Skkn Một số biện pháp nhằm giúp học sinh tiểu học tự tin hơn với quy trình vẽ biểu cảm

 


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm

Mĩ thuật là một môn học nghệ thuật hội tụ đầy đủ các yếu tố: Sáng tạo, tưởng tượng, logic, quan sát (thị giác), vận động (thực hành), liên kết, trải nghiệm (làm việc nhóm), thể hiện nội tâm, khả năng sáng tạo của mình...

Môn Mĩ thuật ở trường tiểu học trang bị cho học sinh những kiến thức ban đầu, cơ bản nhất góp phần từng bước hình thành khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Với phương pháp dạy học Mĩ thuật mới theo phương pháp Đan Mạch hỗ trợ (SAEPS). Học sinh như được giải phóng khỏi khuôn mẫu, học sinh được Học mà chơi, chơi mà học”, các em thỏa sức sáng tạo, không bị gò bó, không sợ mình không biết vẽ mà tự do thể hiện sự sáng tạo.

Quy trình vẽ biểu cảm là một trong by quy trình Mĩ thuật thử nghiệm của dự án SAEPS. Đó là vẽ hình ảnh bằng sự quan sát kết hợp tay và mắt mà không nhìn vào giấy hướng tới hình vẽ mang tính biểu đạt cao. Những bức vẽ sẽ rất ấn tượng và đôi khi rất hài hước. Mắt của các em nhìn tới đâu thì tay cầm bút vẽ đến đấy. Các em cố gắng không nhìn vào giấy và đưa nét liền mạch khi vẽ. Học sinh rất thích thú với hoạt động này và tham gia một cách hăng say.

Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy một số em còn tỏ ra nhút nhát, lo lắng, nghĩ rằng mình vẽ như vậy là chưa giống mẫu, cảm thấy bài vẽ không đúng, không đẹp,… trong quy trình vẽ biểu cảm. Vì thế tôi luôn  trăn trở, đi sâu vào tìm hiểu và đưa ra “Một số biện pháp nhằm giúp học sinh tiểu học tự tin hơn với quy trình vẽ biểu cảm” theo phương pháp Mĩ thuật mới.

1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

Với quy trình vẽ biểu cảm các em được vẽ mà không cần nhìn vào giấy, hình ảnh đó không cần phải giống mẫu về đường nét lẫn màu sắc mà quan trọng là cảm xúc của người vẽ.

Sáng kiến này nhằm giúp các em tự tin hơn và rèn luyện sự kiên nhẫn khi vẽ không nhìn giấy, mạnh dạn thể hiện hình ảnh theo bàn tay kết hợp sự tập trung quan sát bằng mắt và ghi nhớ từ bộ não.

Đồng thời, những biện pháp này sẽ hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng quan sát tập trung, ghi nhớ mẫu và sự phản xạ với đường nét của các em được nâng cao, các em biết làm việc tập trung và tạo nên đường nét biểu cảm.

Đặc biệt, học sinh sẽ được  khám phá những biến thể khác nhau bằng cách vẽ không nhìn giấy, các em sẽ học được tầm quan trọng của đường nét  sẽ hoàn thành nhiều bản vẽ không quan sát rồi sau đó hoàn thiện với bản vẽ quan sát. Qua đó, các em phát triển tư duy ngôn ngữ, khả năng thuyết trình, nhận xét và đánh giá tác phẩm Mĩ thuật.

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng

2.1.1. Thuận lợi

Từ năm 2014 - 2015 môn Mĩ thuật đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai phương pháp dạy học mới sử dụng những quy trình dạy học theo phương pháp Đan Mạch.

Nhà trường đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho phòng học Mĩ thuật, bổ sung trang trí không gian lớp học, hỗ trợ các vật liệu cần thiết, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia tập huấn, chuyên đề, giao lưu học hỏi chuyên môn nghiệp vụ để tổ chức dạy học theo phương pháp dạy học mới đạt kết quả cao.

Chuyên môn đã tạo điều kiện, sắp xếp thời khóa biểu phù hợp với thời gian chủ đề (hai tiết liền nhau) để tăng thêm cảm hứng và sự nối tiếp trong quá trình học tập của các em.

Chương trình dạy học Mĩ thuật đã được biên soạn theo định hướng phát  triển năng lực nhằm hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo, phát triển nhận thức.

