Skkn Phương pháp giới thiệu bài gây hứng thú cho học sinh tiểu học

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Phương  pháp giới thiệu bài gây hứng thú cho học sinh”

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục ( Tiếng Anh).

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 07/10/2020.

5. Mô tả bản chất sáng kiến:

5.1. Thực trạng:

5.1.1. Thuận lợi:

- Môn Tiếng Anh  nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, Ban Giám Hiệu nhà trường và các bậc phụ huynh học sinh. Ngay từ những ngày đầu khi trường vừa mới bắt đầu đưa Tiếng Anh vào bộ môn giảng dạy ở trường. Tôi được sự quan tâm, lo lắng cho môn học từ những trang thiết bị cho môn Tiếng anh như tranh, CD, sách giáo khoa, từ điển….

- Phần lớn các em học sinh luôn háo hức, phấn khởi với môn Tiếng Anh. Vì sự mới lạ, tranh ảnh bắt mắt, một số trò chơi sinh động trong quá trình học.

- Các bậc phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến tình hình học tập của các em. Thường xuyên hỏi thăm tình hình học tập, sự tiếp thu trên lớp của các em học sinh.

5.1.2. Khó khăn:

Tuy nhiên ngoài những thuận lợi đó. Tôi còn gặp phải một vài sự khó khăn không mong đợi từ phía khách quan và chủ quan của bản thân.

* Khách quan: Có một số loại sách giáo khoa không có flash cards. Tôi rất khó trong việc dạy từ vựng cho các em nhất là các em trong lớp 1. Mặc khác các em lớp 1 do còn nhỏ nên chưa quen với việc học. nên thường hay mất tập trung, nói chuyện trong giờ học.

Môn Tiếng Anh chưa có phòng học riêng. Có một số lớp chưa có Tivi hoặc máy chiếu.

* Chủ quan: Bản thân luôn chủ quan khi các em học sinh trong lớp không phải 100% các em đều yêu thích môn Tiếng Anh. Một vài em luôn cảm thấy áp lực khi học vì lí do các em không hứng thú với môn học. Các em gặp nhiều khó khăn từ cách đọc, phát âm, nghe- nói- đọc- viết. Từ đó, qua nhiều năm giảng dạy, học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô, đồng nghiệp. Tôi đã tìm ra cách cho các em chú ý hơn, hứng thú hơn, thu hút các em vào bài giảng ngay từ những giây phút đầu của tiết học. Bằng những phương pháp được vận dụng trong tiết học nhằm thu hút sự chú ý của các em từ những phút đầu của bài học.

5.2. Tính mới: 

    -  Đổi mới phương pháp dạy học tạo ra môi trường khuyến khích từng học sinh chủ động học tập.

-  Thu hút được sự chú ý, tập trung của các em học sinh trong bài học.

-   Chất lượng bài học được nâng cao, tỉ lệ phần trăm các em học sinh làm được bài cao hơn.

5.3. Nội dung

5.3.1. Tình trạng của giải pháp đã biết:

Hiện nay, Tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ toàn cầu. Là ngôn ngữ chính của hơn 53 quốc gia và vùng lãnh thổ, là ngôn ngữ thứ hai của gần 100 quốc gia và ngôn ngữ chung của hơn 400 triệu người trên thế giới. Trong thời đại 4.0 hầu như các ngành nghề thương mại, y tế, truyền thong, du lịch…đều sử dụng Tiếng Anh. Vì thế mà nhu cầu dạy và học Tiếng Anh cho trẻ ngày càng được tăng lên. Tiếng Anh có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và của sự nghiệp giáo dục đào tạo nói riêng. Chính vì vậy, học Tiếng Anh từ bậc Tiểu học trở thành mối quan tâm đặc biệt của học sinh, phụ huynh, giáo viên, ngành giáo dục và cả nước. Tuy nhiên, muốn tạo được niềm vui và say mê học Tiếng Anh cho các em học sinh. Thì cách vào bài học là điều quan trọng và cần thiết không kém. Thay vì vào bài trực tiếp thì chúng ta có thể bắt đầu với một chủ đề mà có thể thu hút được sự chú ý của các em. Qua những năm công tác giảng dạy và học hỏi các thầy cô, đồng nghiệp Tôi có những cách vào bài để thu hút các em như:

