1. Phần mở đầu:
1.1 Lý do chọn sáng kiến kinh
nghiệm:
Sức khỏe
là vốn quý của con người, năm 1946, trong “Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, Bác Hồ
viết: “… Mỗi
một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là
cả nước mạnh khỏe"… “Muốn
lao động sản xuất tốt, công tác và học tập tốt thì cần có sức khỏe. Muốn giữ
sức khỏe thì nên thường xuyên tập thể dục thể thao…”. Có thể nói, con người vốn quý nhất là sức
khỏe, để có sức khỏe tốt
thì cần phải tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đúng cách.
Cùng với
các môn học khác, giáo dục thể chất là một phần quan trọng trong hệ
giáo dục quốc dân, góp phần giáo dục con người phát triển
toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo dục thể chất là bồi dưỡng
thế hệ trẻ trở thành những người phát triển toàn diện có đủ sức khoẻ dồi dào, thể chất cường
tráng, có cuộc sống vui
tươi; hình thành và phát triển con người toàn diện đó là: Đức - Trí - Thể - Mỹ - Lao
động và năng lực sáng tạo
nhằm hướng tới tương lai tươi sáng những con người lao động linh hoạt, sáng
tạo, sẵn sàng thích ứng với xã hội đang từng ngày đổi thay.
Trong những năm
qua, cùng với sự phát triển của các mặt trong đời sống xã hội, sự bùng nổ mạnh
mẽ trong việc phát triển thể thao phong trào, thể thao đỉnh cao lan rộng khắp
trong cộng đồng, trong đó có nhà trường. Các môn thể thao như: bóng đá, đá
cầu, cờ vua, điền kinh,
bơi lội... thường xuyên được tổ chức giao lưu thi đấu trong các
cơ quan, trường học và địa phương. Việc dạy học môn giáo dục thể chất và công
tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT trong trường tiểu học là một
nhiệm vụ quan trọng trong việc giáo dục thể chất cho học sinh và nâng cao chất
lượng toàn diện trong nhà trường.
Hàng năm các trường tham gia nhiều giải thi đấu thể dục thể thao ở cấp cụm,
huyện, tỉnh và toàn quốc với nhiều môn, nhiều nội dung; yêu cầu thi đấu ngày càng cao. Chính vì vậy, để học sinh tham gia các giải
đấu đạt kết quả, thành tích cao thì nhiều giáo viên đã gặp khó khăn trong việc
tìm ra những phương pháp, biện pháp phù hợp để bồi dưỡng cho học sinh,
các kĩ năng thì có nhiều
nhưng lại không phù hợp với đối tượng học sinh, chưa phù hợp với sự phát triển năng lực vận
động của các em. Qua quá trình dạy học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu tôi đã tìm hiểu, ứng dụng và rút ra những
kinh nghiệm quý xin được chia sẽ cùng đồng nghiệp “Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường
tiểu học”.
1. 2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:
Sáng
kiến này đã có một số người nghiên cứu nhưng còn mang tính chung chung, chưa đi
sâu vào từng biện pháp cụ thể. Thấy được điều đó, bản thân tôi đã tập trung đưa ra một số biện pháp
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao các môn đá
cầu, bóng bàn, điền kinh, bơi lội cho học sinh tiểu học nhằm:
- Đổi mới phương pháp tập luyện, bồi
dưỡng và nâng cao chất lượng, thành tích học sinh năng khiếu
TDTT tham gia giải thể thao các cấp.
-
Nâng cao sức khỏe, hoàn thiện khả năng vận động, gây hứng thú học tập cho học
sinh góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện.
- Phát huy được vai trò tích cực, chủ
động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu những kiến thức, cũng như trong
tập luyện.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng:
*Đối với giáo viên:
Giáo dục thể chất nằm trong môi trường
giáo dục toàn diện, nghĩa là giáo dục thể chất và giáo dục các môn văn hóa khác
phải đồng đều. Thực tế giáo viên dạy thể dục tiểu học nói chung và bản thân tôi
nói riêng đã thực sự
nhiệt tình, đưa hết khả năng của mình vào công tác bồi dưỡng, tập luyện
học sinh. Luôn dần thời
gian để nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và hình thức tập luyện phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi cũng như phù hợp với sức khỏe, thể lực học sinh. Bản thân có nhiều năm
dạy học tại trường nên hiểu rõ được tính cách, điều kiện cụ thể của học sinh
trong trường, do đó có điều kiện áp dụng các biện pháp tập luyện phù hợp. Ban
giám hiệu nhà trường đã quan tâm, tạo điều kiện mua sắm trang thiết bị đảm bảo cho công tác dạy
học và huấn luyện học sinh năng khiếu thể dục thể thao. Song bên cạnh đó một số
tiết học đôi lúc sử dụng phương pháp huấn luyện thể lực chưa thật khoa học, sớm
đi vào chuyên môn hoá, nóng vội và muốn có thành tích ngay. Từ nội dung huấn
luyện chưa hợp lý dẫn đến khả năng hoàn thiện kỹ thuật chưa tốt. Sự tác
động của lượng vận động trong các buổi tập tới cơ thể là tương đối lớn dẫn đến
khả năng chịu đựng của cơ thể các em không thích ứng làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kiểm
tra và thi đấu. Các tiết thể dục chủ yếu là giáo viên làm mẫu, học sinh làm
theo; học sinh tập luyện một cách thụ động; thời gian dành cho học sinh thực
hành còn ít, chưa phát
huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, các em chưa biết cách
tự đánh giá kết quả học tập lẫn nhau.
Mặt khác do quy định biên chế theo tỷ lệ
giáo viên trên lớp, trường chỉ có bản thân tôi dạy thể dục nhưng lại có
nhiều môn thi đấu cấp
huyện cũng như cấp tỉnh nên gặp một số khó khăn trong việc huấn luyện. Bên cạnh đó sân bãi, nơi tập luyện
còn hạn chế: nơi học thể dục sân nền đất, mùa mưa ướt do không có mái che,
mùa nắng thì oi bức làm
cho việc dạy học của giáo viên cũng như việc tập luyện và bồi dưỡng của
học sinh còn gặp nhiều
khó khăn.
*Đối với học sinh:
Học
sinh tiểu học lần đầu tiên các em được tham gia bồi dưỡng, tập luyện các môn
thể dục thể thao nên việc gây thú, trang bị cho các em về kiến thức, kĩ năng kĩ
xảo trong tập luyện từng nội dung thi đấu được thuận tiện hơn. Nhiều học sinh
chăm ngoan, biết nghe lời giáo viên trong quá trình tập luyện. Song sức khỏe,
thể lực học sinh tiểu học còn hạn chế, một số em có năng khiếu nhưng sức khỏe
không đảm bảo để tham gia tập luyện, thi đấu. Bên cạnh đó đa số học sinh chỉ
thích học các môn văn hóa, có rất ít học sinh say mê với thể dục thể thao, đặc
biệt là học sinh nữ. Khi tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh
không muốn đi tập hoặc đi theo sự bắt buộc của giáo viên.
Ngoài
ra, nhiều phụ huynh chưa quan tâm, chưa hiểu rõ tầm quan trọng của môn học nên
không tạo điều kiện cho các em rèn luyện thể lực dẫn đến học sinh nhanh mệt mỏi
trong thời gian tập luyện. Đặc biệt một số phụ huynh sợ tập luyện thể thao sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng học văn hóa của con em. Do đó, việc phát hiện những em
có tố chất về thể dục thể thao để bồi dưỡng các em tham gia đạt hiệu quả cao
trong các cuộc thi đấu cấp huyện, cấp tỉnh là một vấn đề hết sức khó khăn.
Công
văn số 53/2008 của BGDĐT quy định về
tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh tiểu học cụ thể như sau:
Tuổi |
Phân loại |
Bật xa tại chỗ (cm) |
Chạy 30m XPC (giây) |
Chạy tùy sức 5 phút (m) |
|||
|
Nữ |
|
Nữ |
|
Nữ |
||
6 |
Tốt |
> 110 |
> 100 |
< 6,50 |
< 7,50 |
> 750 |
> 700 |
Đạt |
≥ 100 |
≥ 95 |
≤ 7,50 |
≤ 8,50 |
≥ 650 |
≥ 600 |
|
7 |
Tốt |
> 134 |
> 124 |
< 6,30 |
< 7,30 |
> 770 |
> 760 |
Đạt |
≥ 116 |
≥ 108 |
≤ 7,30 |
≤ 8,30 |
≥ 670 |
≥ 640 |
|
8 |
Tốt |
> 142 |
> 133 |
< 6,00 |
< 7,00 |
> 800 |
> 770 |
Đạt |
≥ 127 |
≥ 118 |
≤ 7,00 |
≤ 8,00 |
≥ 700 |
≥ 670 |
|
9 |
Tốt |
> 153 |
> 142 |
< 5,70 |
< 6,70 |
> 850 |
> 800 |
Đạt |
≥ 137 |
≥ 127 |
≤ 6,70 |
≤ 7,70 |
≥ 750 |
≥ 690 |
|
10 |
Tốt |
> 163 |
> 152 |
< 5,60 |
< 6,60 |
> 900 |
> 810 |
Đạt |
≥ 148 |
≥ 136 |
≤ 6,60 |
≤ 7,60 |
≥ 790 |
≥ 700 |
Xuất
phát từ thực tế dạy học, bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể
thao tham gia hội thi các cấp, bản thân tôi luôn trăn trở để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm
nâng cao chất lượng học sinh năng khiếu TDTT trong đơn vị mình.