Bản thân là một giáo viên trẻ, được đào tạo chuyên sâu về môn Mĩ thuật, được tham gia các buổi tập huấn, có nhiều điều kiện để học hỏi, tìm tòi và tiếp thu các phương pháp hay và mới lạ từ đồng nghiệp, cộng với sự gắn bó với các em học sinh.

Phụ huynh, học sinh đã hiểu được đây là một môn học nghệ thuật sáng tạo, vì vậy không ít học sinh, các bậc phụ huynh luôn coi trọng và đầu tư chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, đồ dùng… cho môn học.

Mĩ thuật là môn học nghệ thuật vui tươi, nhẹ nhàng, có tính giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cao và là môn học bổ trợ tích cực cho các môn học khác. Vì thế các em đón nhận tiết học một cách nhiệt tình và hào hứng.

2.1.2. Khó Khăn

Bên cạnh những thuận lợi như trên thì việc dạy và học môn Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch vẫn còn gặp phải một số khó khăn như:

Do quan niệm của một số bậc phụ huynh, thiếu sự quan tâm học tập cho học sinh, còn chưa coi trọng môn học Mĩ thuật ... Điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh gây cho một số học sinh cảm giác chán nản, không tự tin khi vẽ, khiến cho các em không thích thú với bài học, thể hiện tác phẩm của mình qua loa, đại khái, vì thế không thấy được cái hay, cái đẹp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày.

Vì đây là phương pháp học mới do đó vẫn còn học sinh chưa hình thành thói quen vẽ biểu cảm, vẫn nhìn giấy trong quá trình vẽ, việc dùng màu để thể hiện cảm xúc chưa rõ.

Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, ở với ông bà, cho nên các em chưa được chăm lo, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập như: giấy A4, A3, màu vẽ…; Một số học sinh có hạn chế về môn học, các em thường hay thờ ơ, thiếu hào hứng. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em.

Phương tiện, đồ dùng trực quan, vật mẫu cho giáo viên và học sinh bổ sung chưa kịp thời, chủ yếu là tự làm.

KẾT QUẢ ĐẦU NĂM HỌC 2017 - 2018

Lớp

 

TSHS được đánh giá

Tự tin thể hiện, thể hiện được cảm xúc, hoàn thành bài tại lớp

Vẽ rập khuôn, thiếu tự tin, chưa hoàn thành bài tại lớp

SL

%

SL

%

1A

24

11

45,8

13

54,2

1B

25

10

40,0

15

60,0

1C

25

12

48,0

13

52,0

2A

29

14

48,5

15

51,5

2B

28

13

46,4

15

53,6

3A

29

12

41,4

17

58,6

3B

30

14

46,7

16

53,3

3C

29

15

51,7

14

48,3

4A

33

15

45,6

18

54,4

4B

35

20

57,1

15

42,9

5A

23

13

56,5

10

43,5

5B

26

18

50,0

18

50,0

5C

25

14

56,0

11

44,0

 2.2.  Một số biện pháp nhằm giúp học sinh tự tin hơn với quy trình vẽ biểu cảm

Căn cứ vào mục tiêu giáo dục đã đề ra cho bậc tiểu học, xác định rõ vai trò và mục tiêu giáo dục của bộ môn, thông qua thực tế giảng dạy áp dụng phương pháp mới giúp học sinh thực hiện tốt quy trình vẽ biểu cảm trong bộ môn  Mĩ thuật tôi đã thực hiện một số biện pháp như sau:

2.2.1. Giúp các em hiểu rõ bản chất của Quy trình Vẽ biểu cảm

Đầu tiên, tôi sẽ gợi ý cho các em cùng nhau thảo luận qua về đối tượng của bài học, học sinh sẽ nhắc lại những hiểu biết của mình về tranh chân dung đã được học ở lớp trước, sau đó các em nói về cách mình hiểu về tranh chân dung tự họa, hoạt động này chỉ là một hoạt động nhắc lại những gì học sinh đã được học để kết nối với đối tượng của chủ đề mới. Sau đó chúng tôi cùng thảo luận bàn về sự khác nhau trong cách thể hiện của 2 bức tranh (Ví dụ: Hai bức chân dung hình 4.1, trang 19, SGK - lớp 3) cuối cùng tôi đi đến khái niệm về vẽ biểu cảm.

(Hình 4.1, trang 19, SGK - lớp 3)

Vẽ biểu cảm là vẽ không nhìn vào giấy. Người vẽ buộc phải quan sát chặt chẽ hình dạng và cạnh của đối tượng vẽ bằng đôi mắt của mình. Mục đích của nó không phải là để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật giống thực, mà để tăng cường sự kết nối giữa mắt, tay, não.

Để minh họa cho khái niệm vừa đưa ra tôi tiến hành một thực hành với đối tượng thực và không quên việc giải thích cặn kẽ về nó, việc giải thích rõ ràng trong hoạt động này là rất quan trọng để học sinh thực sự hiểu bản chất của quy trình.

Trong quá trình quan sát giáo viên thực hành, các em sẽ tự mình rút ra những nguyên tắc mà giáo viên đã thực hiện khi vẽ và cuối cùng tôi sẽ chốt lại 3 nguyên tắc mà tôi phải thực hiện khi vẽ biểu cảm:

- Không nhìn vào giấy

- Không nhấc bút

- Không nói chuyện

Tôi hiểu rõ lí do vì sao các bản vẽ của học sinh mình chưa hoàn chỉnh, để khắc phục những điều đó tôi đưa ra một số kỹ thuật yêu cầu các em thực hiện trong quá trình thực hành như sau:

- Cố định cổ tay

- Di chuyển cánh tay linh hoạt

- Thả lỏng tay khi vẽ nhưng không nguệch ngoạc

- Di chuyển bút với tốc độ chậm và ổn định

Thực tế trong quá trình quan sát học sinh thực hành, giáo viên phải thường xuyên nhắc nhở những kỹ thuật cơ bản này.

Tôi tiến hành luyện tập bằng cách cho các em nhìn vào ảnh chân dung của chính mình hoặc có thể cho các em ngồi đối diện nhau hoặc dùng gương và thực hành trong 3 đến 5 bài tùy vào năng lực của học sinh. Bài thứ nhất các em sẽ vẽ trong vòng 5 phút và những bài sau giáo viên sẽ tăng lượng thời gian dần lên từ khoảng 1 đến 3 phút. Việc dùng ảnh ở đây mục đích chính là để tiết kiệm thời gian trong khoảng thời gian hạn hẹp và bạn không thể chuẩn bị một số lượng gương lớn và thực ra nhìn vào một hình ảnh cố định cũng dễ dàng quan sát hơn một hình ảnh động. Và việc bạn giới hạn thời gian vẽ trong bài đầu tiên sau đó tăng dần lượng thời gian lên sẽ giúp học sinh rèn luyện cách nhìn bao quát tổng thể đến chi tiết cũng như điều đó sẽ giúp học sinh phản xạ nhanh với đường nét và phối hợp tay mắt, việc kéo dãn thời gian ra về sau sẽ giúp các em dò tìm kỹ càng hơn với nhiều đường nét và chi tiết mà vẫn đảm bảo cái tổng thể, sự chuyển động của tay sẽ chậm và ổn định hơn.

Sau khoảng 3 đến 5 bài thì nên cho học sinh dừng lại và cùng thảo luận về những trải nghiệm vừa thực hành để rút ra kinh nghiệm đồng thời cũng là để làm rõ bản chất của vẽ biểu cảm.

Thời gian sau đó, các em tiếp tục luyện tập với vẽ biểu cảm nhưng hoạt động này tôi không giới hạn thời gian mà tùy vào khả năng của học sinh và đối diện nhau để quan sát trực tiếp. Đến hoạt động hai tôi gần như rất ít khi phải nhắc đến các nguyên tắc và kỹ thuật khi thực hiện trong quá trình quan sát học sinh vẽ mà dành nhiều thời gian hơn để xem phản xạ và kết quả của học sinh, nếu như ở hoạt động một các em vẫn còn ngượng ngùng thì sang hoạt động hai nó diễn ra tự nhiên hơn, kết quả trông thấy rõ ràng hơn. Tôi dành khoảng 15 phút yêu cầu các bạn chuyển sang vẽ theo quan sát để theo dõi sự biến chuyển phản ứng trong việc đặt đường nét và chất lượng của nó, sau đó các em lựa chọn màu để vẽ nhằm tăng tính biểu cảm cho bức tranh.

Các em có ý thức rõ hơn trong việc thể hiện những đặc điểm cơ bản của đối tượng vẽ. Tất nhiên không phải học sinh nào cũng đạt được mục tiêu mà giáo viên đặt ra mà quan trọng là các em đã được trải nghiệm như một trò chơi, một phương pháp mới.

...

Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC