Skkn "Rùa đẻ trứng” và trò chơi “Chinh phục đỉnh cao” cho trẻ mầm non

 


1.     Là tác giả thiết kế trò chơi: “Rùa đẻ trứng” và trò chơi “Chinh phục đỉnh cao”

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non: Làm đồ dùng – đồ

chơi

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 5/9/2020

5. Mô tả bản chất của sáng kiến

* Nội dung của sáng kiến

          Ở lứa tuổi mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ chủ đạo, ở lứa tuổi này học mà chơi - chơi mà học. Vì thế việc tổ chức trò chơi cho trẻ là rất quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn, tổ chức trò chơi chính là tổ chức cuộc sống cho trẻ, trò chơi còn là phương tiện cho trẻ học làm người.

          Nhằm thoả mãn nhu khám phá tìm tòi, ham hiểu biết của trẻ và hình thành cho trẻ một số kỹ năng, kinh nghiệm sống cho phù hợp với xã hội hiện nay thì mỗi chúng ta cần phải linh hoạt dùng biện pháp thiết kế trò chơi nhằm kích thích tích cực, chủ động sáng tạo của trẻ để giải quyết các vấn đề trong khi chơi. Thông qua các trò chơi đó nhằm giúp trẻ phát triển tư duy và hình thành vốn biểu tượng, đó cũng là vốn kinh nghiệm làm nền tảng giúp trẻ lĩnh hội tốt những kiến thức sau này.

Chính vì vậy trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tôi luôn tìm tòi học hỏi và thiết kế những trò chơi mới nhằm mang lại nhiều bài học hữu ích giúp trẻ học hứng thú và rút ra được nhiều được nhiều kinh nghiệm sống cho bản thân. Vì thế đề tài: Thiết kế trò chơi “Rùa đẻ trứng” và trò chơi “Chinh phục đỉnh cao” được thực hiện.

Các trò chơi này giúp trẻ phát triển về nhiều mặt như: phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là phát triển tư duy logic, trí nhớ…

Tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn dễ làm tạo ra đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt kích thích sự hứng thú, tư duy  ở trẻ khi tham gia vào trò chơi

Một số trò chơi có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học trong trường mầm non như khám phá khoa học, làm quen với toán, giáo dục âm nhạc.

*  Cách thực hiện

*  Trò chơi 1: “Rùa đẻ trứng”

- Chuẩn bị:

+ Nguyên vật liệu:

Gỗ, ván, xốp trắng, xốp bitis, bình nước lọc dạng hình tròn, thanh sắt dài 100cm, giấy báo, giấy A4 vụn, vải bóng màu vàng, decal, sơn, keo 502, hồ dán, đinh, thẻ chữ số, thẻ lô tô các chủ đề.

+ Dụng cụ:

Cưa, kéo, búa, khoan, thước, bút chì.

- Cách thực hiện:

Bước 1: Làm chân đế: Cắt 7 mảnh formex (2 tấm bằng nhau có chiều rộng 9cm, chiều dài 43cm; 2 tấm bằng nhau có chiều rộng 9cm, chiều dài 33cm; một tấm có chiều dài 43cm, chiều rộng 33cm; 2 tấm bằng nhau có chiều rộng 9cm, chiều dài 37cm có khoan 1 lỗ tròn trên một đầu của 2 tấm này) (Hình 1)

 

                                                      Hình 1

          Bước 2: Ghép các tấm formex lại với nhau thành một hộp chữ nhật rộng 33cm, dài 43cm và cao 9cm. (Hình 2)

 

 

Hình 2                                                                    

Bước 3: Làm trục quay: Dùng một cây sắc dài 100cm uốn một đầu làm tay quay xiên qua trục và thân rùa. (Hình 3)

 

 

 

 

Hình 3

  Bước 4: Làm con rùa: Được làm bằng thùng nước lọc nhỏ có dạng hình tròn làm thân rùa, xốp trắng gọt làm đầu rùa.

- Đầu rùa: Dùng dao rọc giấy gọt xốp trắng tạo thành hình đầu rùa, dùng giấy báo và giấy A4 vụn bồi cho đâu rùa, sau đó dùng vải bóng màu vàng bọc đầu rùa và gắn mắt cho đầu rùa. Gắn đầu rùa lên thân rùa.

Bước 5: Làm thân rùa: Cắt 1 lỗ tròn rộng 5cm phía trên thân để bỏ trứng rùa, cắt 1 lỗ tròn rộng 5cm ở mé chân của bình nước làm nơi rùa đẻ trứng. Khoan 2 lỗ song song nhau ở giữa thân bình nước làm trục để quay, sau đó dùng thanh sắt gắn thân rùa lên trục quay. (Hình 4)

Hình 4

          Bước 6: Trang trí để hoàn thành sản phẩm chơi. (Hình 5)

 

Hình 5

Bước 7: Chuẩn bị các quả trứng có viết các chữ số (Hình 6)

 

                                                               Hình 6

- Hướng dẫn sử dụng:

* Hoạt động làm quen với toán:

Cách 1: Phát cho mỗi trẻ một rổ đựng bộ tranh lô tô về động vật sống dưới nước có số lượng từ 1 đến 10 và các thẻ chữ số từ 1 đến 10 (trẻ chơi theo nhóm hoặc cả lớp)

Cho những quả trứng mang chữ số vào trong thân con rùa. Cô quay trục sao cho rùa đẻ trứng. Khi quả trứng rơi xuống, cô cho trẻ xem quả trứng mang chữ số gì, sau đó trẻ đọc chữ số, chọn tranh có số lượng tương ứng với quả trứng mà rùa đẻ được và xếp thẻ chữ số tương ứng.

 Ví dụ: Quả trứng có chữ số 6 thì trẻ chọn tranh có số lượng 6 con cá và chữ số 6.

  Cách 2: Cô quay trục cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào thì từng cặp trẻ tìm chữ số và nhóm đồ dùng có số lượng tương ứng với quả trứng đó.

  Ví dụ: Quả trứng có chữ số 8, trẻ có thẻ mang chữ số 4 sẽ đi tìm trẻ khác có thẻ số 4 sao cho khi gộp lại được số lượng là 8.

  Cách 3: Mỗi trẻ cầm 1 tờ giấy có các chữ số từ 1 đến 10 được sắp xếp vị trí ngẫu nhiên. Lần lượt mời trẻ lên quay trục cho rùa đẻ trứng, trẻ được mời sẽ đọc to con số cho cả lớp cùng nghe, các bạn còn lại sẽ dùng hạt đậu đặt vào con số đó. Bạn nào đặt đủ 5 hạt đậu vào hàng ngang hoặc hàng dọc trước sẽ giành chiến thắng.

  Trò chơi: Kết bạn

  Luật chơi: Sau khi hết bài hát bạn nào không tìm và kết bạn, hoặc kết bạn với người không cùng số với mình sẽ bị thua.

  Cách chơi: Mỗi bạn sau khi quay trục sẽ có một quả trứng mang chữ số. Cô mở 1 bài hát, hết bài hát trẻ sẽ tìm người bạn có quả trứng mang chữ số giống mình và nắm tay nhau.

  Trò chơi: Về đúng nhà

  Luật chơi: Sau khi hết bài hát bạn nào không chạy về đúng nhà sẽ bị thua

  Cách chơi: Mỗi bạn sau khi quay trục sẽ có một quả trứng mang chữ số. Cô mở 1 bài hát, hết bài hát trẻ sẽ tìm đúng ngôi nhà có số chấm tròn tương ứng với chữ số trên quả trứng của mình và chạy về nhà

 * Hoạt động giáo dục âm nhạc:

Dán các bức tranh có chủ điểm động vật dưới nước (hoặc chủ điểm khác), dưới bức tranh có kí hiệu các chữ số.

  Mời trẻ quay trục sao cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào, ứng với số là con gì thì trẻ hát về nội dung đó

  Ví dụ: Quả trứng mang chữ số 2 ứng với tranh con cá thì trẻ hát bài “cá vàng bơi”

  * Hoạt động làm quen văn học

  Dán số thứ tự từ 1 đến 6 lên các bức tranh, sau đó cho đại diện mỗi đội lên quay trục cho rùa đẻ trứng, đội nào quay được quả trứng mang chữ số nào thì sẽ lấy bức tranh có chữ số đó về thảo luận sau đó kể lại nội dung đoạn truyện tương ứng với bức tranh đó, hoặc đọc đoạn thơ tương ứng với bức tranh đó.

  Hoạt động kể chuyện sáng tạo : Có 4 bức tranh được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Đại diện mỗi đội lên quay 4 lượt sau đó sắp xếp tranh theo thứ tự số quay được, nhiệm vụ các đội phải tự sáng tạo và kể một câu chuyện theo trình tự tranh quay được của nhóm mình.

* Hoạt động làm quen môi trường xung quanh

  Chủ điểm « Động vật » : 4 bức tranh được đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4  gồm : Động vật sống dưới nước, động vật sống trong rừng, động vật nuôi trong gia đình, côn trùng.

  Mời trẻ quay trục sao cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào, ứng với số tranh nào thì trẻ sẽ lựa chọn và đặt các con vật phù hợp nhóm động vật đó vào môi trường sống của chúng.

  Chủ điểm « Phương tiện giao thông » : 3 bức tranh được đánh số thứ tự 1, 2, 3  gồm : Phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

  Mời trẻ quay trục cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào, ứng với số tranh nào thì trẻ sẽ lựa chọn và đặt phương tiện giao thông phù hợp nhóm phương tiện giao thông và nơi hoạt động của chúng (Ví dụ : Quay số có số trùng với tranh phương tiện giao thông đường thủy trẻ sẽ lựa chọn tàu, thuyền, canô… đặt vào cùng một nhóm và đặt vào vị trí biển)

  * Hoạt động thể dục

  Hoạt động « Bật liên tục qua các vòng » Cho trẻ quay cho rùa đẻ trứng, quả trứng mang chữ số nào thì trẻ sẽ tự lấy số vòng và xếp sau đó bật liên tục qua các vòng đó (Ví dụ : Trẻ quay được trứng mang chữ số 5 sẽ lấy 5 vòng xếp theo hàng dọc sau đó bật liên tục qua 5 vòng này)

*  Trò chơi 2: “Chinh phục đỉnh cao”

- Chuẩn bị:

+ Nguyên vật liệu:

Thùng giấy cát tông, 7 ống hút to đủ màu, 1 ống hút nhỏ, băng keo trong, keo gai, keo nến, giấy màu, hồ dán, thẻ chữ số, thẻ lô tô các chủ đề.

+ Dụng cụ: Kéo, thước, bút chì, súng bắn keo

          - Cách thực hiện:

  Bước 1: Cắt thùng giấy cát tông thành 4 miếng có chiều dài cạnh đáy 50cm, cạnh bên 70cm. (Hình 1)

Hình 1

  Bước 2: Dán các cạnh đáy lại bằng keo trong và các cạnh bên bằng keo nến ta được một khối hình chóp có đáy là hình vuông, 4 mặt là hình tam giác (Hình 2, hình 3)

                        Hình 2                                              Hình 3

  Bước 3: Cắt ống hút to thành các đoạn dài 2cm và dán lên các mặt của ngọn núi, sau đó dán keo gai lên các vị trí gắn lô tô và gắn các thẻ lô tô chữ số hoặc thẻ lô tô các chủ đề (tùy mục đích sử dụng) lên 4 mặt. (Hình 4, hình 5)

 

                 Hình 4                                             Hình 5

Bước 4: Dùng giấy màu cứng cắt 4 hình người (Hình 6), cắt 1 hình ngôi sao dán vào hình chữ nhật (7x7 cm) và dán vào cây 25cm để tạo thành 1 cây cờ (Hình 7)

 

                 Hình 6                                                     Hình 7

Bước 5: Dùng 6 thẻ hình (5x5 cm) dán vào 6 mặt để tạo thành xúc xắc (Hình 8)

 

                                         Hình 8

Bước 6: Đặt người vào vị trí 4 vách núi, đặt cờ lên đỉnh núi là hoàn thành sản phẩm. (Hình 9)

Hình 9

- Hướng dẫn sử dụng:

Cách 1: Củng cố đếm và nhận biết chữ số

Luật chơi : Chỉ được thảy xúc xắc 1 lần, 4 trẻ chơi lần lượt theo một chiều quy định.

Cách chơi : Mỗi lần chơi 4 trẻ ngồi 4 mặt vách núi. Trẻ sẽ oẳn tù tì để xem ai là người chiến thắng sẽ thảy xúc xắc trước. Trẻ phải thảy xúc xắc đúng số chấm tròn tương ứng với chữ số ở bậc thấp nhất mới được leo lên bậc đầu tiên. Sau đó đến trẻ tiếp theo thảy xúc xắc, nếu trẻ thảy không đúng số chấm tròn tương ứng với chữ số ở bậc thấp nhất thì không được ra quân mà phải nhường lượt cho trẻ tiếp theo. Trò chơi cứ thế tiếp tục, Trẻ phải thảy xúc xắc đúng số chấm tròn tương ứng với chữ số ở bậc tiếp theo (các bậc được tính theo thứ tự từ dưới lên trên) thì mới được leo lên bậc đó. Trong 4 trẻ chơi trẻ nào leo lên đỉnh núi nhanh nhất sẽ giành được cờ chiến thắng.

 

Ví dụ : Trẻ A đầu tiên chơi phải thảy xúc xắc được 4 chấm tròn mới được ra quân leo lên bậc số 4. Trẻ B tiếp theo lượt phải thảy xúc xắc được 2 chấm tròn mới được ra quân leo lên bậc số 2, nếu không đúng số chấm tròn thì bị mất lượt. Tiếp tục đến trẻ B, trẻ C thảy xúc xắc. Quay lại lượt trẻ A, hiện tại đang ở tại bậc đầu tiên (chữ số 4) thì cần phải thảy xúc xắc được 3 chấm tròn để leo lên bậc thứ hai (chữ số 3). Trò chơi cứ thế tiếp tục đến khi trẻ nào thảy được xúc xắc hình ngôi sao và leo lên tới bậc ngôi sao trước sẽ giành được cờ chiến thắng trên đỉnh núi. Chú ý trẻ phải lêo lần lượt từng bậc thang theo hướng từ phía dưới núi lên đỉnh núi.

Cách 2 : Củng cố thêm, bớt trong phạm vi 5

Chuẩn bị : Xúc xắc có các mặt thêm (+), bớt (-) các chữ số khác nhau (Hình 10). 4 mặt ngọn núi có các bậc (Hình 11)

 

 

 

                  Hình 10                                                   Hình 11                    

Luật chơi: Chỉ được thảy xúc xắc 1 lần, 4 trẻ chơi lần lượt theo một chiều quy định.

Cách chơi: Trẻ sẽ oẳn tù tì để xem ai là người chiến thắng sẽ thảy xúc xắc trước. Trẻ thảy xúc xắc được mặt nào sẽ leo lên đúng số bậc (+) hoặc bị rơi xuống số bậc (-) tương ứng với mặt đó. Trò chơi cứ thế tiếp tục đến khi trẻ nào thảy được xúc xắc hình ngôi sao và leo lên tới bậc ngôi sao trước sẽ giành được cờ chiến thắng trên đỉnh núi. Chú ý trẻ phải lêo lần lượt từng bậc thang theo hướng từ phía dưới núi lên đỉnh núi.

* Hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh : Tùy vào từng chủ điểm có thể thay đổi lô tô các chữ số thành lô tô hình ảnh 9 chủ điểm và chơi xuyên suốt cả năm học. Luật chơi và cách chơi tương tự như trên.

 

         Chủ điểm « Thực vật »                            Chủ điểm « PT giao thông »

 

Chủ điểm « Gia đình »                                   Chủ điểm « Động vật »

  - Khả năng áp dụng của sáng kiến:

Sáng kiến của chúng tôi đã được áp dụng cho các học trò của lớp mình (Lớp chồi 3 và lớp chồi 4) và thu được những lợi ích thiết thực trên trẻ. Ngoài ra, các biện pháp chúng tôi nêu ra còn có thể áp dụng đại trà trong các lớp học mầm non trong trường cũng như ở đơn vị khác nhờ tính khoa học và hoàn toàn gần gũi với trẻ, dễ thực hiện.

6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào giờ dạy vào các hoạt động một cách hợp lý.

Không ngừng giao lưu học hỏi nhau qua các hội thi làm đồ dùng.

Luôn tự học tự rèn thông qua sách vở, lên mạng, đĩa…

Thu thập nhiều tài liệu và thiết kế nhiều trò chơi mới bằng các nguyên vật liệu mở nhằm giúp trẻ hưng thú trong khi học và phát triển tư duy cho trẻ.

Tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp và thao giảng hội giảng để nâng cao tay nghề.

Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.

Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng sáng tạo thiết kế ra nhiều đồ chơi và trò chơi phù hợp với độ tuổi trẻ.

Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, nhằm quan tâm đến nhu cầu và đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

Qua thời gian thực hiện, chúng tôi cũng đã có những trải nghiệm lớn trong cách suy nghĩ, cách làm và đặc biệt là cách tổ chức các trò chơi  nhằm phát triển tư duy cho trẻ cho trẻ 4-5 tuổi.

Qua đó chúng tôi nhận thấy sáng kiến của mình đem lại những lợi ích sau:

* Về phía trẻ:

Trẻ tại lớp chồi 3 và lớp chồi 4 đều có thái độ tích cực khi tham gia các trò chơi phát triển tư duy, giờ học sinh động và lôi cuốn hơn.

Trẻ tự tin hơn khi tham gia các trò chơi, mạnh dạn trò chuyện với cô về nội dung chơi và nắm vững chắc hơn kiến thức về nội dung mà cô giáo muốn truyền đạt.

          Giúp trẻ phát triển tư duy, trí nhớ

          Trẻ nhận biết mối quan hệ giữa chöõ số và nhóm số lượng

          Rèn cho trẻ khả năng đếm và nhận biết chữ số

          Rèn cho trẻ thêm, bớt trong phạm vi 5

         Giúp trẻ củng cố các kiến thức môi trường xung quanh sau mỗi chủ đề

*  Về phía giáo viên:      

Giúp giáo viên có thêm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động, các chủ điểm.

Với những đồ chơi này giúp giáo viên truyền thụ kiến thức và dạy trẻ một cách dễ dàng và phát triển tư duy một cách tích cực cho trẻ.

  Giúp cho tiết học trở nên sinh động, nhẹ nhàng và thỏa mãn nhu cầu ham thích khám phá, tìm tòi của trẻ.

Giáo viên tự tin hơn khi thiết kế bài dạy cho trẻ, trò chơi và đồ chơi có thể lồng ghép, áp dụng được ở nhiều lĩnh vực.

* Về phía phụ huynh:

 Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình yêu thích đến trường, biết, nhớ nhiều trò chơi mang tính giáo dục cao, đặc biệt là các trò chơi nhằm phát triển tư duy.

Đó là những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và thể hiện sáng kiến của mình.Từ kết quả trên cho thấy, sau khi áp dụng các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ thì: Hiệu quả của các trò chơi phát triển trí tuệ và thái độ tích cực của trẻ khi tham gia chơi tăng lên rõ rệt, trẻ tiếp thu bài học tốt hơn.

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí


Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC