Tags: Giáo án tin học lớp 3 Cánh diều, Kế hoạch bài dạy tin học lớp 3 Cánh diều, Giáo án tin học lớp 3 Cánh diều file word.
Nội dung | Số tiết dự kiến |
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM | 13 tiết |
Chủ đề A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH | 5 tiết |
Bài 1. Các thành phần của máy tính | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Những máy tính thông dụng | |
Bài 3. Em tập sử dụng chuột | |
Bài 4. Em bắt đầu sử dụng máy tính | |
Bài 5. Bảo vệ sức khoẻ khi dùng máy tính | |
Chủ đề A2. THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ THÔNG TIN | 4 tiết |
Bài 1. Thông tin và quyết định | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Các dạng thông tin thường gặp | |
Bài 3. Xử lí thông tin | |
Bài 4. Ôn tập về thông tin và xử lí thông tin | |
Chủ đề A3. LÀM QUEN VỚI CÁCH GÕ BÀN PHÍM | 4 tiết |
Bài 1. Em làm quen với bàn phím | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Em tập gõ hàng phím cơ sở | |
Bài 3. Em tập gõ hàng phím trên và dưới | |
Bài 4. Cùng thi đua gõ phím | |
CHỦ ĐỀ B. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET | 2 tiết |
Bài 1. Thông tin trên Internet | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Nhận biết những thông tin trên Internet không phù hợp với em | |
CHỦ ĐỀ C. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN | |
Chủ đề C1. SẮP XẾP ĐỂ DỄ TÌM | 2 tiết |
Bài 1. Sự cần thiết của sắp xếp | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Sơ đồ hình cây | |
Chủ đề C2. LÀM QUEN VỚI THƯ MỤC LƯU TRỮ THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH | 3 tiết |
Bài 1. Sắp xếp phân loại các tệp trong máy tính | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Cây thư mục | |
Bài 3. Em tập thao tác với thư mục |
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ | 1 tiết |
Bài học. Bảo vệ thông tin cá nhân | 1 bài/1 tiết |
CHỦ ĐỀ E. ỨNG DỤNG TIN HỌC | 5 tiết |
Chủ đề E1. LÀM QUEN VỚI BÀI TRÌNH CHIẾU ĐƠN GIẢN | 3 tiết |
Bài 1. Em làm quen với phần mềm trình chiếu | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Thêm ảnh vào trang trình chiếu | |
Bài 3. Bài trình chiếu của em | |
Chủ đề E2. SỬ DỤNG PHẦN MỀM LUYỆN TẬP THAO TÁC VỚI CHUỘT MÁY TÍNH | 2 tiết (chọn) |
Bài 1. Làm quen với phần mềm Mouse Skills | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Em luyện tập sử dụng chuột | |
Chủ đề E3. SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỂ TÌM HIỂU THẾ GIỚI TỰ NHIÊN | 2 tiết (chọn) |
Bài 1. Máy tính giúp em quan sát hạt đậu nảy mầm | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Máy tính giúp em quan sát nhiều điều kì thú | |
CHỦ ĐỀ F. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI Sự TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 5 tiết |
Chủ đề F1. THỰC HIỆN CÔNG VIỆC THEO CÁC BƯỚC | 3 tiết |
Bài 1. Làm việc theo từng bước | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Thực hiện một việc tùy thuộc vào điều kiện | |
Bài 3. Em tập làm người chỉ huy giỏi | |
Chủ đề F2. NHIỆM VỤ CỦA EM VÀ SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH | 2 tiết |
Bài 1. Phát biểu nhiệm vụ và tìm sự trợ giúp của máy tính | Mỗi bài/1 tiết |
Bài 2. Thực hành: Nhiệm vụ và sản phẩm | |
31 tiết |
CHỦ ĐỀ A. MÁY TÍNH VÀ EM
CHỦ ĐỀ A1. KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁY TÍNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận ra và phân biệt được các thành phần cơ bản của máy tính: thân máy, bàn phím, chuột và màn hình.
- Nêu được chức năng của bàn phím, chuột, màn hình và loa.
2. Phầm chất, năng lực
a. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu thương đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ bạn trong học tập.
- Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình giơ tay phát biểu bài.
- Trung thực: Sẵn sàng nói lên ý kiến của mình khi bạn học sử dụng sai mục đích của máy tính.
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn máy tính.
b. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tự học tập, nghiên cứu bài học và trả lời các yêu cầu của GV.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hợp tác, trảo đổi với bạn trong học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết suy luận trả lời các câu hỏi mà thầy giao.
Năng lực riêng:
- Qua bài này học sinh nắm được các bộ phận của máy tính và chức năng của từng bộ phận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
...