Skkn Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học địa lí 9

 


1.Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học địa lí 9”.

2.Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục( môn địa lí lớp 9)

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9/ 2020.

5.Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

         Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của người học, có thái độ học tập đúng đắn, góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. Tôi đã “Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học địa lí 9với tính mới như sau:

- Thiết kế nội dung cơ bản của bài dạy.

- Ứng dụng các hoạt động dạy học tích cực.

+ Hoạt động nhóm

+ Sân khấu hóa bằng hoạt động đóng vai:

+ Tổ chức hoạt động học tập theo trò chơi nhỏ:

+ Tổ chức hoạt động dạy học bằng đồ dùng trực quan, video, tranh ảnh, bài hát, các bài thơ….

5.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

a. Thiết kế nội dung hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh.

    Sự thành công trong một tiết dạy được quyết định bởi sự thiết kế nội dung hoạt động của bài dạy. Khi thiết kế cần phải đảm bảo những nội dung sau:

- Nội dung bài dạy nêu rõ mục đích, yêu cầu.

- Đảm bảo được tính khoa học, mục đích trong từng nội dung và toàn bài

- Thể hiện được tính đổi mới trong từng nội dung như áp dụng các hoạt động dạy học mới, phát huy tính chủ động, sáng tạo, thể hiện rõ năng lực của học sinh, huy động được lượng học sinh tham gia đông.

 Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy

- Kiến thức: Để tìm ra kiến thức người học phải dựa trên năng lực. Năng lực là nguồn lực để người học tìm được các giải pháp tối ưu thực hiện nhiệm vụ. Dựa trên năng lực người học phải năng động, sáng tạo, huy động khả năng của mình để tìm ra kiến thức.

- Kĩ năng: Việc xác định các kĩ năng cho bài học sẽ hướng đến cho học sinh phát huy hết khả năng ứng dụng, vận dụng trình độ của mình để tìm ra kiến thức. Các kĩ năng giáo viên hướng đến cho học sinh như phân tích biểu đồ, lược đồ, tranh ảnh, hình vẽ, các tư liệu, tài liệu, clip, thu thập và xử lí thông tin….có nội dung liên quan đến bài học.

 - Thái độ: Là sự đề cao vai trò, sự chủ động tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học tập, hiểu biết được những vấn đề gắn với thực tiễn để ứng dụng trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt. Thái độ mang tính tích cực góp phần lớn trong việc hình thành nhân cách học của học sinh, tạo niềm tin, hứng thú học tập cho các em.

Bước 2: Xác định thiết bị- đồ dùng dạy học:

    Là những phương tiện cần thiết cho bài dạy giúp học sinh trực quan trong tư duy nhận biết kiến thức. Thiết bị dạy học gồm biểu đồ, bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, băng đĩa….cần xác định các thiết bị cần thiết phù hợp với nội dung bài, chọn lọc thiết bị mang tính khoa học, thẩm mĩ, đáp ứng yêu cầu từng bài, kích thích khả năng tự học, tư duy, sáng tạo của học sinh.

Bước 3: Thiết kế  hoạt động học tập của học sinh

*. Xây dựng kế hoạch thực hiện.

- Giáo viên chủ động linh hoạt xây dựng chương trình, kế hoạch dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xây dựng giáo án có ứng dụng linh hoạt, hiệu quả những giải pháp mới .

- Công việc chuẩn bị cho bài dạy:

Về phía giáo viên:

+ Giáo viên phải nghiên cứu kĩ bài học, chuyển hoá được các ý chính mang tính trọng tâm lên một bản đồ sao cho logic khoa học.

+ Thiết kế giáo án.

+ Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

+ Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, mảnh ghép trò chơi, bài hát, bài thơ, phim tư liệu      

+ Chọn nội dung hoạt động phù hợp đối với các hoạt động khó, cần thời gian để học sinh chủ động chuẩn bị.

+ Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

+ Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

      Về phía học sinh:

+ Đọc trước SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

+ Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

+ Đồ dùng học tập

+ Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. Soạn kĩ các câu hỏi theo hướng dẫn ghi vào vở bài tập. Phân nhiệm vụ, thảo luận và trình bày sản phẩm.

*. Triển khai thực hiện.

- Dựa trên kế hoạch và chương trình đã được thiết kế, giáo viên tổ chức dạy học.

-  Chọn hoạt động dạy học phù hợp với từng lớp .

- Chuẩn bị kĩ những hoạt động dạy học phù hợp với từng lớp.

Bước 4:  Tổng kết – rút kinh nghiệm.

- Tổng kết lại những ưu – khuyết điểm trong quá trình triển khai, thực hiện, rút kinh nghiệm cho tiết học.

- Thông qua tiết học giáo viên sẽ động viên, khuyến khích, kích thích năng lực sáng tạo của học sinh, đồng thời có những điều chỉnh, định hướng  đúng đắn và kịp thời cho các em trong suy nghĩ và hành vi ứng xử đặc biệt là thái độ, tình cảm đối môn học, ý thức, trách nhiệm của công dân Việt Nam.

b. Ứng dụng các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh trong tiết học.

      Để hình thành năng lực toàn diện cho học sinh trong tiết dạy, giáo viên phải áp dụng các hoạt động dạy học tích cực. Trong các hoạt động dạy học tích cực, học sinh là chủ thể nhận thức; giáo viên tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lí, giúp học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng, kiến tạo tri thức cho riêng mình.

*. Hoạt động dạy học theo nhóm:

     Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ (có thể chia theo bàn hoặc tổ). Tuỳ mục đích, vấn đề học tập, các nhóm được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. Trong nhóm, mỗi thành viên đều phải làm việc hăng hái , không ỉ lại vào những  người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Hết thời gian thảo luận, mỗi  nhóm cử ra một đại diện trình bày kết quả thu được của nhóm mình.

     Hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn cũng như  kinh nghiệm của bản thân , cùng nhau xây dựng bài học. Thông qua hoạt động nhóm học sinh có thể nhận ra trình độ hiểu biết của mình về vấn đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Giờ học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp thụ bị động từ giáo viên.

 -  Quá trình thực hiện:

+ Giáo viên gợi ý một số nội dung/chủ đề theo nhóm thực hiện. Trong đó quy định rõ thời gian chuẩn bị cho  nhóm. Giáo viên có thể chọn học sinh làm nhóm trưởng, nhóm phó theo từng bài, từng nội dung dựa trên năng lực của từng em.

+ Giáo viên định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học.

+Học sinh thảo luận, trình bày, báo cáo( theo sản phẩm), nhận xét, đánh giá.

+ Giáo viên chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đề trọng tâm từ bài học.

  Trong các hoạt động nhóm giáo viên áp dụng các kĩ thuật dạy học để học sinh thực hiện như báo cáo kết quả theo trò chơi, phiếu học tập, sơ đồ tư duy, kĩ thuật khăn trải bàn …

                 Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn của học sinh lớp 9A2

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

          Kết quả thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn của học sinh lớp 9A2

*. Sân khấu hóa bằng hoạt động đóng vai:

    Đóng vai là diễn, tái hiện lại một nhân vật thông qua kịch bản học sinh đã soạn  sẵn, một tình huống cụ thể. Khi đóng vai, hành động, lời nói của nhân vật phải như thật, thể hiện đúng vai trò của mình. Để thực hiện được nội dung mới này đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị chu đáo, biết kết hợp các kĩ năng, năng lực chung và năng lực chuyên biệt của mình, kích thích hứng thú cho người học. Giáo viên yêu cầu học sinh có thể đóng vai hướng dẫn viên du lịch, cộng tác viên tuyên truyền về dân số, kĩ sư nông nghiệp, lâm nghiệp, tư vấn nghề nghiệp…..

 - Quá trình thực hiện:

+ Giáo viên gợi ý một số nội dung/chủ đề cần đóng vai. Trong đó quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian đóng vai cho  nhóm. Giáo viên có thể chọn học sinh đóng vai  dựa trên năng lực, sở thích của các em.

 + Học sinh chuẩn bị đóng vai: phân vai, dàn cảnh, học lời thoại, cách thể hiện nhân vật, diễn thử…

+ Học sinh đóng vai diễn lại nội dung giáo viên yêu cầu.

+ Giáo viên định hướng học sinh thảo luận về những nội dung trọng tâm của bài học được đặt ra từ các sản phẩm đóng vai.

+ Học sinh thảo luận, nhận xét, đánh giá.

+ Giáo viên chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đề trọng tâm từ bài học.

