chỉ thực hiện những công việc báo cáo, nặng về báo cáo số liệu. Hàng năm các tổ có giáo viên thi tay nghề không đạt, tổ đăng ký danh hiệu thi đua cũng không có kết quả, các tổ trưởng lúng túng chưa biết làm thế nào để phát huy năng lực của các thành viên trong tổ. Từ những vấn đề trên sáng kiến được đặt ra nhằm chấn chỉnh lại nội dung sinh hoạt góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.  

5.2.1 Đội ngũ giáo viên của trường:

Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc thành lập đến nay hơn 8 năm , được tách ra từ trường TH Thanh Lương B theo quyết định số 1842/QĐ- UBND của UBND thị xã .Bình Long  ngày 01/07/2012.

Tổng số                          : 22/19

-         Ban giám hiệu                : 2/2

-         TPT đội                          : 1/1

-         Thư viện thiết bị             : 1/1                     

-         Kế toán-VT                    : 1/1

-         Bảo vệ                            : 1/0

-         Giáo viên                          : 16/14

·          Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Chuyên môn

Đại học                         : 13/12

Cao đẳng                      : 1/1

THSP 12+2                  : 2/1 (1GVCN lớp)

·         Toàn trường có 3 tổ khối chuyên môn:

                             + Khối 1: 5 giáo viên               

                             + Khối 2+3: 5 giáo viên                              

                             + Khối 4 +5: 6 giáo viên

5.2.2      Thực trạng của tổ chuyên môn

- Các thành viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.

- Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh.

- Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.

- Một số thành viên coi trọng hoạt động của tổ chuyên môn thể hiện ở hoạt động sinh hoạt chuyên môn.

5.2.3. Các giải pháp về công tác quản lý của Phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn.

- Giải pháp 1: Công tác chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn

Việc đầu tiên cần làm là tổ chức học tập các chỉ thị, nghị quyết, văn bản hướng dn ca ngành v nhim v năm học, hc tp quy chế chuyên môn, nhim v t chuyên môn.

Tiếp theo là xây dng kế hoch t và kế hoch cá nhân: Ch đạo t chuyên môn t chc xây dng kế hoch ca t chuyên môn và cá nhân đảm bo được các yêu cu: Bám sát kế hoch nhim v ca nhà trường và phù hp tình hình thc tế, đặc thù riêng ca tng t; đảm bo mc tiêu nhim v cht lượng dy và hc, cht lượng giáo dục;

Thể hin rõ ni dung công vic, nhim v chuyên môn trng tâm ca t, mc tiêu phn đấu (cn đạt), thi gian tiến hành, bin pháp thc hin, lc lượng tham gia, người ph trách, nhng kiến ngh, đề xut vi nhà trường.

Tất c các ni dung này phi có s bàn bc, nht trí cao ca tp thể, các thành viên trong t và có s phân chia trách nhim rõ ràng.

Kế hoch cá nhân phi th hin đầy đủ các nhim v hot động chuyên môn và các hot động giáo dc khác nhm thc hin mc tiêu của cá nhân đó. Tập trung vào các công vic cơ bản (cht lượng ging dy, t l hc sinh trên chuẩn và học sinh chưa đạt chuẩn, hc sinh hoàn thành chương trình lớp học, tham gia các cuc thi ca giáo viên và hc sinh các cp, danh hiu thi đua).

Ban giám hiệu duyt kế hoch hot động ca t chuyên môn để có bin pháp ch đạo phù hp, hướng dn, điều chnh, b sung ( nếu có). Tp trung vào nhng vn đề cơ bản trong kế hoch: ch tiêu, tiến trình thc hin…

- Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng sinh hot t chuyên môn

Thống nht nn nếp sinh hot chuyên môn:

+ Tháng 08/2019 đến tháng 9/2020, tôi cùng với Hiệu trưởng chỉ đạo các khối trưởng thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT, tháng 10/2020 thực hiện sinh hoạt tổ chuyên môn theo Thông tư  số 28/2020/TT-BGĐT ban hành Điều l trường tiu hc, tổ chuyên môn sinh hoạt ít nhất hai tuần một lần để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chuyên môn trên tinh thần xây dựng môi trường thân thiện, tích cực, tự học để nâng cao trình độ và phát triển năng lực chuyên môn.