5.4. Các hình thức tổ chức

5.4.1. Vào bài giảng bằng một trò chơi nhỏ

      Việc thiết kế một trò chơi nhỏ để vào bài. Tôi có thể kiểm tra được bài cũ thông qua trò chơi. Mặc khác thông qua trò chơi các em học sinh có thể cùng nhau tham gia và thảo luận. Tạo sự sôi động, hứng thú, sự tự tin, nhanh nhạy và sự đoàn kết trong nhóm. Khi các em đã chú ý và phấn khởi với trò chơi thì việc vào bài mới sẽ dễ dàng hơn và các em cũng chăm chú lắng nghe hơn.

- Ví dụ 1: ở lớp 4 các em đã được học bài unit 7: What do you like doing?. Với các từ vựng là hoạt động được thêm ing như: Flying a kite, riding a bike, swimming…. Vì thế, khi Tôi dạy bài mới unit 9: What are you doing?. Trước khi vào bài Tôi cho các em vận động vào bài. Bằng cách tổ chức một trò chơi nhỏ “ slap the board”. Tôi sẽ dán hoặc viết các hoạt động thêm ing lên trên bảng. Tôi sẽ chia lớp thành 2 đội. Các lượt chơi sẽ là 2 bạn học sinh từ 2 đội. Các em học sinh sẽ lắng nghe xem giáo viên đọc từ chỉ hoạt động nào. Khi nghe được hoạt động các em sẽ chạy lên bảng và bôi từ đã được nghe. em nào của đội nào bôi nhanh và đúng sẽ được cộng điểm. =>Trò chơi này nhằm giúp các em nhớ lại các từ vựng đã học và dẫn dắt vào bài mới Unit 9: What are you doing?

- Ví dụ 2: ở lớp 3 bài Unit 8:lesson 1. Các em đã được học các từ vựng về dụng cụ học tập “ eraser, pen, pencil, ruler, bag, pencil sharpener, pencil case” Nên trước khi vô bài mới Unit 8: lesson 2. Tôi sẽ cho các em chơi trò chơi “ slap the board”.Tôi sẽ ghi 7 từ vựng lên trên bảng. Sau đó, Tôi sẽ chia lớp ra thành 2 đội. Lần lượt có 7 lần chơi. Mỗi lần sẽ có 2 bạn học sinh từ 2 đội. Tôi sẽ đọc một từ vững có trên bảng. Em học sinh nào chạy nhanh và lấy tay bôi được từ trên bảng đúng và nhanh nhất thì chiến thắng.

5.4.2. Sử dụng một đoạn video ngắn dẫn dắt vào bài

      Học sinh Tiểu học thường bị thu hút bởi những màu sắc trực quan và hình ảnh sinh động việc sử dụng một đoạn video ngắn sẽ dễ dàng thu hút được sự chú ý của các em vào bài học. Trước khi cho học sinh xem Tôi thường đưa ra những câu hỏi định hướng cho học sinh quan sát. Đoạn video liên quan đến chủ đề bài học. Sau khi quan sát đoạn video xong Tôi có thể hỏi các em về nội dung, hình ảnh mà các em đã được xem. Khi đó Tôi có thể kiểm tra được sự quan sát, chú ý của các em như thế nào. Mặc khác Tôi sẽ gợi ý và các em có thể đoán chủ đề của bài học thông qua đoạn video

- Ví dụ 1: ở lớp 5 các em sẽ được học bài unit 9: What did you see at the zoo?