   Đây là hoạt động yêu cầu học sinh phải tổng hợp kiến thức, sưu tầm tranh ảnh, bài viết, clíp….giới thiệu về nội dung mà mình được giao. Học sinh được vận dụng toàn bộ những kĩ năng tốt của mình như công nghệ thông tin( lấy hình ảnh, gửi mail, làm clip), cắt dán, viết bài, trình bày trước lớp…Sân khấu hóa giúp học sinh có cơ hội phát huy những năng khiếu mà có thể bản thân các em chưa hiểu hết: đạo diễn, diễn xuất, thiết kế trang phục góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh: hợp tác, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ,…. Đồng thời, tạo không khí sôi nổi, hứng thú trong các tiết học. Hoạt động này đòi hỏi sự chuẩn bị chu đáo, công phu. Học sinh cần nhiều thời gian để cho ra sản phẩm có chất lượng nên giáo viên cần giao nhiệm vụ trước từ một đến hai tuần.

   VD. Sau khi học xong bài thực hành số 22. Giáo viên dặn dò học sinh chuẩn bị bài: Vùng Bắc Trung Bộ( chuẩn bị 2 bài tập số 3 trang 85 và 89) giáo viên giao cụ thể nội dung cho từng nhóm. Đóng vai là các hướng dẫn viên du lịch quảng bá về các địa điểm du lịch như Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Cố Đô Huế, khu di tích quê Bác ở Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An. Thành Nhà Hồ ở Thanh Hóa. Thời gian cho mỗi địa điểm trình bày 3 phút. Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh, ảnh, bài viết, cắt, dán hoặc trình chiếu, thuyết trình…tổ trưởng có nhiệm vụ giao cụ thể từng nội dung cho các bạn. Cả hai bài tập này sẽ được trình bày trong nội dung số 3( dịch vụ) vùng Bắc Trung Bộ( TT).

                          

Học sinh lớp 9A3 đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu, quảng bá về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của vùngBắc Trung Bộ.

*. Tổ chức hoạt động học tập theo trò chơi nhỏ:

   Trò chơi sẽ làm thay đổi không khí học tập của lớp, làm cho không khí trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Bên cạnh đó trò chơi học tập còn tạo cho các em khả năng quan sát tốt, tinh thần đoàn kết, giao lưu trong tổ, lớp tạo tính chủ động, tự tin, mạnh dạn, sáng tạo cho các em. Mặt khác trò chơi học tập là con đường thuận lợi để học sinh khắc sâu kiến thức.

     Cách thức tổ chức trò chơi rất đa dạng: Có thể là trò chơi giải mã ô chữ; trò chơi nhìn hình đoán chữ, nhìn hình đoán sự kiện; trò chơi sắp xếp mãnh ghép…Người dạy cần sáng tạo, dựa vào khả năng hợp tác của người học để thiết kế trò chơi phù hợp.

- Quá trình thực hiện:

+ Giáo viên gợi ý một số nội dung/chủ đề cần thực hiện. Trong đó quy định rõ thời gian chuẩn bị và thời gian chơi.

+ Giáo viên định hướng cho học sinh hoạt động

+ Học sinh thảo luận, thực hiện trò chơi nhận xét, đánh giá.

+ Giáo viên chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đề trọng tâm từ bài học.

   VD. Bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp ( trang 42) giáo viên yêu cầu học sinh thi gắn các ngành khai thác nhiên liệu, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, các trung tâm công nghiệp ở nước ta.( Bài tập 3- SGK) trong phần củng cố bài học.

    VD:    Khi học phần I bài: Dân số và gia tăng dân số. Học sinh nêu được Việt Nam là một nước có dân số đông. GV có thể đưa ra câu hỏi như sau: Bạn An nói : “dân số đông có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta”, bạn Khoa nói :“ Dân số đông gây rất nhiều khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội ở nước ta”. Theo em, em đồng ý với ý kiến nào? Hãy biện luận cho ý kiến của em đã chọn. Đây là câu hỏi có tình huống học sinh vận động tư duy cá nhân để biện luận cho ý kiến mình đã chọn.

 GV hướng dẫn học sinh chơi với hình thức như sau:                   

+GV nêu nội dung yêu cầu

+ Sử dụng bảng phụ, bút lông cho học sinh lên viết hoặc để tiết kiệm thời gian GV có thể cho HS trả lời sau đó ghi nháp sang một góc bảng.

   Mặt tích cực của dân số đông                              Mặt hạn chế của dân số đông

   Bạn A: có nguồn lao động dồi dào                      Bạn B: nhiều người thất nghiệp

   Bạn C: khai thác tốt các thế mạnh tự nhiên         Bạn D: tài nguyên bị suy giảm

   Bạn E: tạo ra nhiều của cải vật chất                     Bạn G: môi trường bị ô nhiễm

   Ban…..                                                                 Bạn…..