Tổ chc hp trin khai đến các t trưởng chuyên môn, các thành viên trong t thng nht thi gian sinh hot chuyên môn trong tun, có lch sinh hot t căn cứ vào thi khoá biu ca nhà trường. Thi gian sinh hot chuyên môn không quá 90 phút, tr nhng công việc đặc bit như tổ chc hi tho chương trình sách giáo khoa, tập hun dy hc bng giáo án điện t do t điều hành…

Chỉ đạo t chuyên môn hoch định ni dung sinh hot t chuyên môn vi các bước:

Bước 1: Hp t trưởng chuyên môn duyt ni dung sinh hot t trước khi tiến hành hp t (thi gian ít nht trước 2 ngày ca lch hp t).

Tổ trưởng chuyên môn căn cứ kế hoch chuyên môn và kế hoch hot động ca nhà trường, trình bày trước Ban giám hiu d tho ni dung sinh hot t chuyên môn ca t mình vi nhng yêu cầu: Đảm bo tính thi điểm, tính mc đích, tính kế hoch tính kh thi, tính hiu qu.

Với ni dung sinh hot theo ch đề, ch điểm: Ni dung sinh hot trong tng tun phi được sp xếp theo tính cht công vic ca tng thi điểm c th, sp xếp theo th t vic nào cn làm trước, vic nào làm sau để khi đưa ra triển khai các thành viên xác định rõ nhim v mt cách nhanh nht, tránh ôm đồm công vic mà không xác định được yêu cầu, tính cht...

Với ni dung sinh hot định k đảm bo các yêu cu sau: Nhn xét, đánh giá công tác chuyên môn (tuần trước); thng nht công tác chuyên môn tun tiếp theo; thc hin chương trình kế hoch dy hc; tho lun nhng bài, phn khó dy (trng tâm). Nội dung này phi yêu cu các thành viên trong t nghiên cu trước chương trình, nội dung kiến thc ca tng bài, tng môn để có th đưa ra ý kiến trước t;

Thống nht công vic ging dy trng tâm trong tun ca khi lp, các b môn ca t; các ý kiến đề xut v thc hin kế hoch ca t (nếu có).

Bước 2: Ban giám hiu b sung, điều chnh định k (nếu cn thiết) và phê duyt ni dung sinh hot ca t.

Căn cứ vào ni dung d tho ca các t chuyên môn, tôi b sung các vn đề cơ bản mà t d kiến đưa ra ( nếu còn thiếu) hoc điều chnh (nếu thy chưa phù hợp vi thc tế và kh năng của t), định hướng (nếu thy vn đề chưa sáng tỏ, rõ ràng, hoc chưa tìm ra giải pháp)… và tiến hành ký duyt ni dung sinh hot ca tng t.

Xây dựng quy trình, cách thức t chc sinh hot t chuyên môn: T trưởng là người ch trì điều hành cuc hp chuyên môn, trin khai các ni dung sinh hot ti các thành viên trong t. C thư ký ghi biên bản cuc hp;

Các tổ viên tho lun, đóng góp ý kiến, đề xut… (ghi Ngh quyết đầy đủ). T trưởng tng hp ý kiến, gii đáp những kiến ngh, thc mc ca t viên (trong phm vi chc trách, nhim v ca mình).

Thư ký thông qua nội dung cuc hp. Biên bn phi đầy đủ ch ký ca ch to, thư ký và được lưu giữ trong h sơ của t.

