MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
CHO HỌC SINH LỚP 4
1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo dục Tiểu học là bậc
học có vị trí vô cùng quan trọng đối với ngành giáo dục. Đây là bậc học đặt
những viên gạch “nền móng vững chắc tương lai”, hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ.
Và mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt động dạy học và giáo dục thông qua
các môn học và các hoạt động ngoại khóa, mà trong đó môn Toán chiếm vai trò hết
sức quan trọng.
Phương pháp dạy học là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.
Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy - học nói chung và đổi mới phương
pháp dạy - học môn Toán ở Tiểu học nói riêng trong giai đoạn hiện nay có ý
nghĩa vô cùng quan trọng, được cả xã hội quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” đã chỉ rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và
vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,
tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển
năng lực.”
Trong chương trình môn
toán lớp 4, một mảng kiến thức chiếm vị trí quan trọng trong Số học là Phân
số. Các dạng toán áp dụng kiến thức về phân số thì rất nhiều, rất đa dạng,
phong phú. Trong đó có một dạng rất cơ bản mà chúng ta hay gặp đó là "So
sánh phân số", dạng toán này chiếm tỉ lệ khá cao trong chương trình
Toán lớp 4. Thế nhưng trong SGK chỉ trình bày so sánh phân số bằng cách qui đồng
mẫu số. Thực tế cho thấy có rất nhiều bài toán so sánh phân số mà áp dụng cách
này thì quả thật khó khăn, học sinh còn nhiều lúng túng, chưa tìm ra được cách
giải . Vậy ta không nên áp dụng mỗi một cách này để hướng dẫn học sinh mà phải
hướng dẫn học sinh tìm ra những "thủ
thuật" và áp dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình giải.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thiết nghĩ cần phải làm thế nào để phát huy
được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, giúp các em
nắm - hiểu và làm được các bài toán về so sánh phân số một cách chắc chắn hơn.
Chính vì những lí do đó nên tôi chọn sáng kiến:“Một số biện pháp rèn kĩ năng so
sánh hai phân số cho học sinh lớp 4”.
2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm.
- Đưa ra một số biện pháp giúp học sinh nắm được các cách so sánh phân
số.
- Giúp học sinh nâng cao dần kĩ năng so sánh hai phân số.
- Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, bồi dưỡng cho học sinh niềm say mê học Toán.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng việc
dạy - học “So sánh phân số”.
1.1 Thuận lợi:
- Ban Giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chú
trọng đến việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học của từng khối lớp đặc biệt
là khối lớp 4. Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo, tổ chức tập huấn bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp, tổ chức thao giảng, dự giờ, xây dựng tiết dạy tốt để
giáo viên được chia sẻ, học hỏi, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thấm nhuần đổi
mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
- 100% lớp học dạy 10
buổi /tuần, cơ sở vật chất đủ, đảm bảo cho hoạt động dạy - học.
- Đa số học sinh yêu
thích môn Toán.
- Phần lớn phụ huynh quan
tâm, thường xuyên trao đổi về việc học tập của con em mình.
1.2 Khó khăn:
-
Sĩ số học sinh nhiều (29 em) nên giáo viên rất khó khăn trong việc dạy học theo
đối tượng học sinh, hỗ trợ đến từng em.
- Dạng toán so sánh
phân số rất phong phú, đa dạng, rất khó với các kiểu bài khác nhau. Mặt khác
khả năng vận dụng của học sinh còn hạn chế. Vì vậy sau khi học nội dung so
sánh phân số, tôi nhận thấy nhiều em chưa có kĩ năng so sánh phân số, vân
dụng các cách so sánh phân số chưa linh hoạt, chưa nắm được các thủ thuật so
sánh phân số, chưa biết gặp dạng nào thì sử dụng cách nào cho phù hợp dẫn đến
giải sai. Tôi đã kiểm tra phân loại học sinh:
Đề bài
Bài 1: Khoanh vào
phân số lớn nhất
Bài 2: So sánh các phân số sau bằng cách thuận tiện nhất
a, và |
b, và |
c, và |
|
Bài 3 : So sánh các phân số sau với 1.
; ; ; ; ;
Bài 4: Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
a. ; ; b . ; ; ;
Kết quả khảo sát học sinh như sau:
Số lượng HS |
Chất lượng |
|||||
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
33 |
5 |
15,2 |
24 |
72,7 |
4 |
12,1 |
Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy:
Chất lượng học sinh hoàn thành tốt còn thấp, cơ bản hoàn thành và vẫn còn học
sinh chưa hoàn thành.
1.3 Nguyên nhân:
* Về phía giáo viên:
- Còn chủ quan, chưa chú trọng trong việc tổ
chức cho học sinh tìm hiểu kĩ bài toán; chưa quan tâm đến việc phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Sau mỗi dạng bài hay một
hệ thống các bài tập cùng loại, giáo viên chưa coi trọng việc khái quát chung
cách giải cho mỗi dạng để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
- Khi tổ chức hướng dẫn
học sinh giải các bài toán phức tạp, giáo viên chưa định hướng học sinh biến
đổi các bài toán đó về các bài toán dạng điển hình đã học.
* Về phía học sinh:
- Chưa nắm chắc các dạng
toán, vận dụng một cách máy móc. Thông thường các em khi gặp
dạng bài tập về so sánh phân số học sinh chỉ dùng cách duy nhất là đưa các phân
số về cùng mẫu số rồi so sánh tử với nhau. Đây là phương pháp khá phổ biến và
đơn giản. Tuy nhiên khi gặp các dạng bài có tử số giống nhau hoặc các dạng bài
bồi dưỡng theo đối tượng thì các em gặp nhiều lúng túng.
- Một bộ phận học sinh ý
thức học tập không cao, thụ động, còn ngại khó, chưa có thói quen tự học.
- Năng lực tư duy và khả
năng suy luận của học sinh còn hạn chế.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, tôi đã
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy dạng toán này. Mục đích chính
giúp các em có phương pháp kĩ năng so sánh phân số.
2. Một số biện pháp rèn kĩ năng so sánh phân số cho học sinh lớp 4.
2.1. Lập kế hoạch bài học.
- Kế hoạch dạy học là bản thiết kế vạch ra mục
đích của giờ dạy, dự tính cách thức tổ chức của thầy và hoạt động của trò sẽ
làm trong giờ học. Có thể nói việc thiết kế bài dạy chu đáo là đã thành công
một nữa của quá trình dạy học. Vì vậy, khi lập kế hoạch bài học giáo viên phải nghiên cứu kĩ SGK để
nắm vững mục tiêu, nội dung, chương trình môn toán ở Tiểu học nói chung và mục
tiêu, nội dung giải toán về so sánh phân số nói riêng; phải xác định nội dung
trọng tâm của bài dạy là gì? tổ chức như thế nào? học sinh cần học những gì?
học ra sao?; những điểm nào cần lưu ý cho học sinh; phải đặt ra, dự đoán trước
những tình huống có thể nảy sinh trong giờ học để kịp thời xử lý; đồng thời tạo
cho giờ học sinh động, hấp dẫn.
- Khi lập kế hoạch dạy học giáo viên
cần phải căn cứ vào đối tượng học sinh của lớp mình để lựa chọn hình thức hoạt
động cá nhân, nhóm, lớp sao cho phù hợp. Lồng ghép đánh giá thường xuyên vào
trong bài soạn.
- Chuẩn bị đồ dùng: Việc chuẩn bị đồ
dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả
tiết dạy. Tùy từng nội dung bài dạy để giáo viên lựa chọn, chuẩn bị đồ dùng dạy
học sao cho phù hợp, khoa học có tính thẫm mỹ.
2.2. Tích cực vận dụng phương
pháp dạy học theo mô hình trường học mới.
- Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới là phương pháp dạy học
lấy học sinh làm trung tâm. Trong quá trình dạy học giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, tổ chức các hoạt động để cho học sinh tự học, tự mình tiếp thu, tự
mình chiếm lĩnh kiến thức. Nhóm học tập là đặc trưng của phương pháp dạy học
theo mô hình trường học mới (VNEN). Mọi hoạt động học tập đều diễn ra tại nhóm.
Thông qua hoạt động nhóm học sinh được thảo luận, trao đổi với nhau qua đó bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết thái độ của mình;
phát triển tình bạn; ý thức tổ chức kỉ luật; tinh thần hợp tác. Vì vậy, trong
quá trình dạy học giáo viên cần chú trọng rèn kĩ năng làm việc nhóm cho học
sinh như kĩ năng chia sẻ, hợp tác, thảo luận, nhận xét....
- Cũng giống như việc giảng dạy các mạch kiến
thức khác, khi dạy học sinh giải các bài toán về so sánh phân số giáo viên cần
biết lựa chọn phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của
lớp mình và phải phát huy được tính tích cực của học sinh trong giờ học. Xuất
phát từ các ví dụ hay bài tập mẫu trong SGK, giáo viên cần tổ chức cho học sinh
thảo luận nhóm để tìm ra cách giải quyết vấn đề mà bài toán đưa ra. Qua đó các
em sẽ tiếp thu kiến thức một cách chủ động và giúp các em sẽ hiểu sâu và nhớ
lâu hơn.
- Khi giảng dạy các kiến thức mới, dạng toán mới
giáo viên nên vận dụng phương pháp dạy học mới, tổ chức cho học sinh học tập
theo 5 bước:
...
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/