     Học sinh sôi nổi biện luận đối đáp hai vấn đề trên đến khi không còn sự tranh luận nào khác giáo viên sẽ chuẩn kiến thức cho học sinh đồng thời yêu cầu học sinh đưa ra được giải pháp đó cũng là phần chuyển ý sang mục II của bài.

                                                

Giáo viên ghi kết quả biện luận đối đáp của học sinh trong lớp

*. Tổ chức hoạt động dạy học bằng đồ dùng trực quan, video, tranh ảnh, bài hát, các bài thơ….

- Quá trình thực hiện:

+ Giáo viên gợi ý một số nội dung/chủ đề cần thực hiện. Trong đó quy định rõ thời gian chuẩn bị cho HS.

+ Sử dụng đồ dùng trực quan, video, tranh ảnh, bài hát, các bài thơ …cho học sinh xem, đọc, phân tích.

+ Học sinh thảo luận, thực hiện nội dung, nhận xét, đánh giá.

+ Giáo viên chốt kiến thức, hướng dẫn học sinh tổng hợp và khái quát những vấn đề trọng tâm từ bài học.

    Học sinh có cơ hội phân tích, tổng hợp, đánh giá khai phá và phát huy năng lực của mình đồng thời, tạo không khí sôi nổi, tích cực trong tiết học.  

VD. Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ ( học nội dung: những khó khăn của thiên nhiên gây ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân). Giáo viên cho học sinh đọc đoạn thơ sau:

“Oằn lưng mình gánh bao trận bão
Miền Trung
Đau thắt lưng một dải đất chập chùng lũ lụt
Nắng mùa hè cháy bỏng triền gió cát

Nơi mùa mưa nát đất sầy đường
Nơi hạt cơm cũng đượm cả gió sương
Những cô bé tóc vàng hoe sạm nắng
Những cậu con trai gầy nhẵng nước da nâu ”

                              (Trích Miền Trung - Tác giả: Đuyên Hồng)

? Em có nhận xét gì về mảnh đất và con người vùng Bắc Trung Bộ?

HS : – Thiên tai: Bão, lũ lụt, lũ quét, gió Tây khô nóng (gió Lào), hạn hán,…. nhưng con người giàu nghị lực sống.

VD: Bài 20: Vùng Đồng Bằng Sông Hồng( Đặc điểm dân cư, xã hội) Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn bài hát: Làng quan họ quê tôi.

Làng quan họ quê tôi, tháng giêng múa hát hội

Những đem trăng hát gọi, con sông cầu làng bao quanh,

Ngang lưng làng quan họ xanh xanh

Làng quan họ quê tôi, những chiều bao thương nhớ.

Tiếng ca đầu ngọn gió, nón quai thao nói gì người ơi,

 Nón quai thao(ư) nói gì người ơi

? Vùng đồng bằng sông Hồng ngoài giàu có về các công trình kiến trúc lâu đời, vùng còn có các giá trị văn hóa nào?( văn hóa dân gian: lễ hội, ca hát…).

5.3 Khả năng áp dụng sáng kiến

Với sáng kiến: “Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học địa lí 9tôi đã áp dụng rất thành công. Với sáng kiến này có thể áp dụng với các khối 6,7,8 còn lại trong trường. Đồng thời sáng kiến này phù hợp với tất cả học sinh các khối lớp trong địa bàn tỉnh và tiếp tục áp dụng trong các lớp tiếp theo của các trường THPT.

6. Những thông tin cần được bảo mật: không

7. Điều kiện để áp dụng sáng kiến:

7.1. Đối với giáo viên

    Vào thời điểm nào cũng vậy, năng lực chuyên môn của giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo. Người giáo viên trước hết phải có cái tâm, cái tầm, hết lòng vì học sinh thân yêu, coi trường là nhà, ân cần, tận tụy với học sinh. Bên cạnh đó phải luôn tìm ra các biện pháp tối ưu và biết kết hợp tổng hợp các biện pháp, phát huy mặt mạnh của mình, coi kết quả của học sinh là mục đích, là thước đo đánh giá trình độ tay nghề cũng như nhân cách nhà giáo .

7.2. Đối với học sinh và phụ huynh:

      Các em phải xác định được mục tiêu của việc học và rèn cho bản thân ý thức tự giác, tinh thần tự học. Các em phải ham thích việc học, luôn cố gắng không ngừng, không dấu dốt, sợ sai. Sự hỗ trợ nhiệt tình của phụ huynh học sinh, tạo mọi điều kiện động viên các em cố gắng vươn lên là một yếu tố lớn quyết định đến sự thành công của các em.

7.3. Đối với ban giám hiệu nhà trường và sự trợ giúp của phương tiện dạy học

     BGH phải thường xuyên  kiểm tra, động viên kịp thời khích lệ giáo viên phấn đấu, tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học tích cực để giáo viên hoàn thành bài giảng một cách khoa học nhất ( máy chiếu, ti vi, mạng internet….)

8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả

Trước khi áp dụng sáng kiến năm học 2019- 2020 tôi thu được kết quả như sau.

Năm học

Lớp/ Khối

Tổng

Mức độ

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

2019-2020

9 A1, 9A2,    9 A3,

127

12

9,4

46

36.2

38

29,9

31

24.5

     Sau khi áp dụng sáng kiến: “Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các hoạt động dạy học tích cực tạo hứng thú học tập cho học sinh trong tiết học địa lí 9 tôi đã thu được kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau.

Năm học

Lớp/ Khối

Tổng

Mức độ

Yếu

Trung bình

Khá

Giỏi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Học kì I 2020-2021

9 A1, 9A2,    9 A3,  9 A4

185

8

4,3

64

34.6

61

33

52

28,1

    Ngoài ra tôi nhận thấy học sinh không chỉ nắm bắt được những nội dung kiến thức mà còn hiểu sâu, rộng  hơn nhiều vấn đề. Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao trong giờ học. Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức. Kết quả thu được cao hơn so với hình thức dạy học đơn điệu truyền thống. Không khí lớp học rất sôi nổi và hào hứng. Đặc biệt trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp thị xã năm học 2020- 2021 tôi đã có 3 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp thị, một học sinh nằm trong đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh.

   Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tự tiếp nhận tri thức, kĩ năng giao tiếp; phương pháp nhập vai xử lí tình huống… 

    Với kết quả trên tôi tin rằng nếu sáng kiến của mình được áp dụng sẽ góp một phần nhỏ bé của mình trong việc nâng cao chất lượng môn địa lí 9 ở trường THCS An Lộc B nói riêng và các trường THCS trong toàn tỉnh nói chung, mang lại tính ổn định lâu dài.  

9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tôi cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bình Long, ngày 26 tháng 01 năm 2021

                                                                                                Người nộp đơn                           

                                      

                                                 

                                                                                                         Vũ Thị Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

 


TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Một số kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường THCS”

1/ Thực trạng trước khi áp dụng sáng kiến

    Đối với học sinh khối 9 khi được tôi hỏi về cách học môn địa lí của các em như thế nào?  Các em có thích môn học xã hội này không ? Đã có rất nhiều các ý kiến khác nhau từ phía các em. Hầu hết các em đều nói: “Rất thích môn này vì đây là môn học cung cấp kiến thức về tự nhiên, kinh tế, xã hội, chúng em biết được nhiều điều.” nhưng rồi có rất nhiều câu trả lời rằng: “ Môn địa lí khó học, bài tập vẽ biểu đồ rất khó chúng em không biết khi nào vẽ biểu đồ  hình tròn, khi nào vẽ biểu đồ miền, hình cột .... Chúng em không hình dung được các dạng bài vẽ biểu đồ. Cũng là câu hỏi đó có bạn thì vẽ hình tròn, bạn lại vẽ biểu đồ miền. Chúng em thích  học nhưng hơi sợ khi gặp bài vẽ biểu đồ vừa khó lại mất thời gian” và rất nhiều các ý kiến khác nhau nữa.

   Trong những năm mới được phân công giảng dạy lớp 9 phần lớn khi lên lớp tôi thường cung cấp kiến thức lí thuyết vì bài quá dài, chưa thực sự đi sâu vào việc rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh nên học sinh khi bắt gặp bài tập vẽ biểu đồ các em còn lúng túng, kết quả học tập chưa cao thể hiện khi tôi ra các dạng bài tập để học sinh làm khảo sát kết quả như sau.