Kết thúc cuc hp, t trưởng báo cáo vi Ban giám hiệu nhng vn đề cơ bản ca t sau cuc hp cn được nhà trường gii quyết, giúp đỡ trong thi gian ti (nếu có).

Tăng cường kim tra nn nếp sinh hot t chuyên môn: Tôi t chc kim tra theo kế hoch kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng.

+ Tháng 11/2020 đến nay, thực hiện sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT trường đã đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học theo công văn Số: 1315/BGDĐT- GDTH ngày 16/04/2020 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học là hoạt động giáo viên cùng nhau học tập từ thực tế việc học của học sinh. Ở đó, giáo viên cùng nhau thiết kế bài học, cùng dự giờ quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà giáo viên đưa ra,... Trên cơ sở đó, giáo viên được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học hàng ngày một cách hiệu quả.

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đảm bảo cơ hội học tập và phát triển cho học sinh mang lại ý nghĩa to lớn trong quá trình bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọi giáo viên, góp phần xây dựng mỗi nhà trường trở thành cộng đồng học tập

Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học  không nhằm đánh giá, xếp loại giờ dạy mà ở đó giáo viên được khuyến khích học tập lẫn nhau, cùng nhau tìm nguyên nhân tại sao học sinh có hứng thú- không có hứng thú với hoạt động của giáo viên, đồng thời đề xuất các biện pháp để giúp tất cả học sinh học tập thực sự. Qua quá trình đó giáo viên sẽ có khả năng tự điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học một cách linh hoạt, phù hợp với đối tượng trẻ của lớp mình.

Chỉ đạo các tổ khối trưởng thực hiện đầy đủ 04 bước sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học 

Bước 1. Xây dựng bài học minh họa

- Họp tổ thảo luận, thống nhất lựa chọn bài học minh họa căn cứ vào mục đích cụ thể của buổi sinh hoạt, lựa chọn giáo viên dạy học minh họa cần đảm bảo các giáo viên trong tổ đều lần lượt tham gia. Khuyến khích giáo viên tự nguyện đăng kí dạy học minh họa.

       - Giáo viên dạy học minh họa nghiên cứu chương trình môn học, kế hoạch dạy học môn học, sách giáo khoa và tài liệu dạy học liên quan, phối hợp với các giáo viên khác trong tổ chuyên môn để xây dựng bài học minh họa. Việc xây dựng bài học minh họa cần đảm bảo xác định rõ yêu cầu cần đạt của bài học. Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của bài học, giáo viên có thể chủ động, linh hoạt điều chỉnh nội dung, thời lượng, đồ dùng dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, đánh giá quá trình học tập của học sinh,... cho phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học, phù hợp với việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Lưu ý, không tổ chức dạy trước bài học minh họa.

Bước 2. Tổ chức dạy học minh họa và dự giờ

       Trên cơ sở bài học minh họa đã được tổ khối xây dựng, giáo viên thực hiện dạy học để tổ dự giờ, phân tích bài học. Khi dự giờ, cần tập trung quan sát hoạt động học của học sinh kết hợp với việc quan sát hoạt động tổ chức, hướng dẫn học của giáo viên theo các yêu cầu sau:

         - Chuyển giao nhiệm vụ học tập: nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

       - Thực hiện nhiệm vụ học tập: khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".

       - Trình bày kết quả và thảo luận: hình thức trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí.

       - Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến trao đổi, thảo luận của học sinh nhằm giúp học sinh có hứng thú, niềm tin trong học tập, cải thiện được kết quả học tập; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học được thông qua hoạt động.

       Trong quá trình tổ chức dạy học và dự giờ, khuyến khích giáo viên dự giờ quan sát, ghi chép kết hợp với ghi hình hoạt động học của học sinh để sử dụng khi phân tích bài học, nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh.

