MỘT SỐ
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI
GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 1
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn sáng kiến
Một trong các mục tiêu mới và quan trọng của việc dạy
học môn Toán ở tiểu học hiện nay là giúp học sinh tích cực ứng dụng các kiến
thức và kĩ năng về môn Toán (đã được học trong nhà trường) vào giải quyết những
tình huống thường gặp trong đời sống hàng ngày. Nhiều giải pháp đã và đang được
nghiên cứu, áp dụng để góp phần thực hiện mục tiêu nói trên. Đổi mới hình thức
tổ chức dạy học cũng là một trong các giải pháp được nhiều người quan tâm nhằm
đưa các hình thức tổ chức dạy học mới vào nhà trường tiểu học như: dạy học cá
nhân, dạy học theo nhóm và dạy học thông qua các trò chơi toán học. Những hình
thức dạy học này nếu được áp dụng một cách linh hoạt và đúng nơi, đúng lúc thì
sẽ mang lại hiệu quả cao trong dạy học nói chung và dạy học toán nói riêng. Bản
thân tôi cảm thấy hình thức trò chơi học tập thực sự rất hấp dẫn và bổ ích. Đó
là những trò chơi gắn liền với nội dung học tập toán của các em chứ không đơn thuần
là những trò chơi giải trí. Vì vậy thông qua những trò chơi này học sinh có thể
vừa chơi vừa học mà vẫn đảm bảo nắm kiến thức chắc chắn.
Trò chơi học tập là trò chơi có
nội dung tri thức gắn với hoạt động học tập của học sinh; và gắn với nội dung
bài học; giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi và để
học. Trò chơi học tập có tác dụng cả về mặt rèn luyện trí tuệ lẫn thể chất và
các phẩm chất đạo đức.
Chơi là một hoạt động không thể thiếu được của
con người ở mọi lứa tuổi. Chơi giúp cho trẻ phát triển. Tổ chức trò chơi cần
chú ý các đặc tính: Vui - Khoẻ - An toàn - Bổ ích. Trong đó, vui bao gồm cả
giải trí, thư giản,... được xem là mục tiêu cơ bản nhất của một trò chơi.
Thực tế thì học sinh tiểu học, nhất là những học sinh đầu cấp rất có hứng thú với các trò chơi toán học mà giáo viên đưa vào mỗi bài dạy. Qua những trò chơi này mà bài học trở nên sinh động, học sinh tiếp thu bài học một cách nhẹ nhàng đồng thời phát huy được tích tích cực học tập của các em. Đây thực sự là hình thức học tập có hiệu quả đối với học sinh. Chính vì vậy, bản thân tôi thực hiện sáng kiến: "Một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán lớp 1 " nhằm giúp các em học sinh học Toán đạt hiệu quả cao.
1.2. Điểm mới của sáng kiến
Một số giáo viên đã nghiên cứu và áp
dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán lớp 1 nhưng còn ở mức độ đơn giản,
hiệu quả chưa cao.
Tôi muốn nghiên cứu và áp dụng với phạm
vị rộng hơn với đầy đủ các mạch kiến thức Toán cho học sinh lớp 1.
Nhằm tạo cơ hội cho học sinh tự hoạt động, tự củng cố kiến thức và tự rèn
luyện kĩ năng, tôi thực hiện sáng kiến này để giúp các em được làm việc cá
nhân, hợp tác trong nhóm, trong lớp theo sự phân công, theo tinh thần đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.
2. Phần nội dung
2.1.
Thực trạng việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học Toán
Thực tế một
số giáo viên tiểu học còn chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của trò chơi học tập
trong dạy học môn Toán ở tiểu học nhất là những lớp đầu cấp. Giáo viên khi lên
lớp ngại sử dụng trò chơi học tập vì sợ mất thời gian, học sinh ồn ào. Cũng có
giáo viên đã thực hiện nhưng những trò chơi đó còn đơn điệu hay giáo viên còn
lúng túng trong khâu thiết kế, sưu tầm và tổ chức các trò chơi dẫn đến nhiều tiết
học trở nên buồn tẻ, học sinh tiếp thu bài không hào hứng. Một số giáo viên còn
coi nhẹ việc củng cố kiến thức sau mỗi trò chơi mà chủ yếu đi sâu vào tổng kết
trò chơi.
Một số học sinh không hiểu luật chơi nên lúng túng trong khi chơi, tham gia chơi là chủ yếu là các em mạnh dạn, tự tin còn các em nhút nhát, rụt rè ít có cơ hội được tham gia chơi. Trong một số trò chơi, một số em chơi quá đà không có giới hạn hoặc chơi gian lận để được thắng nên hạn chế đến kết quả của trò chơi.
2.2. Các
giải pháp tổ chức trò chơi học tập trong dạy học Toán
2.2.1. Giáo
viên phải hiểu tác dụng của trò chơi
- Làm
thay đổi hình thức hoạt động học tập, tạo ra bầu
không khí trong lớp trở nên dễ chịu, thoải mái hơn. Học sinh tiếp thu kiến thức
tự giác và tích cực hơn, thư thái, dễ chịu và mạnh khoẻ hơn.
- Giúp
học sinh rèn luyện củng cố tiếp thu kiến thức, đồng thời phát triển vốn kinh
nghiệm mà các em đã tích luỹ thông qua hoạt động chơi.
- Rèn
luyện các kĩ năng, kĩ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ. Nhờ sử dụng trò chơi học
tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui chơi và hấp dẫn hơn.
- Đối
với học sinh, không có phương tiện nào giúp các em phát triển một cách tự
nhiên, có hiệu quả, rèn luyện tính tự chủ bằng trò chơi học tập. Qua chơi, các
em biết tự kiềm chế, được tham gia hoạt động học tập tích cực. Trò chơi không
chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. Như lời Bác Hồ đã căn dặn
cán bộ phụ trách Đội thiếu niên tiền phong: “Trong lúc học, cũng cần cho chúng
vui, trong lúc vui cũng làm cho chúng học”.
Như vậy trò chơi học tập giúp cho học sinh
phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Trò chơi làm cho học sinh
được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp các em trao đổi kinh
nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó các em tiếp thu kiến thức được dễ dàng. Tổ chức trò chơi học tập toán còn là một cách tổ chức hoạt động ngoại khoá phong
phú và có hiệu quả cao.
22.2.
Cách tổ chức các trò chơi củng cố các mạch kiến thức Toán cho học sinh lớp 1.
* Thiết kế và tổ chức trò chơi
a. Thiết kế:
- Xác định được mục đích và yêu cầu của trò chơi.
- Lựa chọn những trò chơi phù hợp
với bài học.
- Xác định không gian và thời
gian tổ chức trò chơi
- Chuẩn bị dụng cụ chơi, số lượng
người chơi
- Xây dựng hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời
gian tiến hành trò chơi |
Nội
dung và trình tự hoạt động của giáo viên |
Hoạt
động của học sinh |
Dụng cụ chơi |
Mục đích |
b. Phân loại
trò chơi:
+ Theo số lượng người chơi:
- Trò chơi cá nhân
- Trò chơi đồng đội
- Trò chơi tập thể
+ Theo tính chất hoạt động:
- Trò chơi thuần tuý trí tuệ
- Trò chơi kết hợp trí tuệ và vận động
c. Cách tổ
chức trò chơi học tập môn Toán:
* Các bước tiến hành một trò chơi
- Chuẩn bị (dụng cụ chơi)
- Giới thiệu khái quát về trò chơi:
+ Nêu tên trò chơi.
+ Hướng dẫn cách chơi : vừa mô tả, vừa thực hành
+ Phân chia nhóm chơi.
- Chơi thử.
- Nhấn mạnh luật chơi, nhất là những lỗi thường gặp ở phần chơi
thử.
- Chơi thật, xử “phạt” những người phạm luật chơi.
- Nhận xét kết
quả trò chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những kiến thức
được học tập qua trò chơi, những vướng mắc cần tránh.
* Người chủ trò
Người tổ chức trò chơi được gọi là người chủ
trò hoặc người đầu trò. Trò chơi học tập thường do giáo viên là chủ trò, khi học
sinh đã quen chơi thì giáo viên có thể giao cho học sinh.
Người tổ chức
trò chơi cần :
+ Hăng hái, gây
chú ý cho mọi người.
+ Có khả năng
lôi kéo và thu hút.
+ Kiên nhẫn,
nói rõ ràng, vui vẻ.
* Thưởng - phạt
Thưởng phạt phải công
minh, đúng luật sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác, làm cho trò
chơi thêm hấp dẫn, kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Thưởng những
học sinh, nhóm học sinh tham gia chơi nhiệt tình, đúng luật và thắng trong cuộc
chơi. Hình thức thưởng có thể bằng lời khen ngợi, khích lệ bằng tràng pháo
tay,...
Phạt những học
sinh phạm luật chơi bằng hình thức đơn giản như chào các bạn thắng cuộc, kể
chuyện vui, hát một bài hát, múa, nhảy lò cò, ...
2.2.3. Trò chơi củng cố các mạch kiến thức
Toán lớp 1
1. Những trò chơi về biểu tượng ban
đầu:
* Trò chơi: “Con voi”
Mục tiêu: Nhằm củng cố các biểu tượng về
trước, sau, phải, trái.
Chuẩn bị:
Chỗ chơi đủ rộng để nhiều chỗ cùng chơi.
Cách
chơi: Toàn tổ xếp thành vòng tròn. Một em tách ra khỏi vòng,vào khoảng
trống trong vòng, vừa hát vừa giả làm con voi. Các bạn vừa vỗ tay vừa hát:
“ Con
vỏi con voi
Cái vòi
đi trước
Hai chân
trước đi trước
Hai chân
sau đi sau
Còn cái
đuôi đi sau nốt
Tôi xin
kể nốt
Cái
chuyện con voi.”
Em vừa
hát vừa cúi lom khom giả làm con voi. Khi hát câu : “Cái vòi đi trước”em đưa
tay phải lên mũi và xòe bàn tay, giả làm cái vòi. Khi hát câu “ Hai chân trước
đi trước”em thõng hai tay giả vờ làm đôi chân trước. Khi hát câu “ Hai chân sau
đi sau”em giậm hai chân xuống đât làm hai chân sau. Khi hát câu “ Còn cái đuôi
đi sau nốt” em chụm tay trái lại rồi đưa về đằng sau vẫy vẫy dã làm đuôi. Sau
khi hát xong em trở về chỗ. Một em khác thay và cứ tiếp tục như thế, hết em này
đến em khác.
Trò chơi
sẽ thú vị hơn nếu hai, ba hoặc tổ cùng hát và giả làm con voi thi xem nhóm nào
làm voi đều hơn.
*Trò chơi: “
Xếp hàng”
Mục tiêu: Luyện tập để củng cố các biểu tượng: cao, thấp, trước,
sau, bên trái, bên phải, ở giữa.
Chuẩn bị: Một số bông hoa( có thể là hoa giấy hoặc lá cờ) nơi chơi đủ rộng cho 3
tổ cùng chơi.
Cách
chơi: Mỗi tổ
cử ra 2 người chơi có chiều cao khác nhau, đứng thành một nhóm. Các nhóm đứng
không xa nhau trước mặt giáo viên.
Giáo viên ra lệnh: Xếp hàng dọc, thấp đứng trước, cao đứng sau.
Các nhóm nhanh chống xếp hàng theo mệnh lệnh, nhóm nào xếp đúng lệnh và
xong trước thì được thưởng hai bông hoa (hoặc hai lá cờ); nhóm xếp sai lệnh thì
không được thưởng.
Sau đó 3 em về chỗ, mỗi tổ cử 3 em khác ra chơi. Cách chơi tương tự
nhưng với các lệnh khác nhau, ví dụ như:
+
Xếp hàng dọc, thấp nhất đứng giữa, cao đứng sau cùng.
+
Xếp hàng ngang, thấp nhất đứng giữa, cao nhất đứng bên trái em thấp nhất.
+
….
Tổ nào được thưởng nhiều hoa (hay lá cờ) hơn thì thắng cuộc.
* Trò chơi: “ Nhiều hơn, ít hơn”.
Mục
tiêu: Học sinh biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Học sinh biết sử dụng các từ nhiều hơn, ít hơn khi so sánh.
Chuẩn bị: 3 cái bảng, 5 viên phấn, tranh vẽ 4 cái bát và 3 cái thìa.
Cách chơi: Giáo viên
chia lớp thành 3 nhóm.
Giáo viên đưa hai nhóm đối tượng có số lượng khác nhau. Các nhóm nhìn
nhanh nêu nhanh xem nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn, nhóm đồ vật nào có số
lượng ít hơn.
Giáo viên đưa tranh vẽ một bên có 4 cái bát, một bên có 3 cái thìa (
cách vẽ tương ứng 1 – 1) học sinh nêu nhanh xem
bát nhiều hơn thìa hay thìa nhiều hơn bát.
Tổng
kết trò chơi: Nhóm nào có số người nêu
nhanh và đúng nhiều thì nhóm đó thắng.
2. Những trò chơi củng cố nội dung số học và yếu tố đại số:
* Trò chơi: “ Tìm tên con vật nhanh”.
Mục tiêu: Củng cố
khả năng liên hệ thực tế của học sinh sau khi đã học các số: 1,2,3,4,…
Chuẩn bị: Học sinh
tự nghĩ tên các con vật khác nhau có bốn chân.
Cách chơi: Có thể
cử 2 nhóm học sinh, mỗi nhóm 5 em. Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Nhóm 1: Hãy nghĩ tên các con vật có 4 chân.
+ Nhóm
2: Những con vật có 2 chân.
Giáo
viên phổ biến luật chơi.
Hai đội
bốc thăm xem đội nào sẽ nêu trước.
Ví dụ: Khi
nhóm 1 nêu tên con vật có 4 chân, giáo viên yêu cầu nhóm 2 đọc tên các con vật
có 2 chân, tiếp đến nhóm 1, rồi đến nhóm 2,… cứ như vậy nhóm nào không tìm được
con vật thuộc nhóm mình sẽ thua. Trò chơi này giáo viên là trọng tài. Giáo viên
nên ghi tên những con vật đã được nêu để tránh lặp lại. Sau đó tổng kết trò chơi.
Trò chơi đã kết thúc.
*Trò chơi : “ Thi đếm”
Mục tiêu: Luyện đếm các số theo thứ tự.
Chuẩn bị: Trò chơi
này không cần chuẩn bị trước.
Cách tiến hành: Học sinh
đứng vòng tròn. Một học sinh bắt đầu đếm 1 theo chiều kim đồng hồ, học sinh
tiếp theo đếm 2, học sinh tiếp theo đếm 3, … cứ như vậy cho đến hết. Giáo viên
có thể bắt đầu ở số nào đó để học sinh có thể đếm theo chiều ngược kim đồng hồ,
học sinh đếm theo thứ tự giảm dần cho đến khi có lệnh dừng lại đến số 0 thì lại
đổi chiều đếm. Học sinh nào đếm sai phải nhảy lò cò một vòng rồi trở về chỗ cũ.
+ Lưu ý: Có thể đổi trò chơi thành
cách hai, cách ba.
+ Ví dụ: Học sinh lần lượt đếm
2,4,6, … hoặc 3,6,9.
*Trò chơi : “Buộc dây cho bóng”
Mục tiêu: Củng cố cho học sinh về phép cộng, trừ trong phạm vi 5.
Chuẩn
bị: 4 tờ bìa có hình vẽ gồm 2 phần:
+ Phần trên vẽ hình các quả bóng bay, trên mỗi quả ghi 1 phép cộng, trừ
trong phạm vi 5.
+ Phần dưới vẽ
các ô vuông ghi kết quả của các phép tính trên.
Cách chơi: Học sinh nối bóng bay với kết quả thích hợp bên dưới. Mỗi em trong đội
chỉ được nối 1 lần và chuyển cho bạn khác nối tiếp. Tổ nào xong trước
nối đúng là tổ đó thắng cuộc.
...
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/