MỘT SỐ TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ GIÚP HỌC SINH TIỂU
HỌC HỨNG THÚ HỌC MÔN TIẾNG ANH
1. PHẦN
MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn sáng kiến:
Trong thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta hiện nay và
trong thời đại bùng nổ thông tin trong bối cảnh toàn cầu. Làm thế nào để con
người Việt Nam có thể vươn lên tầm cao trí tuệ thế giới? – Phải đầu tư, phát
triển giáo dục, phải biết ngoại ngữ mà đặc biệt là Tiếng Anh. Và có thể nói rằng,
Tiếng Anh là chìa khóa hội nhập với thế giới trong thời đại 4.0.
Tiếng Anh là một ngôn ngữ Quốc tế
có tính thông dụng và là một công cụ giao tiếp thiết yếu trong mọi lĩnh vực hoạt
động của xã hội. Thời đại toàn cầu hoá, nhu cầu giao tiếp giữa mọi người thuộc
mọi quốc gia là bắt buộc. Do vậy, việc học tiếng Anh đang trở thành một nhu cầu
cần thiết và cấp bách giúp chúng ta tiếp cận, mở rộng hiểu biết với nguồn tri
thức tiên tiến trên thế giới ở nhiều lĩnh vực khác nhau: Khoa học - kĩ thuật,
kinh tế - xã hội, y học…
Trên cơ sở đó, trong lãnh vực giáo dục,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có định hướng
chiến lược cho việc tổ chức dạy học môn Tiếng Anh trong trường tiểu học nhằm tạo
điều kiện, môi trường cho học sinh được tiếp xúc với môn học này, tạo tiền đề
cho việc học lên các cấp học trên được vững chắc.
Vì vậy, hiện nay hầu hết trẻ em trên cả
nước từ thành thị đến nông thôn, phần lớn đều được làm quen với bộ môn tiếng
Anh từ rất sớm thông qua việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông nằm rèn luyện
cho học sinh các kĩ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết một cách thuần thục để các em có
thể tự tin giao tiếp trong cuộc sống.
Để góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh Tiểu học theo
phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, tăng cường
hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu . Hình thành và rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực hiện quá trình giao tiếp tôi chọn đề tài: “ Một
số trò chơi ngôn ngữ giúp học sinh Tiểu học hứng thú học môn Tiếng Anh” nhằm tạo cho học sinh
thêm yêu thích môn Tiếng Anh.
1.2. Điểm mới của sáng kiến:
Để tạo được dấu ấn cho học sinh ngay
từ việc tiếp thu cái mới giúp các em tự tin hơn khi giao tiếp là niềm băn khoăn
trăn trở của nhiều giáo viên. Chúng tôi đã áp dụng kết hợp các phương pháp dạy
học hiện đại, học mà chơi, chơi mà học vào các tiết dạy gây hứng thú cao nhất
cho đối tượng học và trong quá trình thực nghiệm của các lớp chúng tôi đã đạt kết
quả tương đối khích lệ. Các em đã thích học môn Tiếng Anh hơn, hứng khởi và mạnh
dạn hơn. Nhiều em đạt điểm giỏi, khá hơn. Cảm giác nặng nề với một tiết học
không còn. Để tạo được hứng thú cho học sinh trong việc tiếp thu cái mới, giúp
học sinh có điều kiện thu nhận và trao đổi thông tin, nâng cao trình độ Tiếng
Anh, có cơ hội tiếp cận về con người và nền văn hóa của một
số nước nói Tiếng Anh.
Sáng kiến này xuất phát từ
việc học sinh chưa say mê hứng thú trong giờ học tiếng Anh. Bởi do Tiếng Anh là
một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng
dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường hay có cảm giác chán nản và và không hứng
thú với môn học Tiếng Anh.
Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp Khối lớp 4 ở
một trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Ninh.
2. PHẦN NỘI
DUNG
2.1. Thực
trạng của nội dung sáng kiến:
Ở trường tôi đang giảng dạy học sinh bắt đầu học Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp
5. Giáo trình dạy là sách Tiếng Anh 3, 4, 5 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sách có
nhiều hình ảnh đẹp, đề tài phong phú … Bên cạnh đó, để giúp các em hứng thú hơn
trong việc học tôi thường sử dụng các đồ dùng trực quan sinh động kết hợp với
máy bảng tương tác và sử dụng trang Sachmem.vn
thông qua kết nối internet nhằm giúp các em hứng thú hơn trong việc học Tiếng
Anh. Ngoài
những đồ dùng trực quan sinh động thì việc
tổ chức các hoạt động trò chơi nhằm giúp các em hiểu bài tốt hơn, vì vậy tôi
thường xuyên tư duy thay đổi trò chơi để
giúp các em cảm thấy lạ lẫm và hứng thú hơn trong việc học.
Thiết bị hiện đại hỗ trợ dạy học
môn Tiếng Anh
Sử dụng trò chơi trong học tập vừa hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc
củng cố kiến thức kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức
trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho
học
sinh chơi như thế nào để có hiệu quả mới là điều quan trọng.
Năm học 2017 – 2018 tôi được phân công giảng dạy các khối lớp 4 và 5 của nhà trường vì thế tôi quyết định
chọn học sinh của lớp 4A, 4B, 4C để đầu tư nghiên cứu hoàn thiện sáng kiến kinh
nghiệm này. Thời gian đầu tôi nhận thấy rằng học sinh rất ít phát biểu xây dựng
bài mặc dù các em có suy nghĩ đúng. Các em chưa tự tin để nói lên suy nghĩ của
cá nhân và hầu như không có sự giao tiếp giữa các học sinh hay các nhóm. Nhưng
từ khi các em được tham gia vào các trò chơi trong các tiết học, tôi thấy rất
nhiều học sinh tự tin phát biểu xây dựng bài, các
em đã biết tương tác với nhau, mạnh dạn nêu ý kiến khi có vấn đề cần thắc mắc.
Đây là kết quả khảo sát đầu năm trước
khi tôi áp dụng sáng kiến này :
Lớp |
TSHS |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Thái độ |
||||||||
Thích |
Không thích |
Không có ý kiến |
|||||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
4ª |
32 |
3 |
9,4 |
18 |
56,2 |
11 |
34,4 |
5 |
15,6 |
15 |
46,9 |
12 |
37,5 |
4B |
32 |
2 |
6,3 |
20 |
62,5 |
10 |
31,2 |
7 |
21,9 |
11 |
34,4 |
14 |
43,7 |
4C |
29 |
2 |
6,9 |
17 |
58,6 |
10 |
34,5 |
4 |
13,8 |
6 |
20,7 |
19 |
65,5 |
2.2. Các giải pháp:
Trong quá trình dạy học,
tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi các biện pháp để nâng cao chất lượng học tập
môn Tiếng Anh Tiểu học. Hiểu được tâm sinh lý của học sinh, nắm bắt được nhu cầu
của người học, tôi đã thay đổi phương pháp dạy học, tạo cho các em có tâm lý
thoải mái trong những tiết học bằng các trò chơi
ngôn ngữ giúp các em vừa học vừa chơi mà vẫn tiếp thu được kiến thức bài học.
Giáo viên có thể
tổ chức trò chơi để đạt các mục đích học tập khác nhau. Ví dụ: Trò chơi được tổ
chức đầu giờ thường là trò chơi khởi động, để gây hứng thú, tạo không khí học
tập, để ôn kiến thức cũ, gây tính tò mò để dẫn dắt vào hoạt động tìm tòi kiến
thức mới; trò chơi tổ chức cuối tiết học là để củng cố kiến thức cơ bản trong
bài, giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu, vận dụng kiến thức…
Trò chơi học tập thường có tác dụng
làm cho hoạt động học trở nên nhẹ nhàng, hứng thú với học sinh, giúp rèn luyện
sự mạnh dạn tự tin, tinh thần đoàn kết, tính đồng đội, kĩ năng tương tác giữa
học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, kĩ năng phản xạ, tư duy
nhanh,...
Học sinh tham gia
trò chơi sôi nổi
* Tổ chức trò chơi trong giờ học
:
- Công việc
chuẩn bị của giáo viên:
Giáo viên cần nghiên cứu mục tiêu và nội dung
bài học để lựa chọn trò chơi phù hợp với mục đích chủ yếu là để chuyển tâm lí
học sinh từ hoạt động chơi sang hoạt động học hay là để kiểm tra kiến thức cũ,
gây sự tò mò, định hướng vào nội dung bài học mới.
Trao đổi với Hội đồng tự quản để biết liệu học sinh có thích thú khi
được chơi trò đó không? Trò chơi này có phù hợp với nội dung bài học không? Gợi
ý để Hội đồng tự quản suy nghĩ và trả lời về sự phù hợp của trò chơi với bài
học mới? Hội đồng tự quản có thể đề xuất chọn trò chơi khác.
Hình dung hoạt động khởi động sẽ diễn ra
trên lớp; việc kết nối sau trò chơi vào bài học như thế nào, dự kiến hệ thống
câu hỏi liên quan từ trò chơi tới bài học; dự kiến các tình huống sẽ xảy ra và
kết quả sẽ đạt được qua trò chơi.
Hướng dẫn cụ thể cho Hội đồng tự quản
về luật chơi, hình thức tổ chức, cách thức bắt đầu, xử lí tình huống, kết nối
bài học ra sao. Có thể chọn một học sinh trong Hội đồng tự quản đứng ra tổ
chức/ điều khiển trò chơi.
Chuẩn bị các đồ dùng cần thiết: Tùy
thuộc vào mỗi trò chơi mà giáo viên cùng học sinh chuẩn bị cụ thể, có thể là
phiếu học tập, các con số, bức tranh bí ẩn, các tấm bìa/ thẻ, hệ thống các câu
hỏi,…
- Tiến
hành trên lớp:
Thời gian tiến
hành trò chơi : Thường từ 5 - 7 phút.
Người điều khiển nêu tên trò chơi, phổ
biến luật chơi, bảo đảm tất cả học sinh đều hiểu rõ luật chơi. Học sinh có thể
đề xuất trò chơi khác mà cả lớp đã biết luật chơi và phù hợp hơn với nội dung
bài học để tập thể lớp và giáo viên cân nhắc, quyết định.
Tập thể học sinh đề xuất và người điều
khiển quyết định người làm trọng tài (là giáo viên, học sinh hoặc giáo viên
phối hợp với học sinh). Cả lớp tham gia trò chơi.
Đánh giá, nhận xét kết quả các tập thể,
cá nhân tham gia trò chơi. Tùy theo tính chất của trò chơi mà trọng tài có thể
mời tập thể hoặc cá nhân tự nhận xét hoặc nhận xét người khác và trọng tài đưa
ra nhận xét đánh giá cuối cùng hoặc trọng tài trực tiếp nhận xét đánh giá.
Học sinh được phát biểu cảm tưởng, nêu các
đề xuất, kiến nghị (nếu có). Sau đó, kết nối vào bài học.
Kết thúc trò chơi : Thưởng
phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự
giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học
sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò
cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc...
* Một số trò chơi ngôn ngữ trong môn học Tiếng Anh ở bậc tiểu học:
Sau đây là một số trò chơi mà tôi thường áp dụng
trong quá trình dạy học của mình:
1. Lucky number:
- Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, cũng
như luyện khả năng tập trung cao độ trong giờ học.
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi,
câu trả lời sao cho bám sát nội dung bài học.
- Cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm
trưởng để “oan tù tì” xem ai được quyền
chọn trước và trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn số nào cho nhóm trưởng
nói, nếu chọn trúng số có câu hỏi thì giáo viên đưa câu hỏi và cả nhóm phải thảo
luận tìm ra câu trả lời. Trả lời đúng thì đạt 1 điểm; nếu sai đội kia được quyền
trả lời. Nếu chọn vào số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi; được vỗ tay
chúc mừng và đạt số điểm may mắn là 2 điểm. Lần lượt, cả 2 đội chọn hết số mà
giáo viên đưa ra.
Trò chơi:
Lucky number
- Kết thúc trò chơi : Cộng
điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó thắng.
2. Chain Game:
-
Mục đích: Củng cố mẫu câu.
-
Chuẩn bị: Giáo viên và học sinh thống nhất
đưa ra chủ đề.
-
Cách chơi: Chia lớp thành nhóm khoảng 4
- 6 học sinh ngồi quay mặt lại với nhau. Em đầu tiên lặp lại câu của giáo viên.
Em thứ hai lặp lại câu của em thứ nhất và thêm một ý khác. Em thứ ba lặp lại
câu của em thứ hai và thêm một ý khác. Cứ như vậy cho đến lượt học sinh thứ nhất.
Ví
dụ:
GV:
In my school, there is a yard.
HS1:
In my school, there is a yard and a library.
HS2:
In my school, there is a yard, a library and a playground.
HS3
: …….
3. Guessing Games
-
Mục đích: Củng cố mẫu câu.
-
Chuẩn bị: Một số đồ chơi hoặc tranh ảnh liên quan.
-
Cách chơi: Học sinh viết một từ hoặc một câu có sử dụng cấu trúc đang luyện tập.
-
Yêu cầu một học sinh đứng lên trước lớp. Các học sinh khác đặt câu hỏi Yes/
No để đoán từ hoặc câu đó. Nếu học sinh
đoán đúng thì học sinh trên bảng đọc
to từ hoặc câu đó lên.
-
Học sinh nào đoán đúng sẽ thay bạn trên bảng để tiếp tục trò chơi.
-
Giáo viên cũng có thể tổ chức cho học sinh chơi theo nhóm.
Ví
dụ: - HS1 có một bức tranh về hoạt động ( trượt ba-tanh)
- HS2: Can you swim?
- HS1: No, I can’t.
- HS3: Can you skate?
- HS1: Yes, I can. I can skate.
4. Kim's Games
-
Mục đích: Đây là trò chơi rèn luyện trí nhớ.
-
Chuẩn bị: + Giáo viên chuẩn bị các đồ vật hoặc tranh vẽ.
+ Học sinh chuẩn bị bìa và
bút lông.
-
Cách chơi: Chơi theo nhóm. Chiếu trên màn hình 6 -8 hình ảnh hoặc đặt lên khay
6 -8 đồ vật. Cho học sinh quan sát 20 giây. Yêu cầu học sinh không viết mà chỉ
nhớ. Cất các đồ vật hoặc tắt màn hình. Các nhóm lên bảng viết lại các từ mà
quan sát được. Nhóm nào viết được nhiều từ đúng thì thắng.
Trò chơi: Kim’s game
5. Bingo:
- Mục đích: Củng cố,
khắc sâu kiến thức, thu hút học sinh say mê học tập.
Cách 1:
- Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số
từ theo chủ đề.
- Cách chơi: Học sinh nhắc lại khoảng
8 – 10 từ các em đã học theo chủ đề, giáo viên viết các từ đó lên bảng. Mỗi em chọn bất kỳ 5 từ trong số các từ
đó. Giáo viên hoặc 1 thành viên
trong lớp chọn và đọc 5-7 từ bất kỳ nhưng không cần theo thứ tự. Học sinh đánh dấu vào từ đã chọn khi
nghe được từ đó. Học sinh nào có cả
5 từ đã được đánh dấu thì hô to Bingo.