Kết quả tôi tự khảo sát vào tuần 4 năm học
2017 - 2018 như sau:
Môn |
Tổng số HS (Tuyển
chọn) |
Tổng hợp đánh giá học sinh |
Ghi Chú |
|||||
Hoàn
thành tốt |
Hoàn
thành |
Chưa
hoàn thành |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
Đá bóng |
22 |
4 |
18,2% |
18 |
81,8% |
/ |
/ |
|
Bóng bàn |
15 |
/ |
/ |
3 |
20% |
12 |
80% |
|
Đá cầu |
15 |
/ |
/ |
15 |
100% |
/ |
/ |
|
Điền Kinh |
15 |
/ |
/ |
12 |
80% |
3 |
20% |
|
Cờ vua |
15 |
/ |
/ |
6 |
40% |
9 |
60% |
|
Năm học 2018-2019 tôi tiếp tục vận dụng các
kinh nghiệm từ năm học trước đồng thời tìm hiểu thêm biện pháp nâng cao chất lượng bồi
dưỡng môn bơi lội tại đơn vị, bước đầu kết quả tự khảo sát học sinh vào tuần 6
như sau:
Môn |
Tổng số HS (Tuyển
chọn) |
Tổng hợp đánh giá học sinh |
Ghi Chú |
|||||
Hoàn
thành tốt |
Hoàn
thành |
Chưa
hoàn thành |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
Đá bóng |
20 |
5 |
20,0% |
15 |
80,0% |
/ |
/ |
|
Bóng bàn |
10 |
/ |
/ |
3 |
30% |
7 |
70% |
|
Đá cầu |
10 |
1 |
10% |
9 |
90,0% |
/ |
/ |
|
Điền Kinh |
15 |
4 |
27% |
11 |
73% |
/ |
/ |
|
Cờ vua |
10 |
3 |
30% |
7 |
70% |
/ |
/ |
|
Bơi lội |
15 |
/ |
/ |
/ |
/ |
15 |
100% |
|
Từ thực trạng
trên, để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao tại
trường tiểu học tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:
2.2 Các biện pháp:
Trong
những năm qua chất lượng học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường tôi tham
gia thi đấu các cấp đã có sự kế thừa và phát triển; chất lượng thi đấu của năm
sau cao hơn năm trước. Bản thân tôi đã không ngừng cố gắng tập luyện cho học
sinh không quản thời gian để đạt những thành tích đáng kể. Mặc dù thành tích
còn khiêm tốn ở một số nội dung thi đấu nhưng đó là sự nổ lực, cố gắng của bản
thân tôi cùng tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, đặc
biệt là các em học sinh. Qua quá trình thực hiện các chỉ tiêu đăng ký, nhiệm vụ năm học, tôi đã
vận dụng thực hiện các biện pháp như sau:
2.2.1.
Tích cực tham mưu với nhà
trường về công tác sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm cho
công tác dạy học và bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT:
Do đặc thù của bộ
môn thể dục chủ yếu là thực hành cùng dụng cụ, chính vì vậy để thực hiện tốt
nhiệm vụ thì dụng cụ để tập luyện là yêu cầu cần thiết phải có. Hiểu được điều đó tôi tích cực làm, mượn, sử
dụng đồ dùng dạy học đầy đủ. Đồng thời tham mưu với lãnh đạo nhà trường về công tác sửa chữa và bổ sung cơ sở vật
chất, trang thiết bị bảo đảm cho công tác dạy và học ngay từ đầu năm học. Bởi
vậy, sân bãi, dụng cụ tập luyện luôn bảo đảm đầy đủ, an toàn
và gây hứng thú học tập đối với với học sinh.
Ngoài trang thiết bị nhà trường cần phải có như: bóng đá, cầu đá, lưới đá cầu, sân
bóng bàn, vợt bóng bàn, bộ cờ vua... tôi
luôn chú trọng trong việc chuẩn bị sân bãi như: kẻ các sân chơi, sân thi đấu: đá cầu, bóng đá,
hố bật nhảy, đường chạy,...
2.2.2.Nâng cao chất lượng đại trà:
Để công tác huấn luyện và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu được thuận lợi, trong công tác dạy học tôi luôn chủ động nâng
cao chất lượng đại trà ở tất cả các lớp học, đặc biệt là những khối lớp có học
sinh tham gia các nội dung thi năng khiếu các cấp, đồng thời tôi luôn chú trọng
xây dựng nguồn cho những năm sau. Cụ thể:
- Dành nhiều thời gian cho các em được tập luyện, hoạt động, vui
chơi, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong tập luyện; kết hợp
với nội dung học tập với trò chơi ở mức hợp lí; áp dụng phương pháp trò chơi, thi đấu và
điều tiết lượng vận động vừa sức cho học sinh.
- Tôi chủ
động vận dụng linh hoạt các phương pháp trong từng giờ dạy sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh. Tổ chức dạy học kết hợp luyện tập đảm bảo nội dung,
yêu cầu của bài học. Khi học sinh luyện tập tôi lựa chọn phương
pháp, hình thức để tổ
chức cho các em tham gia tích cực, mạnh dạn, tạo cơ hội để tất cả học sinh được
tham gia vào các hoạt động và tự giác trong luyện tập. Mặt khác, tôi luôn coi
trọng việc đảm bảo an toàn và vệ sinh sân bãi cũng như dụng cụ để đề
phòng chấn thương cho
học sinh trong học tập và rèn luyện. Đồng thời
trong các tiết học tôi hướng dẫn học
sinh có kỹ năng biết tự bảo vệ
cho mình và bảo vệ bạn.
- Trong
từng tiết học tôi thường chú ý đến rèn luyện sức khỏe, thể lực; tập trung cho học sinh
luyện tập và kiểm tra theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể phù hợp với lứa tuổi
học sinh tiểu học. Rèn luyện cho các em có thói quen tự quản, tự giác, biết tự
đánh giá mình và đánh giá bạn.
Trong quá trình
lên lớp, tôi đã thực nghiệm có lồng ghép nhiều nội dung vào một tiết học, tăng
khối lượng và cường độ vận động cho học sinh. Giờ học thể dục phải là
một giờ hoạt động tích cực của thầy trò với mục đích là nâng cao sức khoẻ cho học sinh, gây hứng
thú trong tập luyện nhằm nâng cao chất lượng tiết dạy.