Năm học

Khối lớp

Tổng số HS

Mức độ

Không biết vẽ

  SL          %

      Biết

 SL        %

Thành thạo

 SL         %

2010-2011

9

157

68       43.3

60      38.2

   29     18.5

2011-2012

9

202

  94         46.5

 70       34.7

   38     18.8

2/ Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:

   Bản thân tôi là một giáo viên trẻ, kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều so với các thầy cô có chuyên môn giỏi tại thị xã nhưng sau khi áp dụng sáng kiến “Một số kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9 ở trường THCS” tôi đã thu được những kết quả đáng mừng thể hiện như sau:

Năm học

Khối lớp

Tổng số học sinh

Mức độ

Không biết vẽ

  SL        %

Biết

 


  SL        %

Thành thạo

 


  SL        %

2012-2013

9

160

38       23.8 

79       49.4

 37      26.8

2013-2014

9

173

15        8.7

72       41.6

 86       49.7

2014-2015

9

179

13        7.3 

81        45.3

 84       47.7

Học kì I 2015-2016

9

209

13       6.2 

91       43.6

 105      50.2

 

Bản thân tôi được BGH nhà trường đánh giá là một giáo viên có phương pháp  giảng dạy tích cực, chất lượng bộ môn cao nhiều năm liền có học sinh giỏi đạt cấp thị và cấp tỉnh.Tạo môi trường thi đua dạy tốt, học tốt trong nhà trường, tạo niềm tin với phụ huynh góp phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường.

Trên đây là bản tóm tắt thực trạng trước và sau khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi. Rất mong sự đóng góp của các cấp để đề tài của tôi được hoàn thiện tốt hơn.

 

 

TÊN BÀI DẠY: VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 9

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội .

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội và những thuận lợi khó khăn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, lắng nghe/ phản hồi tích cực; giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu để hiểu và trình bày đặc điểm dân cư xã hội của vùng Bắc Trung Bộ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí, giới hạn của vùng Bắc Trung Bộ. Phân tích bản đồ tự nhiên của vùng để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên của vùng.

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường và phòng chống thiên tai

3. Phẩm chất

- Trách nhiệm: Ý thức được việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc trong vùng phải đi đôi với bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.

- Chăm chỉ: Tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên thiên nhiên và dân cư của vùng.

- Nhân ái: Thông cảm, sẽ chia với những khu vực thường xuyên chịu nhiều thiên tai.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của GV

- Bản đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ

- Một số tranh ảnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ

2. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Khảo sát nhu cầu khám phá, tìm hiểu, học tập về vùng Bắc Trung Bộ.

- Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.

b) Nội dung:

HS quan sát một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên của vùng và đoán tên địa điểm du lịch.

c) Sản phẩm:

HS nêu được các địa điểm du lịch: Thành nhà Hồ, Kinh đô Huế, Động Phong Nha

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ: GV cung cấp một số tranh ảnh về các di tích lịch sử, văn hóa, tự nhiên của vùng: Quan sát các hình dưới đây, em hãy cho biết đây là những địa điểm du lịch nổi tiếng nào?

  

 

Bước 2: HS quan sát tranh và bằng hiểu biết để trả lời.

Bước 3: HS báo cáo kết quả (một học sinh trả lời, các học sinh khác nhận xét)

Bước 4: GV dẫn dắt vào bài

Nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm BB và miền Trung là vùng BTB. Vùng có tầm quan trọng trong sự liên kết Bắc – Nam và liên kết về mọi mặt giữa Việt Nam và Lào. Đây cũng là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về tự nhiên và dân cư của vùng BTB.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn lãnh thổ (10 phút)

a) Mục đích:

- Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ của vùng BTB.

- Nêu được ý nghĩa của VTĐL đối với việc phát triển KT-XH.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và khai thác lược đồ tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ để trả lời các câu hỏi.

v    Nội dung chính

I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 51513 km2

- Lãnh thổ hẹp ngang

- Tiếp giáp:

+ Phía Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng.

+ Phía Nam giáp duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía đông giáp biển.

+ Phía Tây giáp Lào.

- Ý nghĩa: Cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, cửa ngõ của các nước láng giềng ra biển Đông và ngược lại, của ngõ hành lang Đông- Tây của tiểu vùng sông Mê Công

c) Sản phẩm: HS Trả lời và xác định các câu hỏi sau:

- Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là 51513 km2.

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh/thành phố: HS xác định trên lược đồ.

-  Đặc điểm và xác định vị trí địa lí của vùng trên bản đồ: Vùng lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.

-  Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng: Là cầu nối giữa Bắc Bộ với các vùng phía Nam. Là cửa ngõ của các nước tiểu vùng sông Mê Công ra biển

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 23.1 trả lời các câu hỏi:

- Vùng Bắc Trung Bộ có diện tích là bao nhiêu?

- Vùng Bắc Trung Bộ gồm những tỉnh thành phố nào?

-  Nêu đặc điểm và xác định vị trí địa lí của vùng trên bản đồ?

-  Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS lên bảng xác định và trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

Với đặc điểm VTĐL như vậy mở ra triển vọng và khả năng hợp tác, giao lưu kinh tế - văn hóa với các vùng trong nước và các nước trên thế giới

2.2. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của BTB (20 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm cơ bản về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng.

- Xác định trên bản đồ (Atlat) vị trí và kể được tên của một số dãy núi, đồng bằng, con sông, khoáng sản, bãi tắm, vườn quốc gia, hang động ở BTB.

- Phân tích được những thuận lợi và khó khăn do tự nhiên mang lại.

b) Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát lược đồ để trả lời các câu hỏi.

v    Nội dung chính:

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Đặc điểm:

+ Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn

+ Từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển

- Thuận lợi: có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển

-  Khó khăn: Thiên tai thường xảy ra ( bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng tây nam, cát bay)

c) Sản phẩm: Hoàn thành các câu hỏi.

* Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học cho biết dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ:

- Gây hiệu ứng phơn Tây Nam

- Hướng địa hình, độ dốc, dải Trường Sơn chi phối sâu sắc đặc điểm tự nhiên và đời sống dân cư.

* Nhóm 2: Địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó mang lại thuận lợi, khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế:

- Địa hình kéo dài và hẹp ngang, có nhiều núi đâm ra sát biển.

- Thuận lợi: Phát triển đa dạng nghề rừng, chăn nuôi  sản xuất,

- Khó khăn: Lương thực, kinh tế biển, đồng bằng hẹp ít màu mỡ.

* Nhóm 3: Các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ. Nêu tác hại và biện pháp giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng.

- Bão lụt, gió Lào, cát lấn, cát bay, hạn… Gây khó khăn cho giao thông, cung cấp nước, nguy cơ cháy rừng cao.

- Biện pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.. xóa đói giảm ngèo vùng phía Tây .

* Nhóm 4: So sánh tiềm năng tài nguyên và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoàng Sơn:

- Tiềm năng rừng, khoáng sản (Crôm, thiếc, đá xây dựng) ở phía Bắc Hoành Sơn lớn hơn phía Nam.

  - Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới ở phía Nam Hoành Sơn.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, quan sát lược đồ và yêu cầu các nhóm HS hoàn thành các câu hỏi.

          * Nhóm 1: Dựa vào kiến thức đã học cho biết dãy núi Trường Sơn có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu ở Bắc Trung Bộ ?

          * Nhóm 2: Quan sát H23.1: Địa hình của vùng có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó mang lại thuận lợi, khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế?

          * Nhóm 3: Bằng kiến thức đã học, hãy nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ? Nêu tác hại và biện pháp giảm thiểu tác hại thiên tai cho vùng?

          * Nhóm 4: Quan sát H23.1 và 23.2 hãy so sánh tiềm năng tài nguyên và khoáng sản phía Bắc và phía Nam dãy Hoàng Sơn?

Bước 2: Các nhóm HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số nhóm HS lên bảng ghi kết quả của nhóm; nhóm HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

2.3. Hoạt động 3: Đặc điểm dân cư và xã hội của vùng BTB (5 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm dân cư xã hội của vùng

- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn của dân cư xã hội đối với sự phát triển của vùng.

b) Nội dung:

- HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và phân tích bảng số liệu ở vùng Bắc Trung Bộ để trả lời các câu hỏi.

v    Nội dung chính

III. Đặc điểm dân cư - xã hội:

- Đặc điểm:

 +  Địa bàn cư trú của 25 dân tộc

 + Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ tây sang đông.

- Thuận lợi: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh chống thiên tai và giặc ngoại xâm.

- Khó khăn: mức sống chưa cao, cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.

c) Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi.

- Đặc điểm dân cư của vùng: Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Người Kinh chủ yếu ở đồng bằng ven biển. Miền núi, gò, đồi phía Tây  là nơi cư trú của các dân tộc ít người.

- Đặc điểm dân cư - xã hội có thuận lợi đối với sự phát triển của vùng: lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống lao động cần cù , giàu nghị lực và kinh nghiệm trong đấu tranh với thiên nhiên. Vùng còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa.

- Những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của vùng:

+ Phía Đông: SXLT, cây CN ngắn ngày, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, SXCN, thương mại, du lịch.

+ Phía Tây: Nghề rừng, cây CN dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn.

- So sánh các tiêu chí của vùng so với cả nước: Ngoài chỉ tiêu người lớn biết chữ là cao, còn tất cả các chỉ tiêu khác của vùng đều thấp hơn so với cả nước.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV yêu cầu hs đọc thông tin SGK và phân tích bảng số liệu để trả lời các câu hỏi:

Một số tiêu chí về dân cư, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

Tiêu chí

Đơn vị

Năm

Bắc Trung Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

2017

208

283

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên

%

2017

1,09

0,81

Tỉ lệ hộ nghèo

%

2016

9,06

5,8

Thu nhập bình quân đầu người/tháng

Nghìn đồng

2016

2117,0

3097,6

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

2017

95,7

95,1

Tuổi thọ trung bình

Năm

2019

72,6

73,6

Tỉ lệ dân số thành thị

%

2017

21,1

35,04

- Nêu đặc điểm dân cư của vùng?

- Đặc điểm dân cư - xã hội có thuận lợi như thế nào đối với sự phát triển của vùng?

- Dựa vào bảng 23.1  cho biết những khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía đông và tây của vùng?

- Dựa vào bảng 23.2, so sánh các tiêu chí của vùng so với cả nước?

Bước 2: Các HS thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả ra giấy nháp; GV quan sát, theo dõi, gợi ý, đánh giá thái độ học tập của HS

Bước 3: Đại diện một số HS trình bày kết quả; các HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

3. Hoạt động: Luyện tập (5 phút)

a) Mục đích:

- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu nội dung kiến thức bài học

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức bài học để đưa ra đáp án.

c) Sản phẩm: Đưa ra đáp án.

 

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

Chủ yếu là người Kinh

Sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt và  nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.

Miền núi, gò đồi phía tây

Chủ yếu là các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, Bru-Vân Kiều,…

Nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV cho HS hoạt động theo nhóm 2 bạn chung bàn làm 1 nhóm và hoàn thành bảng thông tin sau:

Chỉ ra sự khác biệt về các dân tộc cư trú chủ yếu và hoạt động kinh tế chính giữa phía đông và phía tây của Bắc Trung Bộ.

 

Các dân tộc

Hoạt động kinh tế

Đồng bằng ven biển phía đông

 

 

Miền núi, gò đồi phía tây

 

 

Bước 2: HS có 2 phút thảo luận theo nhóm.

Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét. GV chốt lại kiến thức của bài.

4. Hoạt động: Vận dụng (2 phút)

a) Mục đích: Hệ thống lại kiến thức về vùng Bắc Trung Bộ

b) Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Thiết kế một sản phẩm.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm tư liệu, bài viết, ảnh và viết tóm tắt, giới thiệu về vườn quốc qua Phong Nha - Kẻ Bàng hoặc thành phố Huế.

Bước 2: HS hỏi và đáp ngắn gọn.

Bước 3: GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau nhận xét.

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

- Trong năm học 2019 – 2020 chúng tôi được BGH nhà trường phân công giảng dạy môn Ngữ văn các lớp 12A2; 12E3; 12D2; 12A3; 12A4; 12B; 12E2.

Trong quá trình giảng dạy, chúng tôi đã cùng tiến hành ứng dụng thực nghiệm đề tài “ Ứng dụng linh hoạt, hiệu quả các phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh trong dạy tác phẩm văn xuôi Việt Nam thời kì chống Mĩ lớp 12   vào  thời gian từ 16- 21/03/2020 với đối tượng học sinh khối 12 ở các lớp được phân công.

- Kết quả thu được:

Về phía giáo viên:

- Có những đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học, linh hoạt kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin một cách hợp lý, gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến thức của bộ môn một cách tích cực và chủ động của học sinh.

 

- Giáo viên biết sử dụng -tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn.

Về phía học sinh:

 - Học sinh không chỉ nắm bắt được những nội dung kiến thức mà còn hiểu rộng hơn, sâu hơn nhiều vấn đề.Học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao trong giờ học. Tự phát hiện và giải quyết các vấn đề trong nội dung kiến thức. Kết quả thu được cao hơn so với hình thức dạy học đơn điệu truyền thống.Không khí lớp học rất sôi nổi và hào hứng.

 - Kĩ năng sống của các em được nâng cao rõ rệt: Kĩ năng làm việc nhóm; kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tự tiếp nhận tri thức, kĩ năng giao tiếp; phương pháp nhập vai xử lí tình huống… 

 Nguồn: ST

Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC