1. Là tác giả đề nghị xét công
nhận sáng kiến: “Biện
pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt toán chuyển động đều”
2. Chủ đầu
tư tạo ra sáng kiến: tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục (Môn Toán).
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
hoặc áp dụng thử: 6/9/2020.
5. Mô tả bản chất sáng kiến:
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Giáo
dục là nhân tố quyết định cho sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách
hàng đầu; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đổi mới chương trình, nội
dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng
cường cơ sở vật chất cho nhà trường là việc làm không thể thiếu. Đây là động
lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và
là chìa khóa vạn năng để mở cửa tiến vào tương lai.
Hiện
nay có nhiều giải pháp đã và đang được nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực
hiện mục tiêu trên. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh cũng là một trong những giải pháp được nhiều
người quan tâm nhằm đưa các hình thức dạy học mới vào nhà trường. Để tích cực
hoá hoạt động học tập của học sinh, môn toán ở Tiểu học nói chung và lớp 5 nói
riêng cần có một phương pháp dạy học cụ thể phù hợp với từng loại toán.
Một trong 5 nội dung chương trình cơ bản của toán 5 thì nội dung
về Giải toán có lời văn chiếm một thời lượng lớn. Xét
riêng về loại toán chuyển động đều ở lớp 5, đây là loại toán khó, rất phức tạp,
phong phú đa dạng và có rất nhiều kiến thức áp dụng vào thực tế cuộc sống. Mặt
khác việc hình thành, rèn luyện, củng cố các kỹ năng giải toán chuyển động đều
còn ít nên các em không thể tránh khỏi những khó khăn sai lầm khi giải loại
toán này. Vì thế rất cần phải có phương pháp cụ thể đề ra để dạy giải các bài
toán chuyển động đều nhằm đáp ứng các nội dung bồi dưỡng nâng cao chất lượng
giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng nâng cao khả năng tư duy linh hoạt và óc
sáng tạo của học sinh.
5.2. Nội dung sáng kiến:
a/Thực trạng
Qua nắm bắt tình hình thực tế khả năng tiếp thu môn Toán phần chuyển
động đều của học sinh trước khi áp dụng sáng kiến, tôi thống kê
với kết quả cụ thể như sau:
Tổng số học sinh |
Số học
sinh nắm vững 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng đúng
và đưa các bài toán về dạng cơ bản để giải, thực hành giải toán thành thạo, tự tin, hào
hứng khi gặp bài toán về chuyển động đều |
Số học
sinh nắm được 3 dạng toán chuyển động, nhận dạng tương đối chính xác các bài toán dạng cơ bản, thực hành giải được các bài toán về
chuyển động đều nhưng đôi khi còn lúng
túng. |
Số học
sinh tiếp thu bài hạn chế, chưa biết suy luận khi làm bài, làm bài chưa chính
xác. |
39 |
9/39 |
20/39 |
10/39 |
b/ Nội dung cần giải quyết
Từ kết quả trên, tôi đã tìm hiểu
và tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến kết quả học sinh nắm bắt phần giải toán
phần chuyển động đều chưa tốt, đó là:
- Do thời gian phân bố cho loại toán chuyển động đều
ít nên học sinh không được củng cố rèn luyện kĩ năng giải loại toán này một
cách hệ thống, sâu sắc. Việc mở rộng hiểu biết và phát triển khả năng tư duy,
trí thông minh, óc sáng tạo cho học sinh còn hạn chế.
- Học sinh chưa được rèn
luyện giải theo dạng bài nên khả năng nhận dạng bài và vận dụng phương pháp
giải cho từng dạng bài chưa có. Dẫn đến học sinh lúng túng, chán nản khi gặp
loại toán này.
- Đa số giáo viên chưa
nghiên cứu để khai thác sâu kiến thức, dạy máy móc, chưa chú trọng làm rõ bản
chất toán học, chỉ dạy cho học sinh nhớ công thức và vận dụng công thức làm
bài. Chính vì vậy mà học sinh chưa có sự sáng tạo trong từng bài toán tình huống
chuyển động cụ thể có trong cuộc sống.
- Khi làm bài nhiều em không
đọc kĩ đề bài, suy nghĩ thiếu cẩn thận, hấp tấp nên bỏ sót dữ kiện đề bài cho
và khó tìm ra cách giải.
- Nhiều học sinh không nắm
vững kiến thức cơ bản, hiểu bài máy móc, chỉ làm theo mẫu chứ chưa tự suy nghĩ
để tìm cách giải.
c/Các giải pháp
thực hiện
Chuyển động đều là dạng toán về
các số đo đại lượng. Nó liên quan đến 3 đại lượng là quãng đường (độ dài), vận
tốc và thời gian.
Bài toán đặt ra là: Cho
biết một số trong các yếu tố hay mối liên hệ nào đó trong chuyển động đều. Tìm
các yếu tố còn lại.
Vì vậy, mục đích của việc dạy
giải toán chuyển động đều là giúp học sinh tự
tìm hiểu được mối quan hệ giữa đại lượng đã cho và đại
lượng phải tìm, mô tả quan hệ đó bằng cấu trúc phép tính cụ thể, thực hiện phép
tính, trình bày lời giải bài toán.
Để thực hiện mục đích trên, giáo
viên cần thực hiện các yêu cầu sau:
- Tự giải bài toán bằng nhiều
cách (nếu có).
- Dự kiến những khó khăn, sai lầm
của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh hoạt động
nắm vững các khái niệm, thuật ngữ và thực hiện các bước giải bài toán chuyển
động đều.
- Rèn luyện cho học sinh năng
khiếu năng lực khái quát hoá giải toán.
Cụ thể như sau
* Khâu giải toán: Là khâu quan
trọng trong quá trình chuẩn bị dạy giải bài toán của người giáo viên. Chỉ thông
qua giải toán, giáo viên mới có thể dự kiến được những khó khăn sai lầm mà học
sinh thường mắc phải, và khi giải bài toán bằng nhiều cách giáo viên sẽ bao
quát được tất cả hướng giải của học sinh. Đồng thời hướng dẫn các em giải theo
nhiều cách để kích thích lòng say mê học toán ở trẻ.
* Dự kiến khó khăn sai lầm của
học sinh:
Đây là công việc không thể thiếu
được trong quá trình dạy giải toán. Từ dự kiến những sai lầm của học sinh, giáo
viên đặt ra phương án tốt giải quyết cho từng bài toán.
Một số khó khăn, sai lầm học sinh
thường mắc phải khi giải loại toán này là:
- Tính toán sai
- Viết sai đơn vị đo
- Nhầm lẫn giữa thời gian và thời điểm
- Vận dụng sai công thức
- Học sinh lúng túng khi đưa bài toán chuyển
động ngược chiều (hoặc cùng chiều) lệch thời điểm xuất phát về dạng toán chuyển
động ngược chiều (hoặc cùng chiều) cùng thời điểm xuất phát.
- Câu lời giải (lời văn) không
khớp với phép tính giải:
* Tổ chức cho học sinh thực hiện
các bước giải toán.
- Tổ chức cho học sinh tìm hiểu
nội dung bài toán bằng các thao tác.
+ Đọc bài toán (đọc to, đọc thầm,
đọc bằng mắt).
+ Tìm hiểu một số từ, thuật ngữ
quan trọng để hiểu nội dung, nắm bắt bài toán cho biết cái gì ? Bài toán yêu
cầu phải tìm cái gì ?
- Tìm cách giải bài toán bằng các
thao tác:
+ Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ
hoặc bằng lời (nên khuyến khích học sinh tóm tắt bằng sơ đồ)
+ Cho học sinh diễn đạt bài toán
thông qua tóm tắt.
+ Lập kế hoạch giải bài toán: xác
định trình tự giải bài toán, thông thường xuất phát từ câu hỏi của bài toán đi
đến các yếu tố đã cho. Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện đã cho với yêu
cầu bài toán phải tìm và tìm được đúng phép tính thích hợp.
- Thực hiện cách giải và trình
bày lời giải bằng các thao tác:
+ Thực hiện các phép tính đã xác
định (ra ngoài nháp)
+ Viết câu lời giải
+ Viết phép tính tương ứng
+ Viết đáp số
- Kiểm tra bài giải: kiểm tra số
liệu, kiểm tra tóm tắt, kiểm tra phép tính, kiểm tra câu lời giải, kiểm tra kết
qủa cuối cùng xem có đúng với yêu cầu bài toán.
* Rèn luyện năng lực khái quát
hóa giái toán:
- Làm quen với các bài toán thiếu
hoặc thừa dữ kiện.
- Lập bài toán tương tự (hoặc
ngược) với bài toán đã giải.
- Lập bài toán theo cách giải cho
sẵn.
DẠNG 1:
BÀI
TOÁN CÓ MỘT CHUYỂN ĐỘNG THAM
GIA
*Kiến thức cần ghi nhớ:
-
Công thức tính quãng đường: s = v t
- Công thức tính vận tốc: v = s : t
- Công thức
tính thời gian: t = s : v
1. Loại bài TÌM VẬN TỐC
*Lưu ý:
- Nếu quãng đường là km,
thời gian là giờ thì vận tốc là km/giờ.
- Nếu quãng đường là m,
thời gian là phút thì vận tốc là m/phút.
Bài 1/139:
Một người đi xe máy đi trong 3giờ được 105km. Tính vận tốc của người đi xe máy.
...
Link Google Drive tải file word đầy đủ, miễn phí
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/