2.2.3. Tuyển chọn “hạt giống” năng
khiếu TDTT:
Tuyển
chọn học sinh năng khiếu thể dục thể thao là bước đầu tiên của
quá trình bồi dưỡng
nhân tài năng khiếu. Muốn tuyển chọn học sinh có năng khiếu thể dục thể thao,
tôi phải trăn trở, phải dày công hướng dẫn, bám sát đối tượng thông qua các
tiết học, qua kiểm tra, qua thi đấu. Dựa trên cơ sở đó, tôi tuyển chọn từng
môn, từng nội dung tham gia thi đấu nhằm phát triển tố chất của từng em. Tham gia
giải các môn thể thao các cấp có rất nhiều nội dung, môn thi đấu mà
chỉ một giáo viên thể dục nên việc tuyển chọn phải tập trung vào các tiết học ở
các nội dung khác nhau sao cho phù hợp, đúng đối tượng, sát kết quả như: đối
với các môn thể thao tự chọn gồm môn cờ vua, bóng đá, bóng bàn, đá cầu; môn
điền kinh có các nội dung chạy cự ly ngắn 60m, bật xa, ném bóng... Muốn tuyển
chọn đúng đối tượng, phát hiện được tố chất của các học sinh tôi phải đầu tư
thời gian nghiên cứu, đưa ra các bài tập cũng như bài kiểm tra phù hợp. Trước
hết tôi chọn những em hoạt động tích cực, năng nổ, nhanh nhẹn, hoạt bát, nắm
động tác nhanh qua các tiết dạy trên lớp, thông qua các buổi tập từng môn cụ thể và những
em có thành tích tốt trong cuộc thi ở trường, ngoài ra tôi còn căn cứ những đặc điểm sau:
- Về thể
trạng cơ thể: chọn những học sinh có thể hình cân đối khoẻ mạnh, có chiều cao,
sải chân dài, không mắc bệnh truyền nhiễm, bệnh tim mạch…
- Sự phát
triển của cơ bắp: Lựa chọn những em cơ bắp chưa phát triển hoàn
toàn, đặc biệt cơ đùi, cơ bắp chân tròn đều đang trên đà phát triển. Những đối tượng này nếu được
tập luyện sẽ phát triển nhanh.
2.2.4.
Công tác huấn luyện:
Xác định giáo viên huấn luyện là một trong những nhân tố
quyết định sự trưởng thành của các em nên bản thân tôi đã xin ý kiến chỉ đạo
của Ban giám hiệu nhà trường xây
dựng kế hoạch tập luyện ngay từ đầu năm học. Trong huấn luyện tôi thường có nhiều hình
ảnh minh họa; giảng giải ngắn ngọn, dễ hiểu và làm nhiều động tác cụ thể, chính
xác để các em quan sát tiếp thu và hiểu rõ hơn. Mặt khác, tôi luôn coi giáo viên là tấm gương cho các
em noi theo nên trong mọi lúc tôi phải thể hiện mình là người có năng khiếu, thực hiện các động tác bài tập
chính xác, đẹp và lôi cuốn học sinh vào tham gia tập luyện.
Đặc biệt ở trường chỉ có 1 mình tôi dạy thể dục mà phải
huấn luyện nhiều môn thi đấu nên tôi đã mạnh dạn tham mưu Ban giám hiệu nhà trường phân công giáo viên hỗ trợ
cho từng nội dung tập luyện cụ thể. Học sinh tiểu học thể lực còn
yếu nên tôi thường tổ chức cho các
em tập luyện thêm những bài tập phát triển thể lực chung vào đầu các buổi sáng (15
phút đầu buổi) nhằm nâng cao thể
lực cho các em.
Như chúng ta đã biết, hiện nay trong huấn luyện thể thao
hiện đại, dù bất kỳ giai đoạn nào của quá trình huấn luyện thì công tác huấn
luyện thể lực chung được coi là then chốt. Bởi vì thể lực chung cùng với thể
lực chuyên môn được coi là nền tảng của việc phát triển thành tích. Công việc
này đòi hỏi người huấn luyện
nghiên cứu, đưa ra các bài tập phù hợp
từng đối tượng học sinh, từng môn thi, cũng như sức khoẻ giới tính đạt hiệu quả
nhất.
Trước khi thi
đấu cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, luôn để tư tưởng tinh thần thoải mái và phấn
chấn. Tôi thường nói với các em rằng: Khi thi đấu các em phải chú ý bình tĩnh, tự tin với quyết tâm
cao, thi đấu hết mình. Lấy mục đích cá nhân và tinh thần đồng đội mà đem lại thành
tích cao cho trường, địa phương. Chính vì thế các em luôn quyết tâm thi đấu để đạt thành tích cao
nhất.
* Huấn luyện bài tập phát triển sức nhanh
áp dụng với môn điền kinh (chạy và bật xa):
Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và sự phát triển
của cơ thể học sinh tiểu học tôi lựa chọn các bài tập sau:
- Thực hiện tốt các động tác bổ trợ cho chạy như: thực
hiện chạy tại chỗ, thực hiện di động chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp
sau, chạy tăng tốc...
- Thực
hiện tốt các động tác bổ trợ xuất phát như: mặt hướng chạy, vai hướng chạy,
lưng hướng chạy, ngồi xổm chuyển sang xuất phát. Sử dụng các bài tập thể dục, chạy luồn cọc, chạy dích dắc, tăng độ nhanh
khoé léo. Mục đích phát triển tố chất nhanh khi các em xuất phát được
tốt, nên sử dụng tốt trong giờ chính khoá sau đó áp dụng tập luyện vào buổi
huấn luyện mới đạt hiệu quả cao.
Khi tập
luyện môn chạy ngắn tôi quan tâm đến nâng cao cường độ hưng phấn, tính linh
hoạt và phát triển sức nhanh cho học sinh. Tôi luôn sử dụng các bài tập tốc độ
chạy đoạn ngắn 10m – 20m; 20m-60m và tăng dần cự ly ở các lần sau nhưng phải
phù hợp độ tuổi hay giới tính.
Cụ thể:
Với hình thức: các bài tập xoạc, ép dẻo chạy
tăng tốc, chạy biến tốc, chạy tốc độ cao, để các bài tập trên đạt hiệu quả cao
tôi lưu ý thời gian nghỉ giữa các lần
tập phải đủ để hồi phục trở lại gần mức ban đầu mới cho tập lặp lại.
*Huấn luyện đá
cầu:
Ngoài việc hướng
dẫn học sinh nắm chắc một số kiến thức, chiến thuật, luật cơ bản về môn đá cầu,
trong huấn luyện tôi phải tâng cầu tốt, thực hiện thành thạo các kỹ thuật đá
bằng mu bàn chân, đỡ ngực, tâng đùi, bỏ nhỏ...
Hướng dẫn học sinh
đỡ cầu bằng đùi. |
Hướng dẫn thực
hiện động tác phát cầu bằng mu bàn chân. |
Các kĩ thuật tôi sử dụng để tập luyện
cho học sinh:
- Cách cầm cầu.
- Kĩ thuật tâng
cầu bằng đùi, bằng mu bàn chân, bằng má trong, má ngoài bàn chân.
- Kĩ thuật phát
cầu thấp chân chính diện, thấp chân nghiêng mình, cao chân chính diện, cao chân
nghiêng mình.
- Kĩ thuật đỡ
cầu bằng ngực
- Kĩ thuật chuyền
cầu bằng mu chính diện.
- Kĩ thuật đỡ
cầu bằng đầu gối
- Kĩ thuật đánh
đầu.
* Trong
giờ tập luyện với những học sinh sai về mặt di chuyển (di chuyển không đúng
hướng cầu rơi, di chuyển chậm) tôi đã cho học sinh tập các động tác bổ trợ để
tăng độ linh hoạt của khớp hông, gối như:
+ Xoạc ngang,
dọc.
+ Chạy nhẹ kết
hợp với đá má trong, má ngoài.
+ Đá lăng chân theo
chiều ngang, dọc.
+ Tập các bài
tập chuyển vị trí kết hợp với xoay người, chuyển hướng.
* Với
những học sinh không dự đoán được điểm rơi của cầu, tốc độ bay của cầu tôi phân
tích cho học sinh tầm quan trọng việc chú ý theo điểm rơi của cầu, phân tích
tốc độ bay của cầu. Tôi cho học sinh:
+ Tập tung cầu,
đúng động tác.
+ Tập tự tung
bắt cầu.
+ Tập co chân và
hướng mu bàn chân tâng cầu lên cao không cầu và có cầu.
+ Tập đón cầu do
người khác tung cho.
+ Treo cầu ở độ
cao nhất định và tập đá cầu.
* Huấn luyện
bóng bàn:
Tập luyện bóng bàn tôi phải thực hiện đúng kĩ thuật,
thành thạo các động tác giật bóng, líp bóng, cắt bóng ... cho học sinh quan
sát.
|
Hướng dẫn kỹ thuật
giao bóng thuận tay. |
Muốn huấn
luyện bóng bàn đạt hiệu quả cao tôi thường sử dụng các kĩ thuật để tập luyện
cho học sinh như sau:
* Cách cầm
vợt: Cầm vợt dọc, cầm vợt ngang.
* Kỹ thuật tấn
công:
a. Kỹ thuật tấn công thuận tay:
- Líp bóng thuận tay.
- Vụt nhanh thuận tay (hay còn gọi
đẩy phải thuận tay).
- Giật bóng thuận tay.
- Bạt bóng thuận tay.
- Đập bóng bổng thuận tay.
b. Kỹ thuật tấn công trái tay:
- Líp bóng trái tay.
- Vụt nhanh trái tay (hay còn gọi là
chặn đẩy trái tay).
- Giật bóng trái tay.
- Đột kích trái tay.
* Kỹ thuật phòng
thủ:
- Cắt bóng thuận tay (bên phải).
- Cắt bóng trái tay (bên trái).
- Chặn bóng thuận tay (bên phải).
- Chặn bóng trái tay (bên trái).
- Gò bóng thuận tay (bên phải).
- Gò bóng trái tay (bên trái).
* Kỹ thuật giao
bóng và đỡ giao bóng:
- Thuận tay (bên phải) và trái tay (bên
trái) đều có những kỹ thuật giao bóng sau :
- Giao bóng xoáy lên.
- Giao bóng xoáy xuống.
- Giao bóng xoáy ngang lên sang bên
phải hoặc bên trái.
- Giao bóng xoáy ngang xuống bên phải
hoặc bên trái.
Trên cơ sở của
các loại giao bóng đó người ta vận dụng thành các kiểu giao bóng khác nhau như
tung cao, giao bóng kiểu mổ, ....
* Kỹ thuật di chuyển:
Di chuyển bước chân đánh
bóng có vai trò rất quan
trọng trong tập luyện và thi đấu bóng bàn; Di chuyển bước chân tốt sẽ
tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ, chiến thuật hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nâng cao
hiệu quả của kỹ, chiến thuật.
* Huấn luyện
bóng đá:
- Trong huấn
luyện bóng đá trước hết tôi thường tạo cho học sinh niềm say mê, hứng thú trong
khi tập luyện; hướng dẫn kĩ để học sinh nắm vững nội dung, thực hiện hoàn
hảo các động tác. Tôi làm mẫu chính xác từng động tác, thao tác thuần thục,
phân tích rõ ràng từng
chi tiết kĩ thuật động tác để học sinh nắm chắc trước khi luyện tập.
Hướng
dẫn động tác sút bóng |
Tập động tác dẫn bóng. |
Các kĩ thuật cụ thể tôi sử dụng huấn
luyện bao gồm:
- Đá bóng bằng má trong lòng bàn chân: Đây là
kĩ thuật được sử dụng nhiều nhất trong bóng đá. Do diện tích tiếp xúc giữa má
trong lòng bàn chân và bóng khá lớn, cho nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có
tính ổn định và độ chuẩn xác cao.
- Đá
bóng bằng mu bàn chân : Kĩ thuật này này thường
được sử dụng để chuyền bóng ở cự ly ngắn và trung bình. Bên cạnh đó cũng có thể làm cú
sút dứt điểm. Cách thực hiện động tác gồm bước cơ bản sau :
+
Chạy đà : Thẳng hướng bóng ( hoặc chếch từ 5 – 10 cm )
tốc độ tăng dần đều, bước cuối dài.
+ Chân
trụ : Đặt ngang và cách bóng 10 – 15cm, mũi chân trụ thẳng hướng cần
đá. Đầu gối khuỵu cả trọng tâm dồn vào chân trụ.
+ Chân
lăng: Vung từ trước ra sau, tốc độ vung chân lăng và tốc độ chạy
đà là hai yếu tố quyết định uy lực của cú đá ( cú sút ).
+ Tiếp
xúc bóng: Điểm tiếp xúc là tâm quả bóng .
+ Kết
thúc: Khi thực hiện và kết thúc động tác hai tay vung tự nhiên
thân người giữ chắc và ngả về phía chân lăng.
- Sau khi huấn luyện các kỹ thuật cơ bản
trong đá bóng tôi chia đội hình thi đấu và quan sát kĩ năng lực, tố chất, thể
lực và kỹ chiến thuật của từng học sinh. Tôi ráp đội hình đá theo từng vị trí
và luôn đứng sát nhắc nhở cách thi đấu, di chuyển vị trí đội hình và luôn áp
dụng luật thi đấu.
- Thường xuyên cho thi đấu, giao lưu với
các đơn vị khác hay 1, 2 đội ở địa phương để hoàn thiện đội hình và luôn cho
thay đổi chiến thuật, vị trí các cầu thủ.
* Huấn luyện cờ vua:
Ngay từ buổi huấn luyện đầu tiên, ngoài việc tạo hứng thú
cho học sinh bằng nhiều phương
pháp khác nhau, tôi còn cho học sinh biết được tác dụng của
môn cờ vua: đây là môn học nhằm phát huy tính tích cực và phát triển tính tư duy, sáng tạo, tự lập, tính hiếu thắng trong các
cuộc giao đấu giữa các môn thể thao. Thường xuyên cập nhật, cung cấp kiến thức
cho học sinh đồng thời luôn sát cánh bên các em trong quá trình
tập luyện. Cụ thể:
Tôi hướng
dẫn chiến thuật nước đi từng quân
cờ, luật cờ vua, các tri thức cơ bản
trong cờ
vua, các giai đoạn khai cuộc, trung cuộc, cờ tàn, cờ
thế.... Một bàn cờ có thể nhiều em chơi, một bên để
nghĩ những nước đi hay. Khi chơi giáo viên tổ chức
cho thi giữa
các lớp với nhau để
tuyển chọn những em có thành tích tốt.
Để ôn nước đi
từng quân cờ tôi thường tổ chức cho nhiều em chơi. Nghĩa là chia số học sinh
thành hai đội, mỗi em của mỗi đội sẽ nghĩ ra một cách chơi hay để các em khác
tham khảo.
|
|
Tổ
chức cho các em thi đấu và hỗ trợ giải các thế khó.
Với hình thức tổ chức thi đấu trong tập luyện tạo cho các
em rất say mê với môn học. Trong quá trình tập luyện tôi phát hiện em chơi giỏi cho các em đó thi đấu với các
em trong đội
để các em khác học hỏi
và nâng cao thành tích. Ngoài ra, tôi còn cho
các em nam thi đấu với các em nữ để các em mạnh dạn học hỏi kinh nghiệm lẫn
nhau. Cho giao lưu
với phụ huynh, học sinh cấp 2 hay các em tham gia đạt giải các cấp năm học trước … để các em học hỏi kinh nghiệm.
Khi tổ chức cho học sinh thi đấu, tôi theo dõi các bước đi và
hướng dẫn học sinh cách tư duy và phải có
các chiến thuật linh hoạt trong khi chơi.
* Huấn luyện môn
bơi lội:
Trong huấn luyện môn bơi lội trước hết tôi theo dõi nắm bắt học sinh tham gia các
khóa bơi phổ cập, hay đã
biết bơi sau đó cho học sinh kiểm tra
toàn diện, các thông số về sức khỏe, cân nặng, chiều cao. Môn bơi lội có đặc
thù riêng và đặc biệt là học sinh tiểu học nên các học sinh tuyển chọn cần đạt:
Có sức khỏe, có chiều cao, sải tay dài, có thể lực tốt, luôn nhiệt tình,
chịu khó và đam mê môn Bơi.
Số lượng tuyển chọn học sinh phải gấp đôi các nội dung học sinh tham gia thi
đấu.
- Các nguyên tắc khi huấn luyện phải tuân thủ: Học sinh
tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn của giáo viên, huấn luyện viên.
Phải đảm bảo tốt những quy định của bể bơi, học sinh phải được khởi
động và tập trên cạn thật kỹ mới cho xuống nước.
- Tôi áp dụng các bài tập trên cạn để hỗ trợ
thể lực và động tác bơi cho học sinh. Tôi cho các em khởi động chung thật kỹ,
áp dụng khởi động tay quay trước, quay sau nhiều lần, lặp lại và tăng số lần.
Áp dụng các bài khởi động của môn bơi các kiểu: Trườn sấp, ếch, ngữa cho học
sinh thuần thục, quen động tác để các em khi vào bể dễ dàng thực hiện, nhanh nắm
bắt động tác và tránh mất thời gian.
Bài tập khởi động chuyên môn:
+ Quạt tay bơi
trườn sấp, đạp chân bơi ếch, quạt tay bơi ngữa.
+Nằm đạp chân trườn sấp, đập chân ngữa, ngồi đạp chân
ếch.
Các động tác bổ trợ kĩ thuật bơi:
+ Các bài tập ép dẽo làm căng cơ tránh chuột rút khi bơi.
- Quá trình dạy bơi cũng như huấn luyện phải lên chương trình,
giáo án tập luyện cụ thể, phải tuân thủ một quy trình chung cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được, cụ
thể:
. Làm quen với nước .Tập hít vào thở ra trong nước
. Tập nổi trong nước .Tập lướt
nước
. Tập quạt chân . Tập quạt tay
. Tập phối hợp quạt tay chân .Tập phối hợp quạt tay chân với thở.
. Tập xuất phát .Tập quay vòng
Cho học sinh làm quen với nước và
tập nổi trong nước. |
Cho học
sinh tập lướt nước và đập chân. |
. Khi chưa
tập nổi được thì
không thể tập được các động tác khác.
. Chưa nín thở úp mặt xuống nước được thì
chưa thể làm được gì
cả.
|
|
Hướng dẫn học sinh lướt nước ngữa đập chân không có phao. |
Hướng dẫn học sinh lướt nước ngữa đập chân có phao. |
ơ
- Học sinh đưa vào huấn luyện đa số tất cả
các em cơ bản đã biết bơi nên quá trình
huấn luyện làm quen nước, tập nổi trong nước, các tư thế lướt nước chúng ta không
chú trọng, mà chủ
yếu đưa ra biện pháp, phương pháp huấn luyện kĩ thuật và nâng cao cự ly, thành
tích bơi cho các em. Phải chú trọng hoàn chỉnh, hoàn thiện kỹ thuật cơ bản rồi mới nâng cao cho học sinh. Cho các em nâng cao cự ly, số vòng bơi.
- Nội dung trườn sấp: Tôi cho học sinh đi lướt
nước đập chân không phao 3 vòng bể (Vòng 20m), cho bơi từng tay 1 có phao 5 vòng,
bơi kẹp phao dưới chân 5 vòng
và bơi hoàn thiện 5 vòng.
Sau khi học sinh hoàn thành các nội dung, cuối các buổi tập luyện cho học sinh
thi đấu. Có thể trườn sấp thi trườn sấp, ngữa thi đấu ếch ... tạo điều kiện cho
học quen với thi đấu. Cũng có thể áp dụng cho học sinh bơi đi lên với tốc độ
thi đấu, đi vòng xuống tốc độ thả lỏng nhưng tăng cự ly dài hơn.
- Tôi thường xuyên bấm đồng hồ theo dõi
thành tích học sinh, sức khỏe học sinh để điều chỉnh giáo án, phương pháp huấn
luyện phù hợp.
- Tôi cho học sinh tham gia tập luyện tại
bể bơi thi đấu để học sinh quen với
bể bơi, đường bơi, nơi xuất
phát.
2.2.5. Giao lưu các
đơn vị:
Để rèn
tính mạnh dạn, tạo điều kiện cho các em được làm quen, cọ xát, tập dượt
nhiều lần trước khi thi đấu tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường cho Đội
tuyển học sinh năng khiếu thể dục thể thao tăng cường tiếp cận sân thi đấu cũng
như giao lưu với các trường bạn; học sinh từng tham gia các giải thể thao những năm trước
hoặc có kinh nghiệm, có thành tích cao môn thể thao. Qua những lần giao lưu - thi đấu như vậy
các em sẽ đúc rút được kinh nghiệm, nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, học hỏi
được nhiều về kỹ
thuật, chiến thuật, động tác, tâm lý khi thi đấu và khi vào tham gia giải các em cảm thấy mạnh
dạn, tự tin, bản lĩnh thi đấu cao hơn.
2.2.6. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội:
Đây là biện pháp không thể thiếu trong công tác
tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh năng
khiếu thể dục thể thao ở trường tiểu học. Nhà trường phối hợp ban đại diện cha
mẹ học sinh, các tổ chức và cá nhân thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo
dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nhằm huy động mọi lực
lượng của cộng đồng tham gia chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào
học tập và môi trường giáo dục lành
mạnh.
Tôi luôn gần gũi với phụ huynh
học sinh, nhất là các em trong đội tuyển năng khiếu để phụ huynh chăm sóc sức
khỏe; cho con ăn uống đủ chất dinh dưỡng; đảm bảo sức khỏe tốt. Tạo mọi điều
kiện thuận lợi để các em tham gia tập luyện. Cuối mỗi tuần mời phụ huynh đến cỗ
vũ, quan sát con tập luyện. Sự
phối hợp tốt sẽ có sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho quá trình
bồi dưỡng, tạo điều kiện trang bị đồ
dùng tập luyện, hỗ trợ huấn luyện, là nguồn động viên lớn trong quá trình
học tập và rèn luyện, tham gia thi đấu của học sinh. Chính vì làm tốt công tác
xã hội hóa giáo dục, nên mỗi lần thi đấu ở huyện, tỉnh thì phụ huynh rất nhiệt
tình đưa đón con (hỗ trợ kinh phí thuê xe cho các em đi). Đây là nguồn động
viên, cỗ vũ lớn nhất để các em có động lực thi đấu tốt nhất.
2.3.
Kết quả đạt được.
Qua quá trình
dạy học, huấn luyện, áp dụng những biện pháp trên tôi thấy hiệu quả huấn luyện
tăng lên rõ rệt. Học sinh nắm bắt tốt từng bài tập một cách nhanh chóng, tăng
hưng phấn, hứng thú trong luyện tập, thành tích của các em trong quá trình tập
luyện, thi đấu ngày càng cao. Đặc biệt các em rất hứng thú, tích cực, tự giác
tập luyện và nắm chắc kiến thức trong từng tiết học. Chất lượng học
tập, cũng như thi đấu của học
sinh đã nâng cao dần so
với đầu năm học và những năm học trước đây.
Kết quả tôi tự khảo sát học sinh vào tuần 33 năm học
2017-2018 như sau:
Môn |
Tổng số HS (Tuyển
chọn) |
Tổng hợp đánh giá học sinh |
Ghi Chú |
|||||
Hoàn
thành tốt |
Hoàn
thành |
Chưa
hoàn thành |
||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|||
Đá bóng |
25 |
23 |
92% |
2 |
8% |
/ |
/ |
|
Bóng bàn |
15 |
12 |
80% |
3 |
20% |
/ |
/ |
|
Đá cầu |
15 |
13 |
87% |
2 |
13% |
/ |
/ |
|
Điền Kinh |
15 |
10 |
67% |
5 |
33% |
/ |
/ |
|
Cờ vua |
15 |
15 |
100% |
/ |
/ |
/ |
/ |
|
Qua thời gian áp dụng sáng kiến học sinh
tham gia giải các môn thể thao cấp huyện, tỉnh đạt thành tích cao và nâng lên
rõ rệt. Cụ thể:
Năm học 2017 - 2018: có 15 em đạt giải.
Cấp Tỉnh: Giải 3 điền
kinh.
Cấp huyện: 02 Giải Nhất:
Điền kinh. Giải Ba: Bóng đá, Đá cầu đôi nữ; Cờ vua.
3. Phần
kết luận
3.1. Ý nghĩa sáng kiến
Trong quá trình dạy học và bồi dưỡng học
sinh năng khiếu, áp dụng “một số biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường tiểu học”, tôi
nhận thấy các em đã có sự tiến bộ trong tập luyện cũng như ý thức thi đấu; thành tích, chất lượng
giải tăng lên rõ rệt qua
từng kỳ, năm học. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, tôi càng tự tin
và chủ động hơn khi huấn luyện và công tác bồi dưỡng học sinh
năng khiếu trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả; học sinh tích cực tập luyện, tâm thế thi đấu đầy tự tin và thoải
mái. Bản thân
tôi cũng rút ra
một số kinh nghiệm như sau:
- Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh năng khiếu điều quan trọng giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý
lứa tuổi, sức khoẻ của từng học sinh, năng khiếu của từng em. Trong quá trình
tập luyện giáo viên trực tiếp sửa sai uốn nắn, điều chỉnh kịp thời để luyện tập
đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức cho các em thực hành, luyện tập nhiều; rèn cho
các em biết đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn.
- Bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT khâu quan trọng đầu tiên là tuyển chọn học sinh. Cần lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học, tuyển chọn những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế tiếp. Sau khi lựa chọn được học sinh vào đội tuyển, giáo viên lập kế hoạch tập luyện cho học sinh một cách cụ thể, sát hợp, khoa học cho từng tuần, tháng, kỳ và cả năm học.
- Nắm
vững phương châm: dạy chắc kiến thức cơ bản rồi mới nâng cao.
Thông qua những bài luyện tập cụ thể để dạy phương pháp nâng cao cường độ tập
luyện, phát triển kỹ năng, kỹ xảo,..
3.2. Kiến nghị, đề xuất: Không
Trên đây là "Một số biện pháp nhằm
nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh năng khiếu thể dục thể thao ở trường tiểu học ".
Trong quá trình thực
hiện chắc không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong hội đồng khoa học các cấp
góp ý kiến, bổ sung để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh, phát huy, nâng cao
chất lượng giáo dục thể chất và công tác bồi dưỡng học sinh năng khiếu TDTT ở
trường tiểu học, đáp ứng mục đích giáo dục “xây dựng con người phát triển
một cách toàn diện”.
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/