1. Là đồng
tác giả đề nghị công nhận sáng kiến:“ Thiết kế trò chơi ô cửa bí mật độc đáo, mới lạ dành cho trẻ mẫu giáo”.
2.Chủ đầu
tư tạo ra sáng kiến:
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:Giáo dục mầm
non
4. Ngày
sáng kiến được áp dụng lần đầu:06/9/2020
5. Mô tả bản chất sáng kiến:
Ngày
nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển,đồ chơi
cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại.Trong số đó có những loại
đồ chơi bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn
mang tính bạo lực, phi
giáo dục, độc hại đối với trẻ em. Những loại đồ
chơi phù hợp để phát triển
trí tuệ cho trẻ mang tính giáo dục càng được bổ
sung phong phú đa dạng
bao nhiêu thì càng kích thích được tính tò mò
ham hiểu biết, thích khám phá củatrẻ bấy nhiêu.Từ
thực tế nhiều năm đứng lớp, chúng tôi nhận thấy trẻ con luôn có nhu cầu chơi và
nhất là đối với những đồ chơi mới sẽ luôn thu hút được trẻ. Nhưng chi phí cho
những món đồ chơi mới có khi rất cao, không phải trường nào cũng có thể cung
cấp cho các cháu.
Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát
triển toàn diện về tất cả các lĩnh vực… hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, Phương pháp giáo dục mầm non chủ yếu là “Học bằng chơi, chơi mà
học”. Vui chơi là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non, để thực hiện được
hoạt động vui chơi phải có đồ dùng đồ chơi và để tiết học trở nên phong phú,
hấp dẫn đối với trẻ thì phải có đồ dùng dạy học.Đồ dùng,đồ chơi có thể sưu tầm
hoặc do chính giáo viên làm. Đồ dùng, đồ chơi tự tạo được làm từ các nguyên vật
liệu dễ tìm kiếm, đa dạng, dễ chế tạo, sản phẩm gần gũi với hoạt động của trẻ
và luôn đổi mới, Trong nhiều năm qua nhà trường đã từng bổ sung, mua sắm trang
thiết bị đồ dùng đồ chơi cần thiết để phục vụ cho trẻ trong các hoạt động, mới
đây nhà trường cũng có tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi giữa các giáo viên
nhằm làm phong phú thêm nguồn đồ chơi cho trẻ cũng như đồ dùng dạy học cho cô.
Tuy nhiên các đồ dùng dạy học và đồ chơi đó chưa được các cô mạnh dạn đầu tư kỹ
thuật công nghệ vào. Vì vậy để góp phần nâng cao chất lượng, áp dụng công nghệ kĩ
thuật vào làm đồ dùng đồ chơi và giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia các hoạt
động chúng tôi đã thảo luận và thống nhất thực hiện sáng kiến: “Thiết
kế mô hình trò chơi ô cửa bí mật độc đáo, mới lạ dành cho trẻ mẫu giáo”
Như chúng ta đã biết trẻ
em“ Họcbằng chơi, chơi mà học”. Qua các trò chơi, trẻ tiếpnhận kiến thức một
cách nhẹ nhàng mà hiệu quả.Vì thế, chúng tôi mong muốn tạo ra những đồ chơi
thân thiện, thú vị chocác cháu. Và hơn hết là mong muốn các cháu khi đến trường
sẽ được tự trải nghiệm với những đồ dùng đồ chơi giúp trẻ hứng thú tham gia học tập, mở
rộng kiến thức về thế giới xung quanh thông qua các hình ảnh, vật thật vv….
Đưa kiến thức đến với trẻ một cách nhẹ nhàng
dưới hình thức trò chơiTrẻ được trực tiếp thao tác vào trò chơi, được phát
triển vận động tinh, rèn sự khéo
léo của đôi bàn tay qua trò chơi, đồng thời trò chơi còn góp
phần thực hiện tốt
quan điểm “Lấy trẻ làm trung tâm”.
* Thiết kế mô hình trò chơi “Ô cửa bí mật”:
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính để làm mô hình trò chơi này gồm:
+ Một tấm phom cắt hình ngôi nhà và những ô cửa có kích thước
khoảng 60cm
+ 5 thùng giấy có kích thước bằng nhau
+ Keo nến, súng bắn keo, đề can, dao rọc giấy
+ 5 bóng đèn (loại đèn quả ớt) có 5 màu khác nhau +1 hộp âm
thanh
+ Mạch điện, dây điện loại nhỏ+ 1 bính ắc quy loại nhỏ(có thể
cắm điện trực tiếp nhưng muốn lưu động thì dùng bình ắc quy)
+ 5 chai nhựa trong loại nhỏ hoặc ly nhựa nhỏ
+ 1 ống nhựa dài khoảng 40 cm + phễu
+ 1 viên bi sắt (bi sắt có độ nặng vừa đủ giúp mạnh điện có thể
đóng lại khi bi lăn tới)
+ 5 con thú nhún lò xo (lò xo của thú nhún có độ nhạy cực tốt
giúp mạch điện đóng mở tốt)
+ Đinh ốc: 10 cây loại 3cm)
+ Các hình ảnh về các chủ đề, các con số đã được in ra và ép cho
cứng. Tùy theo các hoạt động giáo viên tổ chức mà chuẩn bị các hình ảnh tương
ứng.
Yêu cầu khi lựa chọn nguyên vật liệu: Nguyên
vật liệu sử dụng làm mô hình trò chơi phải được vệ sinh sạch sẽ khô ráo và đảm
bảo an toàn cho trẻ: Không độc hại, không sắc nhọn, kết dính chắc chắn...
Cách làm:
+ Bước 1: Dùng đề can bọc 5
thùng giấy lại cho đẹp mắt, khoét một lỗ nhỏ ở phần cửaphía trên đủ để đưa bóng
đèn qua
+ Bước 2: Dùng dao rọc giấy rọc những ô cửa theo hình sẵn có
+Bước 3: Đặt 5 thùng giấy tương ứng với 5 ô cửa của tấm phom, dùng
keo nến dán cố định chúng lại cho thật chắc chắn.
+ Bước 4: Khoan lỗ, gắn đinh ốc
phần trên và dưới của thú nhún làm mạch điện
+ Bước 5: Gắn mạch điện nhỏ
theo hình vòng tròn:
Gắn các mạch điện vào
đinh ốc đã khoan trên đầu thú nhúntheo hình vòng tròn
+ Bước 6: Gắn bình ắc quy + hộp
âm thanh phía sau sát vào tấm phom cho gọn
+ Bước 7: Gắn ống nhựa theo
chiều nghiêng từ trên xuống hướng vào các mạch điện (gắn ống nhựa nghiêng để
tạo độ xoáy khi thả bi)
+ Bước 8: Cắt phần trên của
phễu gắn vào đầu ống nhựa
+Bước 9: Lấy một đoạn chai nhựa
(hoặc ly nhựa) cắt những đường nhỏ ở phần miệng rồi bẻ ra sau đó úp vào từng
bóng đèn rồi dùng keo nến dán chắc lại để bảo vệ bóng đèn không bị va chạm.
Những bóng đèn đã được bảo vệ bởi các ly nhựa
+Bước 10: Bỏ đồ dùng cần dạy hoặc những đồ chơi cần cho
trẻ quan sát, trải nghiệm….vv vào những ngăn chứa của ô cửa
Như vậy chúng ta
đã hoàn thành bộ đồ chơi “ô cửa bí mật” có sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng vô
cùng mới lạ và hấp dẫn đối với trẻ
Mặt trước và sau hoàn
chỉnh của bộ đồ chơi “ô cửa bí mật”
Cách sử dụng và công
dụng của mô hình trò chơi:
Đây là mô hình trò chơi tương tác đựa trên hệ
thống đèn, trẻ sẽ được tự mình thực hiện thao tác chơi và trải nghiệm trò chơi
qua các đồ dùng đồ chơi mà cô đã bố trí trong các ô cửa
Vd: Ở hoạt động giáo dục âm nhạc, phần trò chơi
âm nhạc. Cô sẽ bỏ 5 bức tranh tương ứng với 5 bài hát vào 5 ô cửa.Đại diện mỗi
nhóm sẽ lên lựa chọn một ô cửa. Khi đó trẻ sẽ thả viên bi vào miệng phễu, viên
bi sẽ theo ống nhựa lăn xuống dưới và sẽ lăn theo đường vòng tròn, các bóng đèn
sẽ lần lượt sáng lên khi viên bi lăn tới, khi viên bi dừng ở đâu thì đồng nghĩa
với việc bóng đèn của ô cửa đó sẽ sáng lên. Trẻ sẽ lấy bức tranh trong ô cửa đó
và cả đội phải thể hiện bài hát tương ứng với nội dung của bức tranh vừa lấy
được trong ô cửa.
Đối với hoạt động
làm quen với toán chúng tôi có thể áp dụng trong bước giới thiệu bài hoặc ở
phần trò chơi, thao tác chơi tương tự như ở hoạt động âm nhạc tuy nhiên hình
ảnh và đồ dùng đồ chơi sẽ được thay đổi dựa vào đề tài mà chúng tôi cần dạy.
Ngoài ra mô hình trò chơi “ô cửa bí mật” còn có
thể áp dụng trong các hoạt động khác như: Tìm hiểu môi trường xung quanh, làm
quen văn học, hoạt động ở các góc…
Bé vui
học toán
Bé vui học toán
Với bộ đồchơi “ô cửa bí
mật” trẻ sẽ rất hứng thú khi tham gia vào trò chơi, vì khi chơi trẻ vừa được
chơi vừa được học, nhận biết đối tượng một cách chính xác, đồng thời trẻ vẫn
được hoạt động theo nhóm để có thể cùng nhau luyện tập.Trẻ sẽ không bị nhàm
chán vì đây là bộ trò chơi độc đáo có sự kết hợp của âm thanh, ánh sáng sẽ làm
cho trẻ tập trung chú ý hơn khi tham gia trò chơi.
Bên cạnh bộ đồ chơi “ô
cửa bí mật” được áp dụng công nghệ kĩ thuật vào thì chúng tôi còn tìm tòi và
suy nghĩ ra một cách khác để thiết kế trò chơi “ô cửa bí mật” mà không cần dùng
đến công nghệ âm thanh, ánh sáng để dành riêng cho các giáo viên không có khả
năng mắc các mạch điện nhưng cũng không kém phần mới mẻ và hấp dẫn với trẻ. Sau
đây là cách làm:
Chuẩn bị nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính để làm mô hình trò
chơi này gồm:
+ Một tấm phom cắt hình những ô cửa có
kích thước khoảng 60cm
+ 4 thùng giấy có kích thước bằng nhau
+ Keo nến, súng bắn keo, đề can
+ 4 cái lò xo loại nhỏ
+ 4 nắp chai nhựa đủ màu
+ 4 que đè lưỡi
+ Các hình ảnh về các chủ đề, các con số đã được in ra và ép cho
cứng. Tùy theo các hoạt động giáo viên tổ chức mà chuẩn bị các hình ảnh tương
ứng,
+ Các món đồ chơi vận động tinh nhỏ gọn dành cho trẻ mẫu giáo...vv
Cách làm:
+Bước 1: Dùng đề can bọc
4 thùng giấy lại cho đẹp mắt
+Bước 2: Dùng dao rọc
giấy rọc những ô cửa theo hình có sẵn
+Bước 3: Đặt 4 thùng giấy tương ứng với 4 ô cửa của tấm phom,
dùng keo nến dán cố định chúng lại cho thật chắc chắn.
+Bước 4: Phía dưới ngoài từng
cánh cửa gắn 1 lò xo
+ Bước 5: Gắn 1 miếng phom nhỏ ở đầu que đè lưỡi để làm chốt cửa
+Bước 5: Dán que đè lưỡi lên trên lò xo (hướng phần chốt vào trong
cánh cửa)
+ Bước 6: Gắn nắp chai lên đầu của que đè lưỡi để làm những nút
điều khiển
+Bước 7: Bỏ đồ dùng cần
dạy hoặc những đồ chơi cần cho trẻ vào những ngăn chứa của ô cửa
Như vậy chúng ta
đã thực hiện xong bộ đồ chơi “ô cửa bí mật” mà không cần dùng đến công nghệ kĩ
thuật nhưng vẫn mới mẻ, lạ mắt đối với trẻ.
Bộ đồ chơi “Ô cửa bí
mật” hoàn chỉnh
Cách sử dụng và công
dụng của mô hình trò chơi:
Đây là mô hình trò chơi mà trẻ sẽ được tự mình
thực hiện thao tác chơi và trải nghiệm trò chơi qua các đồ dùng đồ chơi mà cô
đã bố trí trong các ô cửa.công dụng cũng tương tự như đồ chơi được làm ở cách 1
tuy nhiên cách chơi có phần khác, cách chơi như sau:
Trong mỗi ô cửa chúng tôi chuẩn bị những đồ
dùng mà mình muốn chuyển tải đến trẻ, lần lượt các đội sẽ cử đại diện nhóm lên
chọn cho mình một ô cửa, trẻ chọn ô cửa nào thì sẽ nhấn nút của ô cửa đó cánh cửa sẽ tự động bật mở ra, trẻ sẽ lấy
những đồ dùng có chứa trong ô cửa đó về cho đội của mình.
Ngoài ra với bộ trò chơi này chúng tôi có thể
áp dụng trong hoạt động âm nhạc, toán, môi trường xung quanh, làm quen văn
học…vv
Nếu chơi ở hoạt động góc thì chúng tôi sẽ bố
trí những đồ chơi vận động tinh, một nhóm trẻ sẽ chơi và lần lượt nhấn nút chọn
ô cửa của mình sau đó trẻ sẽ ngồi chơi cùng nhau theo yêu cầu của trò chơi.
Trẻ hứng thú quan sát
và sôi nổi thảo luận với đề tài tìm hiểu các loại quả
*Khả năng áp dụng
của sáng kiến:
Với
cách làm mà chúng tôi đã trình bày ở trên thì sáng kiến đã được áp
dụng có hiệu quả ở lớp chồi 1 và chồi 5 và đang tiếp tục được các khối lớp trong trường mầm non Họa Mi
áp dụng. Sáng kiến này còn có
thể áp dụng được ở tất cả các khối lớp trong toàn Thị
xã và các
huyện thị
khác.
Vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù
hợp với tình hình của trẻ trong từng đơn vị.
Qua áp dụng sáng kiến chúng tôi nhận thấy giải
pháp này dễ thực hiện, không tốn kém chi phí nhiều, dễ dàng vận dụng, chuyển
tải được nhiều chủ đề giáo dục trong một trò chơi, tiết kiệm thời gian cho giáo
viên trong việc tổ chức thiết kế các hoạt động giáo dục. Sáng kiến này có thể
triển khai được ngay với trình độ kỹ thuật và điều kiện hiện nay của các trường
mầm non trong tỉnh Bình Phước.
6.Những thông tin cần được bảo mật: không.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
sáng kiến:
Để áp dụng được sáng
kiến, trước tiên cần có điều kiện về cơ sở vật chất nhà trường, phòng nhóm rộng
rãi,thoáng mát, thông thoáng, có diện tích rộng cho trẻ chơi.
Sự nhiệt tình, sáng tạo
của giáo viên để làm ra những món đồ dùng đồ chơi giúp trẻ vừa được chơi, vừa
được học.
Sự ủng hộ các nguyên vật liệu từ phía phụ huynh học sinh.
Nguyên vật liệu tận dụng
trong trường như thùng sữa, thùng mì…
8.Đánh giá
lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến
của tác giả:
Phát huy được tính sáng tạo và khả năng hứng thú
của trẻ trong các hoạt động.Hạn chế được những nhàm chán và không hứng thú khi
tham gia vào các hoạt động học và chơi của trẻ.
Sáng kiến về đồ dùng đồ chơi: “Thiết kế trò chơi ô cửa bí mật độc
đáo, mới lạ dành cho trẻ mẫu giáo” của chúng tôi, ngoài những hiệu quả nói trên còn đượcnhà trường đánh giá
là sản phẩm sáng tạo, dễ sử dụng, phát triển được các kỹ năng cho trẻ trong mọi
lĩnh vực, giá thành thấp.
Nhờ thiết kế được đồ dùng đồ chơi cho trẻ, mà giáo viên trong trường chúng tôi đã tổ chức các hoạt độngtrở nên sinh động, hấp dẫn trẻ, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của trẻ, có thể tiết kiệm chi phí làm đồ chơi từ việc tận dụng nguyên vật liệu phế thải.
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/