Trước khi học bài mới Tôi sẽ cho các em xem 1 đoạn văn ngắn về các con vật. Sau khi xem Tôi sẽ hỏi các em về những hình ảnh mà các em đã được thấy trong đoạn văn. Nhằm tạo sự thích thú, lắng nghe và quan sát chú ý vào đoạn video.

- Ví dụ 2: ở lớp 1 bài Unit 6; lesson 1 các em sẽ được học về các hoạt động “ swim, sing, run”. Vì vậy, trước khi vô bài mới Tôi sẽ cho các em xem đoạn video về 3 hoạt động này. Sau đó sẽ hỏi các em thấy nhân vật trong đoạn video đang làm gì?. Từ đó, sẽ dẫn dắt các em vào bài mới Unit 6:lesson 1

5.4.3. Mở đầu bài giảng bằng một bài hát

      Âm nhạc sẽ giúp các em thư giãn, thoải mái và hứng thú với các em học sinh trước khi vào bài. Việc mở đầu bài học bằng một bài hát giúp các em được thư giãn sau những giờ học căng thẳng mà vừa tạo niềm vui phấn khởi. Ngoài ra nếu có thể Tôi sẽ chọn các bài hát có trong những bài học cũ. Mục đích giúp các em nhớ lại bài học và kiểm tra sự nhớ bài của các em.

- Ví dụ 1: ở lớp 3 bài Unit 9: lesson 2. Các em đã được học hát và múa bài hát “ My new pen”. Nên trước kho vô bài mới Unit 9: lesson 3. Tôi sẽ mở nhạc và cho các em học sinh đứng lên tại chỗ. Sẽ hát và múa theo bài hát “ My new pen”

- Ví dụ 2: ở lớp 4 bài Unit 4: lesson 1. Các em đã được học bài hát “ What’s the date today?” Nên trước khi học bài mới Unit 4: lesson 2 Tôi sẽ cho các em hát và vỗ tay theo bài hát này. Giúp các em nhớ lại được nội dung bài hát để nhắc lại bài cũ mà các em đã được học.

-Ví dụ 3: ở lớp 5 bài Unit 8: lesson 2. Các em đã được học bài hát “ Snow white and aladdin” Nên trước khi vô bài mới Unit 8: lesson 3 Tôi sẽ mở nhạc và cho các em hát và vỗ tay theo bài hát.

5.4.4. Mở đầu bài giảng bằng một hoạt động nhóm

      Tạo hoạt động nhóm là một cáclesson 3 của lớp 1. Các em sẽ được học về các con vậth hay giúp giáo viên thu hút được bài giảng hiệu quả. Học sinh Tiểu học vẫn đang độ tuổi chơi nên việc chỉ dạy và dạy trong suốt một tiết học sẽ gây sự nhàm chán cho học sinh. Hoạt động nhóm các học sinh vừa chơi mà vừa có thể học, tăng sự tương tác giữa các bạn trong nhóm với nhau. Việc tạo nhóm sẽ giúp học sinh tự suy nghĩ, bên cạnh đó còn gắn kết các em lại với nhau thành một tập thể đoàn kết.

- Ví dụ 1: ở lớp 1 bài unit 5: Animals (Lesson 3). Các em sẽ được học về các con vật “ monkey, bear. Snake” . Nên trước khi vô bài mới Tôi cho các em thảo luận theo nhóm 4. Ghi tên đúng những con vật trong bức tranh mà cô giao trong hoạt động: “ Dog, cat, bird”. Việc cho các con vật nhằm ôn lại bài cũ của Unit 5: lesson 1 cho các em. Và để vận dụng dẫn dắt các em vào bài mới với các con vật.

- Ví dụ 2: ở lớp 3 trước khi vô bài mới Unit 7:lesson 2. Tôi cho lớp hoạt động theo nhóm 4 ( 2 bàn là 1 nhóm). Tôi phát cho mỗi nhóm một phiếu bài tập. Các em sẽ quan sát tranh và điền từ còn thiếu vào câu dựa vào bức tranh.