       Bước 3. Phân tích bài học

       Toàn trường hoặc tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, chia sẻ, tập trung vào các nội dung:

       + Hoạt động học của học sinh: khả năng tiếp nhận và mức độ “sẵn sàng” thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp; sự tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập; sự tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả, sản phẩm học tập; sự chính xác, phù hợp của kết quả, sản phẩm học tập, thái độ và cảm xúc của học sinh trong từng hoạt động.

       + Tổ chức hoạt động học cho học sinh: cách thức chuyển giao nhiệm vụ học tập; cách quan sát, theo dõi, phát hiện những khó khăn của học sinh; biện pháp hỗ trợ, khuyến khích học sinh tự học, hợp tác; việc phân tích, nhận xét kết quả hoạt động, quá trình học tập của học sinh.

       + Một số nguyên nhân tác động đến hoạt động học của học sinh: kế hoạch bài học (yêu cầu cần đạt, đồ dùng dạy học, các hoạt động học,...); sự tương tác giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, giáo viên với học sinh; tâm lí, sinh lí học sinh; không khí lớp học,...

          Bước 4. Vận dụng kết quả sinh hoạt chuyên môn vào bài học hàng ngày

       Dựa trên kết quả phân tích bài học và những điều đã quan sát, học tập được qua dự giờ, các giáo viên chủ động, sáng tạo áp dụng vào các bài học hàng ngày.

Để tổ chuyên môn sinh hoạt đạt chất lượng, tôi thường xuyên có mặt trong các buổi sinh hoạt của tổ khối kịp thời nắm bắt thông tin, nắm bắt nhu cầu của giáo viên, các vướng mắc về chuyên môn để có biện pháp đáp ứng, giải đáp kịp thời. Nắm bắt được vấn đề này, tôi yêu cầu tổ khối chủ động đưa vấn đề ra bàn bạc thảo luận cách thực hiện trong buổi họp tổ, có thể tổ chức thành chuyên đề nhằm giúp giáo viên định hướng được các phương pháp giảng dạy phù hợp. Khơi gợi cho giáo viên mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình. Đặt vấn đề giúp giáo viên động não tìm ra cách giải quyết. Mỗi giáo viên đều đưa ra cách giải quyết, nhiều giáo viên sẽ đưa ra nhiều cách giải quyết khác nhau, từ đó lựa chọn ra những cách thực hiện phù hợp nhất. Khi tham gia sinh hoạt tôi đóng vai trò là thành viên chứ không phải cán bộ quản lí đến giám sát. Để tạo không khí bình đẳng, dân chủ, thân thiện trong buổi sinh hoạt, tôi không áp đặt ý kiến của mình, không đánh giá ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến của mọi thành viên với thái độ trân trọng. Tôi cũng nhận một phần việc như các thành viên khác trong tổ. Trong quá trình dự sinh hoạt, tôi ghi chép các nội dung chính hoặc những vấn đề mà giáo viên còn vướng mắc, khi phát biểu đóng góp ý kiến không vội vã kết luận vấn đề một cách chủ quan phân tích tổng hợp các ý kiến rồi đưa ra quyết định để có sức thuyết phục.

- Giải pháp 3: Công tác chỉ đạo chất lượng dạy học của tổ chuyên môn

Quản lý thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học: Ngay từ đầu năm học, tôi chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu chương trình, xây dựng kế hoạch dạy học.

Chia nhóm giáo viên theo khối lớp để hỗ trợ lẫn nhau về chuyên môn, tài liệu và phương pháp giảng dạy.

Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện chương trình dạy học các môn học theo quy định, đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ, thời gian. Duyệt kế hoạch giảng dạy hàng tuần của từng giáo viên.

Xây dựng nền nếp dạy học của tổ chuyên môn: Tổ chức cho tổ trưởng chuyên môn và các thành viên học tập, nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chế của Nhà nước và ngành giáo dục về nền nếp dạy học.