Ví dụ: Chủ đề nghề nghiệp.
- Giáo viên viết lên bảng: teacher, doctor,
nurse, farmer, singer, dancer, engineer, writer, police, pilot,...
- Học sinh đọc lại các từ đó sau đó viết vào vở
5 từ bất kì.
- Giáo viên đọc to 5 -7 từ.
- Học sinh có 5 từ giống giáo viên đã đọc thì
hô “Bingo”.
Cách 2:
-
Cách chơi: Chơi kiểu cờ ca rô. Giáo viên kẻ trên bảng 16 hoặc 20 ô vuông, gồm
4 ô hàng dọc và 5 ô hàng ngang và giáo viên điền vào đó 20 số bất kỳ, trong 20
số đó có 20 câu hỏi tương ứng được định sẵn theo nội dung bài học, chia làm 2 đội
và quy định đội A đánh dấu X, đội B đánh dấu O. Đầu tiên mỗi đội cử 1 bạn làm
nhóm trưởng đại diện chọn ô số bao nhiêu giáo viên sẽ đánh dấu bằng ký hiệu của
đội đó vào ô đấy, đồng thời đọc câu hỏi định sẵn trong mỗi ô cho đội kia trả lời.
Cuối cùng, đội nào chọn ô mà xếp được 3 ký hiệu của đội mình thẳng hàng dọc,
hàng ngang hoặc hàng chéo và hô thật to là
“Bingo”.
- Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc.
Bingo: Trò chơi Tiếng Anh vui nhộn
6.
Slap the board
- Mục đích: + Luyện đọc và củng cố kỹ
năng nghe lại từ đã học và nhận diện mặt chữ, hoặc hình ảnh.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các
em.
- Chuẩn bị: Chuẩn bị các từ theo chủ đề.
- Cách chơi: Giáo viên vẽ một số hình
khác nhau lên bảng: hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình
thoi, hình ê líp, hình đám mây… Học sinh
đọc các từ, giáo viên ghi lại các từ đó vào các hình trên. Chơi theo cặp, giáo
viên chia lớp làm hai đội và đặt tên cho mỗi đội, lần lượt mỗi đội cử ra từng bạn
lên thi đấu với bạn của đội kia. Hai học sinh đứng trước bảng, nghe giáo viên
hoặc 1 học sinh đọc và đập nhanh vào chữ đó, ai đập nhanh và đúng sẽ mang về
cho đội mình 1 điểm. Tiếp tục với cặp thi đấu khác, kết thúc là đủ số từ mà
giáo viên đã nêu ra trước khi đọc.
- Kết thúc trò chơi : Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì
đội đó thắng.
Trò chơi:
Slap the board
7. Hangman
-
Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập giúp học sinh xem lại
và kiểm tra vốn từ của mình.
-
Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một số từ lien quan đến nội dung bài học.
-
Cách chơi: Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngang trên bảng.
Yêu cầu học sinh đoán bằng các chữ cái có trong từ. Nếu học sinh đoán sai, giáo
viên gạch 1 gạch (theo thứ tự trong hình vẽ). Học sinh đoán sai 8 lần thì thua
cuộc, giáo viên giải đáp từ.
Ví
dụ: + Giáo viên đưa từ có 7 chữ cái _ _ _ _ _ _ _ ( teacher)
+ Học sinh đoán chữ N. Không có chữ N, giáo viên gạch 1 gạch vào giá
treo cổ. Học sinh đoán chữ E. Có 2 chữ E giáo viên viết vào đúng vị trí của từ…
Tương tự cho đến khi tất cả các chữ cái được lật ( học sinh thắng) hoặc giáo
viên vẽ hết hình người trên giá (học sinh thua).
8. Crossword Puzzle
-
Mục đích: Ôn luyện từ vựng.
*
Cách chơi:
-
Học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm, sử dụng gợi ý để tìm từ trong ô chữ.
-
Gợi ý có thể vẽ tranh, từ đồng nghĩa, câu hỏi, câu đố, Tiếng Việt...
Ví
dụ: Write the names of the subjects.
S |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
|
U |
|
|
|
|
||||||||||||||||
B |
|
||||||||||||||||||||
J |
|
||||||||||||||||||||
E |
|
|
|
|
|
|
|
||||||||||||||
C |
|
||||||||||||||||||||
|
|
|
T |
|
|
|
|
|
|
||||||||||||
|
|
|
|
S |
|
||||||||||||||||
9. Pelmanism.
-
Mục đích: Ôn luyện từ vựng.
-
Chuẩn bị: - Giáo viên chuẩn bị một số thẻ bằng bìa, một mặt đánh số, mặt kia có
nội dung muốn học sinh luyện tập.
-
Cách chơi: Dán các thẻ đó lên bảng thành
hai hàng. Hàng trên các thẻ từ số 1- 5, hàng dưới các the từ số 6 – 10, úp mặt
có nội dung luyện tập vào bảng. Chia lớp ra làm hai nhóm. Lần lượt yêu cầu mỗi
nhóm chọn hai thẻ của hai hàng. Lật hai thẻ học sinh đã chọn, nếu khớp nhau thì
sẽ được tính điểm, nếu không khớp, lật úp lại như cũ và tiếp tục trò chơi cho đến
khi tất cả các thẻ được lật. Nhóm nào được nhiều điểm hơn thì chiến thắng.
-
Ví dụ: Nội dung luyện tập là động từ thì hiện tại và thì quá khứ.
1 |
à |
Go |
|
7 |
à |
went |
10. Simon says.
-
Mục đích: Ôn luyện kĩ năng nghe.
-
Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị.
-
Cách chơi: Có thể cho học sinh chơi cả lớp hoặc theo nhóm. Giáo viên hô to các
câu mệnh lệnh. Học sinh chỉ làm theo mệnh lệnh của giáo viên nếu giáo viên bắt
đầu bằng một câu bằng “ Simon says”.
Kết
thúc trò chơi: + Nếu chơi cả lớp: học sinh nào phạm lỗi sẽ gọi lên bảng để cùng
tìm người phạm lỗi ở lượt chơi khác sau đó sẽ phạt cả nhóm phạm lỗi hát hoặc nhảy
lò cò.
+
Nếu chơi theo nhóm: nhóm nào có ít học sinh phạm lỗi sẽ chiến thắng.
Ví dụ:
+ Nếu
giáo viên nói: “Simon says: Stand up!” học sinh sẽ đứng dậy.
+ Nếu giáo viên nói: “ Stand up!” học
sinh không làm theo mệnh lệnh đó.
Các trò chơi nói trên giúp học sinh vừa chơi,
vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi nơi, mọi chỗ, đồng thời vừa ôn luyện
từ vựng hiệu quả. Sau một thời gian áp dụng
“Học Tiếng Anh qua các trò chơi ngôn ngữ” tôi thấy được chất lượng và hiệu
quả của giờ dạy môn Tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt. Các trò chơi thu hút học
sinh tham gia bài học, đặc biệt là các bài đọc hiểu, hội thoại để giới thiệu chủ
đề. Ngoài ra, ta có thể áp dụng trong các chương trình ngoại khóa, câu lạc bộ
tiếng Anh, hoặc khuyến khích học sinh luyện tập theo nhóm. Các trò chơi cũng
rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh
nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo không khí vui tươi, thân mật.
Kết quả đánh giá qua bài kiểm tra
chất lượng và thăm dò hứng thú học tập của học sinh cuối năm như sau:
Lớp |
TSHS |
Hoàn thành tốt |
Hoàn thành |
Chưa hoàn thành |
Thái độ |
||||||||
Thích |
Không thích |
Không có ý kiến |
|||||||||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
||
4A |
32 |
7 |
21,9 |
24 |
75,5 |
1 |
3,1 |
17 |
53,1 |
8 |
25,0 |
7 |
21,9 |
4B |
32 |
6 |
18,8 |
26 |
81,2 |
0 |
0 |
15 |
46,9 |
6 |
18,8 |
11 |
34,3 |
4C |
29 |
6 |
20,7 |
23 |
79,3 |
0 |
0 |
16 |
55,2 |
6 |
20,7 |
7 |
24,1 |
Trò chơi là yếu tố
không thể thiếu trong việc học tiếng Anh nên học sinh rất thích thú và ham học.
Trò chơi không đơn thuần là một loại hình giải trí. Thực ra nó là phương tiện sử
dụng để củng cố ngữ liệu đã giới thiệu trong bài học theo một phương thức hấp dẫn
học sinh. Thông qua trò chơi, học sinh khám phá và tương tác với môi trường
xung quanh bằng một ngôn ngữ mới, giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu hơn kiến thức
ngôn ngữ đã học. Qua quá trình giảng dạy và áp dụng các phương pháp này, tôi thấy
chất lượng học sinh khi áp dụng phương pháp rèn luyện mẫu câu, từ vựng qua các
trò chơi như trên đối với các em học sinh tiểu học đạt kết quả cao trong môn học
này. Học sinh có hứng thú hơn trong các tiết học.
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến:
Trong
việc giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học, sử dụng các trò chơi là một biện
pháp vô cùng hiệu quả và hữu ích để tạo không khí học tập vui nhộn cũng như lôi
cuốn học sinh vào bài học, từ đó góp phần cải thiện khả năng tiếp thu kiến thức
cũng như rèn luyện kĩ năng ngoại ngữ cho học sinh.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết.
Vì vậy trong mỗi tiết học chúng ta nên tổ chức cho học sinh chơi từ 1 - 2 trò chơi trong khoảng thời gian từ 5 - 7
phút. Khi tổ chức trò chơi học tập nói chung và môn Tiếng Anh ở bậc Tiểu học
nói riêng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật
chất của nhà trường và thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế
trò chơi phù hợp.
Trên
đây là một số kinh nghiệm tổ chức trò chơi ngôn ngữ mà tôi đã sử dụng trong các giờ học trong năm học vừa qua, những kinh nghiệm đó đã mang lại kết quả khá khả thi trong quá trình dạy học. Tuy nhiên, nó cũng chưa thể
hoàn hảo được, và không thể không tránh khỏi những vướng mắc trong quá trình thực
hiện. Tôi mong muốn có cơ hội được học hỏi các đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện
hơn trong việc truyền đạt kiến thức cũng như khích lệ học sinh yêu thích bộ môn
nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở các trường Tiểu học
trong huyện Quảng Ninh nói riêng và các trường Tiểu học trên toàn tỉnh nói
chung, để đáp ứng mục tiêu dạy và học ngoại ngữ ở trường Tiểu học mà toàn ngành
và xã hội đề ra.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Nhằm tạo điều kiện cho công tác dạy và
học ngày càng thu được kết quả tốt, rất mong các ban ngành, các cấp lãnh đạo
không ngừng quan tâm tạo điều kiện cho ngành giáo dục nói chung và bộ môn Tiếng
Anh tiểu học nói riêng. Cụ thể là đầu tư hơn nữa về các phương tiện trợ giảng
cho môn học ngoại ngữ như bảng tương tác, máy tính có kết nối internet, tranh vẽ
minh họa, con rối, máy, băng (đĩa) có chất lượng để hấp dẫn, lôi cuốn học sinh
nhiều hơn. Ngoài ra, cần tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề cụm, huyện để giáo
viên chúng tôi được học hỏi nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy ngày một tốt
hơn.
Nguồn: ST