“ That is my classroom./ That is my library./ That is my computer room./ That is my playground”. Tôi sẽ chọn 4 bạn học sinh từ 4 nhóm lên bảng viết câu trả lời. Khi 4 em viết câu trả lời Tôi sẽ gọi một số em ở dưới lớp đọc câu trả lời. Sửa xong Tôi sẽ cho cả lớp đọc đồng thanh lần nữa và Tôi sẽ dẫn dắt vô bài mới Unit 7: lesson 2

5.5. Tự hoàn thiện bản thân

Để làm được sáng kiến bản thân Tôi cần phải học hỏi, trau dồi hơn từ:

- Siêng năng tham dự các buổi ngoại khóa, dự giờ, thảo luận chuyên môn Tiếng Anh trong cụm và trong tỉnh.

- Học hỏi, rút kinh nghiệm từ các tiết Tiếng Anh của các giáo viên trong cụm thị xã. Cũng như các tiết dạy của các chuyên môn khác.

- Quan tâm đến việc học của các em học sinh để hiểu được sự khó khăn hay phấn khởi khi học môn Tiếng Anh.

- Lắng nghe những lời góp ý, nhận xét từ các giáo viên khi dự giờ tiết dạy của bản thân và các tiết dạy khác để rút kinh nghiệm.

- Thường xuyên học hỏi từ các tiết dạy thi giáo viên giỏi từ các giáo viên khác. Được đãng tải trên youtube.

6. Những thông tin bảo mật: Không.

7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.

8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:

- Lớp học sôi nổi, các em thích thú giờ học ngoại ngữ hơn. Các em rất nhiệt tình, hứng thú tham gia vào các hoạt động giáo viên tổ chức, làm tiết học sinh động, vui vẻ, mà các em lại ghi nhớ bài nhanh và lâu.

- Bản thân tôi cũng có thêm niềm vui với công việc vì đã giúp em thích thú với tiết học từ đó tiếp thu bài hiệu quả hơn. Tôi luôn tích cực sáng tạo nhiều hoạt động hấp dẫn cho học sinh tham gia, giúp tiết học không chỉ vui vẻ mà còn hiệu quả.

- Giúp các em không còn bối rối khi hỏi và trả lời các câu hỏi về vị trí, địa điểm.

- Học sinh được tập luyện  nhiều hơn với nhiều hoạt động khác nhau.

- Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao trong các giờ dạy.

Kết quả thu được sau khi áp dụng sáng kiến của 5 khối lớp học ở Học kì 1 từ lớp 1- lớp 5 có kết quả như sau:

 

Khối/

lớp

Số học sinh

Trước khi thực hiện Sáng kiến

Sau khi thực hiện Sáng kiến

Thích học TA

Không thích học TA

Điểm dưới 5

Điểm trên 5

Thích học TA

Không thích học TA

Điểm dưới 5

Điểm trên 5

1

68

41

27

6

62

67

1

1

67

2

34

23

11

4

30

32

2

2

32

3

40

25

15

8

32

37

3

1

39

4

30

21

9

6

24

28

2

2

28

5

34

19

15

5

29

31

3

1

33

 

*. Bài học kinh nghiệm:

Sau bài học này Tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân :

-         Chỉ cần những giây phút học đầu giờ gây được sự chú ý cho các em. Thì trong suốt tiết học các em sẽ chú ý và tạo được niềm vui cho tiết học.

-         Trong suốt 1 tiết học các em luôn thích được thay đổi các hoạt động trong suốt tiết học như: hát, nhảy, chơi tò chơi…

-         Cần quan tâm nhiều hơn đến những em chưa thích học Tiếng Anh để tìm ra được nguyên nhân giúp các em học tốt hơn.

Previous Post Next Post

QC

QC