Tổ chức xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của nhà trường tập trung vào nội dung về thực hiện các nội quy của nhà trường về nền nếp dạy học. Quản lý tốt việc thực hiện quy chế chuyên môn: Giảng bài, hồ sơ sổ sách, giáo án; quán triệt giáo viên thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh...

Tổ chức dự giờ thăm lớp các thành viên trong tổ: Chỉ đạo các khối trưởng tiến hành việc dự giờ giáo viên, Ban giám hiệu dự giờ thường xuyên, đột xuất. Giáo viên dự giờ đồng nghiệp ít nhất 2 tuần 1 tiết, với những giáo viên chuyên môn còn chưa tốt, dự 4 tiết/ tuần, tổ trưởng dự giờ giáo viên ít nhất 1 tiết/tuần. ( không kể hội giảng chuyên đề). Sau dự giờ phải tổ chức nhận xét, rút kinh nghiệm giờ dạy .

Khảo sát chất lượng, đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn: Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo của Phòng giáo dục, kế hoạch quản lý chuyên môn của nhà trường, Ban giám hiệu tổ chức lực lượng kiểm tra, đánh giá kết quả của học sinh qua từng giai đoạn như: Khảo sát chất lượng Giữa kỳ I, kỳ I; Giữa HKII, HKII. Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh trong từng giai đoạn, tôi phối kết hợp với hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt quan tâm đến công tác hỗ trợ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức kỹ năng về các môn học và các hoạt động giáo dục, chất lượng chữ viết của học sinh.

Tổ chức coi, chấm bài kiểm tra đảm bảo đúng nguyên tắc, khách quan ,công bằng, chính xác, tạo tâm lý nhẹ nhàng đối với học sinh khi các em được tiến hành kiểm tra.

Tổ chức họp với tổ trưởng để rút kinh nghiệm sau từng thời điểm giai đoạn của năm học (sau từng kỳ kiểm tra, khảo sát), phân tích kết quả, tìm nguyên nhân của những thành công - hạn chế và tập trung xây dựng biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trong tổ, khối lớp trong thời gian tiếp theo:

Phân công trách nhiệm cho từng thành viên, giao thời gian thực hiện để đạt mục tiêu. Khen thưởng, động viên bằng những hình thức khác nhau tạo phong trào thi đua giữa các tổ, khối, lớp ,giữa giáo viên với giáo viên…

- Giải pháp 4:  Xây dựng tổ chuyên môn thành tập thể sư phạm đoàn kết, hợp tác

Để thực hiện được điều này, trước hết cần nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị và vai trò của các thành viên trong tổ chuyên môn. Phân công chuyên môn, giao trách nhiệm hợp lý tới mọi thành viên trong nhà trường, trong tổ chuyên môn Quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần cho các thành viên nhà trường.

Phân công chuyên môn hợp lý tức là sử dụng tốt nguồn lao động trong nhà trường, trong tổ chuyên môn, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, phấn khởi, tự tin trong công việc của từng thành viên. Chính vì vậy, Ban giám hiệu phải là những người chỉ đạo thực hiện tốt công việc quan trọng này trước khi bước vào năm học mới.

Ban giám hiệu tổ chức họp thống nhất kế hoạch phân công chuyên môn cho tập thể giáo viên nhà trường, đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Phân công chuyên môn căn cứ vào năng lực của giáo viên, thực tế học sinh từng lớp; căn cứ mục tiêu chất lượng, kết quả công tác của giáo viên trong năm học trước; điều kiện cá nhân (sức khoẻ, gia đình, nguyện vọng). Đảm bảo tính công bằng với tất cả giáo viên trong từng tổ.

- Giải pháp 5: Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.

Tôi xây dựng kế hoạch cụ thể trong công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường; Căn cứ vào kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ, đảm bảo các vấn đề sau:

+ Thời gian kiểm tra: Số lần kiểm tra, tháng, tuần, ngày kiểm tra… Đối tượng kiểm tra: Tổ trưởng, giáo viên của tổ. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra nội dung gì? Tập trung vào vấn đề gì trong nội dung đó?

+ Hình thức kiểm tra: Căn cứ vào tính chất công việc để kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất; Căn cứ vào mục đích kiểm tra để kiểm tra việc đã làm, đang làm, chuẩn bị làm. Có thể kiểm tra dưới những hình thức như : nghe báo cáo, xem xét hồ sơ sổ sách, quan sát thực tế, kiểm tra chất lượng công việc…

+ Tổ chức kiểm tra: Kiểm tra đánh giá tổ chuyên môn phải được tiến hành thường xuyên trong suốt năm học, theo từng thời điểm cơ bản. Tôi phân công, phân nhiệm phù hợp. Chuẩn bị các điều kiện trước khi tiến hành kiểm tra (Họp triển khai, thống nhất nội dung, cách thức kiểm tra, tổng hợp báo cáo …)

+ Những công việc sau kiểm tra: Nhận xét, thông báo, phân tích nguyên nhân, biện pháp khắc phục, điều chỉnh; khen thưởng cá nhân, tập thể tổ chuyên môn tích cực, thực hiện tốt nhiệm vụ theo nội dung đã kiểm tra.

5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Các giải pháp trên đã được áp dụng hiệu quả ở trường trong thời gian qua. Các giải pháp này cũng có thể nhân rộng để áp dụng ở tất cả các trường trong địa bàn tỉnh Bình Phước.

6. Những thông tin cần được bảo mật: (không có)

7.  Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường, đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lương giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt.

Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chấ lượng cao.
         Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp.

 Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo hoạt động Đoàn, Đội.

Có đội ngũ cốt cán giỏi, nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề lại có trách nhiệm cao trong tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý.
          Như vậy: Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ giáo viên để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn  của trường đòi hỏi người quản lý phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên.

Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường.

Xây dựng củng cố hoạt động của tổ chuyên môn.

Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn.

    8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:  

a. Kết quả:

Với vai trò là Phó Hiệu trưởng của trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, vận dụng các giải pháp trên vào quản lý tôi đã có những kết quả khả quan, góp phần thúc đẩy hoạt động chuyên môn hoạt động tốt, rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo với giáo viên; tăng sự liên kết, mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân; giữa cá nhân với tập thể và ngược lại; góp phần hoàn thiện mục tiêu riêng của từng cá nhân cũng như mục tiêu chung của toàn đơn vị.

Giáo viên tự giác chấp hành nghiêm túc theo quy chế chuyên môn, tích cực chủ động trong công tác giảng dạy với tinh thần trách nhiệm cao. Luôn hào hứng tiếp thu thông tin mới qua hệ thống thông tin mạng, mở rộng mối quan hệ bạn bè, giao lưu trò chuyện, trao đổi theo từng lĩnh vực. 

Kết quả chất lượng cuối năm vượt chỉ tiêu đề ra, giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt tỷ lệ 85,7%, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp thị xã năm học 2018 - 2019 vượt chỉ tiêu Phòng giáo dục giao.

 Học sinh khen thưởng trong 3 lĩnh vực đạt 68,8%, trong các hội thi học sinh cấp thị, trường luôn đạt và vượt chỉ tiêu, riêng về phong trào giao lưu viết chữ đẹp cấp thị xã trường thường đứng đầu trong cấp Tiểu học.

 Về học sinh: Học sinh mạnh dạn, tự tin bày tỏ thái độ của mình về những lời nhận xét của thầy cô, giáo viên và học sinh tích cực tham gia một số hoạt động phong trào trong các đợt hội thảo của ngành tổ chức.

  Chất lượng dạy học được chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và hoàn thành lớp học  đạt 100%

+ Năm học 2018 – 2019:  Trường đạt tiên tiến xuất sắc

+ Năm học 2019 – 2020:  Trường được UBND thị xã tặng giấy khen

b. Bài học kinh nghiệm:

Công tác quản lý của phó Hiệu trưởng đối với các tổ chuyên môn trường Tiểu học là công việc lâu dài, phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý phải có biện pháp và kế hoạch phù hợp; có quan niệm đúng đắn về xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi và bồi dưỡng học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi nhà trường.

Ngoài năng lực quản lý nhà trường, mọi thành viên trong Ban giám hiệu, các Tổ trưởng chuyên môn phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới đẩy mạnh công tác giáo dục – nhiệm vụ trung tâm của mỗi nhà trường. Cần tập trung chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng: “Dạy học tích cực, lấy người học làm trung tâm”, lấy việc sinh hoạt nhóm, tổ chuyên môn và tăng cường việc thăm lớp, dự giờ là phương tiện hữu hiệu nhất để nâng cao năng lực chuyên môn của các nhà giáo. Đây cũng là phương pháp tốt nhất để xây dựng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Nhà trường và giáo viên có vai trò quan trọng trong việc tổ chức chặt chẽ để hợp nhất các yếu tố chủ quan, khách quan (học sinh, nhà trường, gia đình), tạo ra môi trường sư phạm với điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh để có thể phát huy hết nội lực của bản thân đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập và rèn luyện.
             Trong công tác giảng dạy, nhà trường giữ vai trò chủ đạo và quyết định thông qua việc tổ chức thực hiện kế hoạch; là nhân tố quy tụ các yếu tố hợp thành thể thống nhất, phát huy tổng hợp sức mạnh cùng hướng vào mục tiêu chung; kích thích tính tích cực cao độ nhân tố chủ quan học sinh để đạt hiệu quả, chất lượng giáo dục tốt.

Người cán bộ quản lý phải là người vừa nắm bắt thông tin, vừa kiểm soát thông tin và biết cách xử lý thông tin hợp tình, hợp lý và phải có tính sáng tạo. Việc nắm bắt và xử lý thông tin cũng phải khách quan, độ lượng. Tính sáng tạo của người quản lý được thể hiện qua vai trò lãnh đạo, hoạch định về chiến lược, tầm nhìn sứ mệnh của nhà trường. Người lãnh đạo không chỉ làm đúng, làm tròn kế hoạch mà cần có chiến lược và sáng tạo riêng. Người lãnh đạo phải biết tìm ra cơ chế quản lý dựa trên hành lang pháp lý để phát huy mọi khả năng của từng cá nhân, các bộ phận. Sự tương tác đó sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển nhà trường theo chiều hướng đi lên. 

Phải biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ  kịp thời anh, chị, em và làm tốt công tác thi đua khen thưởng để động viên về mặt tinh thần cho anh, chị, em. Tuy đó chỉ là những quan tâm nhỏ, nhưng thấy ban giám hiệu chăm lo và quan tâm thì sẽ thu phục được quần chúng từ đó họ cũng an tâm và sẽ cống hiến nhiều hơn.

Phải có tham vọng để phát triển nhà trường chứ không chỉ bằng lòng với những gì mình đã làm hoặc đã có. Một giáo viên phải giúp học sinh khai mở tri thức như vậy mới là người thầy thực thụ. Giáo viên gắn bó với nghề không chỉ vì nhu cầu đồng lương mà còn vì nhu cầu giao tiếp, nhu cầu học tập và nhu cầu tự khẳng định mình. Tổ chuyên môn vừa là môi trường học tập, giao tiếp vừa là tổ ấm để mọi người thân thiện và gắn bó với nhau hơn.

Cuối cùng, chúng ta luôn nhớ một điều là “Hãy nắm cái cần nắm, buông cái cần buông. Đừng nắm cái cần buông mà buông cái cần nắm” và làm việc gì cũng phải có trách nhiệm, có tấm lòng để “giữ cái tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/ 

Previous Post Next Post

QC

QC