Skkn Đổi mới tiết sinh hoạt chào cờ, với mô hình “ Mỗi tuần một hoạt động ở trường tiểu học, thcs”

 


1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: năm học 2019-2020

2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đổi mới tiết sinh hoạt chào cờ, với mô hình “ Mỗi tuần một hoạt động ở trường tiểu học, thcs” .

3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Hoạt động ngoài giờ lên lớp.

4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu : 5/9/2020.

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Đổi mới hình thức sinh hoạt dưới cờ là đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động để tăng tính hấp dẫn, tạo được sự bất ngờ trong các hoạt động để gây hứng thú cho học sinh, học sinh trực tiếp tham gia, đóng góp hay bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, thể hiện hiểu biết của mình.

Thu hút học sinh tham gia, mang tính giáo dục cao, tạo tâm lý phấn khởi cho học sinh bước vào tuần học mới thoải mái. Đây cũng là dịp  để học sinh học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo dục kĩ năng sống cho học sinh....  về cách nhìn nhận, nhận diện những điều hay, điều đẹp và cả cái xấu, tốt trong cuộc sống.

5.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:

          Tiết chào cờ đầu tuần là một “ tiết học lớn” của nhà trường. Đây là một hoạt động giáo dục tập trung thường xuyên. Đây là tiết học mở đầu cho một tuần học mới, chủ điểm mới, có tính chất định hướng tổ chức các hoạt động giáo dục trong một tuần học mới. Thông qua tiết chào cờ sẽ bồi dưỡng giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, củng cố nâng cao kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, giúp các em gắn bó yêu quý trường lớp, bạn bè.

Trong thời gian qua một số trường học trên địa bàn tỉnh đã có sự quan tâm, đổi mới tiết sinh hoạt đầu tuần. Tuy nhiên hiện nay nhiều trường học vẫn duy trì các bước sinh hoạt chào cờ đó là: Nghi lễ chào cờ và nhận xét, đánh giá, triển khai hoạt động.  Các nội dung sinh hoạt và hình thức triển khai còn nặng về nhận xét, phê bình, gây ra áp lực, chán nản đối với học sinh.

Một số giáo viên chưa xác định rõ vị trí, tính chất tiết sinh hoạt chào cờ nên  công tác phối hợp còn lỏng lẻo, thiếu tính nhiệt tình, chỉ dự với vai trò thụ động miễn cưỡng và nghĩ rằng Tổng phụ trách làm tất cả. Sự phối hợp các đoàn thể, chuyên môn trong nhà trường như: thư viện, y tế,… khi triển khai các nội dung sinh hoạt chưa được thường xuyên.

Bên cạnh đó, tâm lý học sinh luôn thích được khen ngợi, động viên. Chính vì vậy khi nghe những lời nhận xét, phê bình, trách phạt sẽ khiến các em tham gia buổi chào cờ miễn cưỡng, chán nản nên dẫn đến thiếu tập trung chú ý lắng nghe nội dung sinh hoạt.

Trước khi áp dụng, đổi mới hình thức chào cờ đầu tuần, tôi đã tiến hành khảo sát mức độ ham thích tham dự tiết chào cờ đối với 425 học sinh lớp 6 và 7 của trường, với câu hỏi: Em có thích tham gia tiết chào cờ đầu tuần không ? Kết quả khảo sát cho thấy: 312 học sinh không thích, 113 học sinh chưa thực sự thích  thú.

Trước thực trạng trên, tôi đã tham mưu ban giám hiệu nhà trường cần đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt chào cờ, với mô hình “ Mỗi tuần một hoạt động”.

Sau đây, tôi xin trình bày nội dung hoạt động của mô hình:

Ø  Quy mô tổ chức: Cấp Liên đội.

Ø  Nội dung: Giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần được lồng ghép một số hoạt động giáo dục của Đội theo chủ đề, chủ điểm của tuần, của tháng.

 Ø  Mô tả:

Các chi đội trực tuần, ngoài việc duy trì sinh hoạt chào cờ phải thực hiện một hoạt động theo chủ đề, chủ điểm của tuần hoặc của tháng đó thông qua các hình thức nghệ thuật như: thơ ca, tiểu phẩm, kể chuyện Bác Hồ, trò chơi dân gian, vẽ tranh, cắm hoa,…Thời gian cho hoạt động này khoảng 20 phút. Ban tổ chức sẽ chấm điểm, trao giải cho các hoạt động đạt kết quả tốt, cộng vào điểm thi đua của các chi đội. công diễn các hoạt động xuất sắc đạt giải.

Như vậy,nếu chương trình một tiết chào cờ trước đây có 6 nội dung đó là:

+ Ổn định tổ chức.

+ Nghi lễ chào cờ.

+ Đánh giá kết quả hoạt động tuần trước

+ Triển khai hoạt động tuần mới.

+ Phát biểu của Ban giám hiệu.

+ Kết thúc.

Nay chương trình sẽ gồm 7 nội dung là:

+ Ổn định tổ chức.

+ Nghi lễ chào cờ.

+ Đánh giá kết quả hoạt động tuần trước

+ Mô hình “ Mỗi tuần một hoạt động”.

+ Triển khai hoạt động tuần mới.

+ Phát biểu của Ban giám hiệu.

+ Kết thúc.

Ø  Các bước tiến hành, thực hiện mô hình:

Để tiến hành thực hiện được mô hình này, cần thông qua các bước sau:

+ Bước 1: Lập kế hoạch hoạt động, thông qua ban giám hiệu, hội đồng sư phạm, chi đội. ( Việc này cần thực hiện ngay từ đầu năm học).

+ Bước 2: Triển khai kế hoạch trong ban chỉ huy Liên đội, ban chỉ huy chi đội.

+ Bước 3: Phân công lịch trực tuần kèm theo chủ đề, chủ điểm cho các chi đội trong cả năm học.

+ Bước 4: Tập huấn cho giáo viên phụ trách chi đội ( giáo viên chủ nhiệm), ban chỉ huy Liên đội, chi đội về cách viết kịch bản, dàn dựng theo các loại hình nghệ thuật như: thơ ca, hò vè, tiểu phẩm, kể chuyện, trò chơi, vẽ tranh, cắm hoa,….

+ Bước 5: Tập trung làm điểm cho chi đội thực hiện đầu tiên ( Mô hình điểm). Các chi đội sau thực hiện theo lịch đã phân công.

+ Bước 6: Công diễn các hoạt động đạt kết quả cao. Đánh giá tổng kết trao giải . Việc đánh giá tổng kết phải thực hiện theo tháng, học kỳ, năm học kết hợp khen thưởng kịp thời. Nên tổ chức các tiết mục được công diễn, đánh giá mô hình, tổng kết rút kinh nghiệm trong dịp 26/3, cũng là để chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Ø  Phân công Liên đội, chi đội thực hiện:

Căn cứ vào chủ đề, chủ điểm của tuần, tháng. Tổng phụ trách sẽ họp và triển khai phân công nhiệm vụ cho các chi đội ( mỗi chi đội phụ trách một tuần). Sau mỗi hoạt động tổ chức, cần tiến hành rút ra ý nghĩa để giáo dục học sinh và nhận xét rút kinh nghiệm tổ chức.

Ví dụ:

Tháng 9: Đây là tháng đầu tiên của năm học. Liên đội chủ động lập kế hoạch và triển khai hoạt động mẫu:

Tuần 1: Lập kế hoạch xin ý kiến ban giám hiệu.

Tuần 2: Triển khai trước hội đồng sư phạm nhà trường.

Tuần 3: Tập huấn các hoạt động: thơ ca, hò vè, viết kịch bản, kể chuyện, trò chơi,…Chỉ định chi đội 9/1 thực hiện mẫu tiểu phẩm về an toàn giao thông.

Tuần 4: chi đội 9/1 biểu diễn tiểu phẩm an toàn giao thông.

Tháng 10: chủ điểm tháng: chăm ngoan - học giỏi:

Tuần 1: chi đội 9/2 thực hiện kể chuyện Bác Hồ

Tuần 2: chi đội 8/1 thực hiện trò chơi dân gian.

Tuần 3: chi đội 8/2 thực hiện thi cắm hoa chào mừng 20/10.

Tuần 4: chi đội 9/3/1 thực hiện hát tập thể.

          Các tháng tiếp theo Liên đội phân công trực tuần cho các chi đội như trên, cần theo dõi, nhắc nhở, hỗ trợ các chi đội thực hiện để đạt mục đích và hiệu quả của hoạt động. Cần sắp xếp sao cho mỗi chi đội đều được thực hiện các thể loại: tiểu phẩm, trò chơi, hát, vẽ tranh, kể chuyện,… để đảm bảo đánh giá công bằng, chính xác.

          Vào dịp 26/3 sẽ tổ chức công diễn các tiết mục xuất sắc và tiến hành trao giải, tổng kết đánh giá.

Ø  Phân công cán bộ, giáo viên phụ trách:

TT

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

NGƯỜI THỰC HIỆN

1

Lập kế hoạch và xây dựng Điều lệ đợt thi đua

-     Tổng phụ trách Đội

-     Ban chỉ huy liên đội

2

Trang trí khánh tiết

-     Đoàn thanh niên

3

Chuẩn bị bàn ghế, sân khấu

-     Các chi đội trực tuần, bảo vệ, phục vụ

4

Phụ trách âm thanh

-     Nhân viên điện nước

5

Dẫn chương trình

-     Đ/c……………………….

6

Kinh phí hoạt động, giải thưởng

-     Đ/c……………………….

Ø  Phân công ban giám khảo – Cơ cấu giải thưởng:

- Trước khi tổ chức các hoạt động theo chủ đề, cần lựa chọn ban giám khảo để chấm điểm, đánh giá các hoạt động., đảm bảo tính công bằng, khách quan.

Sau đây, là thang điểm đánh giá:

TT

Tên chi đội và tên hoạt động

Đúng chủ đề    (5 điểm)

Nội dung

(5 điểm)

Thời gian

(1 điểm)

Tác dụng tuyên truyền

(5 điểm)

Nghệ thuật

(2 điểm)

Trang phục (2 điểm)

Tổng điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Cơ cấu giải thưởng: Cần tiến hành trao giải chính dành cho các chi đội, ngoài ra ban tổ chức cần trao các giải phụ cho các cá nhân và tập thể như: tập thể có trang phục đẹp nhất, tập thể có diễn viên đông nhất, cá nhân nói lưu loát nhất, thí sinh nhỏ tuổi nhất….

5.3. Về khả năng áp dụng của giải pháp:

Với sáng kiến kinh nghiệm này, phạm vi ứng dụng của nó cho tất cả các trường học có thể đạt hiệu quả cao.

6. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không

7 .Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

- Tổ chức các hoạt động phải theo chủ đề, chủ điểm cụ thể; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động đảm bảo đa dạng, bổ ích, gần gũi, thu hút được đông đảo học sinh hưởng ứng, tham gia; nội dung hoạt động phải bám sát các chủ đề, chủ điểm của từng tuần, tháng, các vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn xã hội.

- Sự giám sát chỉ đạo sâu sát của ban giám hiệu nhà trường, tổng phụ trách Đội, phụ trách chi ( giáo viên chủ nhiệm), ban chỉ huy Liên đội, chi đội.

- Thường xuyên tổ chức tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách chi ( giáo viên chủ nhiệm), ban chỉ huy Liên đội, chi đội như: kỹ năng tổ chức trò chơi, xây dựng kịch bản truyền thống,....

8. Đánh giá  lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.

Một là: Hình thành các kỹ năng cần thiết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh, phong trào thi đua, tinh thần đoàn kết, gắn bó, yêu thương, chia sẻ,…cho tập thể Đội và đội viên trong toàn liên đội.

Giáo dục đội viên, nhi đồng theo các chủ đề, chủ điểm của tổ chức Đội theo từng tuần, tháng và năm học.

Lôi cuốn, thu hút đội ngũ phụ trách chi đội ( giáo viên chủ nhiệm) vào các hoạt động của Đội.

Phát triển các kỹ năng xã hội cho đội viên: tự tin, làm việc nhóm, xử lý tình huống,…

Tạo điều kiện cho đội viên thể hiện và phát huy các khả năng của cá nhân và tập thể Đội. Qua đó phát hiện những nhân tố tích cực, những tài năng cá nhân để có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển.

Hai là: Tổ chức tiết chào cờ thân thiện sẽ là sân chơi để học sinh biểu đạt ý kiến của học sinh về nhữngvấn đề quan tâm nêu cao tính chủ động từ đó giúp học sinh khẳng định vai trò tiếng nói của mình thành những hành vi tích cực.

Học sinh nâng cao khả năng tự tin để xây dựng cho bản thân những kỹ năng cần thiết như: Phát biểu trước tập thể, cách trình bày một vấn đề, khả năng giao tiếp, biết lắng nghe, kỹ năng phát hiện vấn đề…

Giúp cho Thầy Cô, Cha mẹ, và những người lớn có liên quan kịp thời nắm bắt những băn khoăn lo lắng hay những suy nghĩ mong đợi của các em… Tăng cường cơ hội giao lưu giữa học sinh với thầy cô, người lớn, bè bạn…

Giúp Liên đội nhà trường nắm bắt được những vấn đề học sinh quan tâm từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời, từ đó xây dựng tổ chức những hoạt động phù hợp với lứa tuổi học sinh.

Ba là: Gắn kết và huy động các nguồn lực xã hội, gia đình, nhà trường, đoàn thể,…tham gia vào hoạt động Đội nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em và thực hiện tốt các nguyên tắc hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Bốn là: Mô hình này dễ thực hiện, hiệu quả giáo dục cao, ít tốn kém kinh phí và có khả năng áp dụng rộng rãi tại các liên đội.

Chính nhờ sự đổi mới mô hình, chất lượng giờ chào cờ đã được nâng lên. Tiết sinh hoạt dưới cờ đã thực sự hào hứng, sinh động, phong phú, tạo được không khí vui tươi, trẻ trung, ấn tượng, thu hút học sinh tham gia, mang tính giáo dục cao, tạo tâm lý phấn khởi cho học sinh bước vào tuần mới thoải mái. Đây cũng là dịp  để học sinh học hỏi thêm được nhiều kiến thức bổ ích đồng thời giáo dục học sinh về cách nhìn nhận, nhận diện những điều hay, điều đẹp và cả cái xấu, tốt trong cuộc sống.

- Mô hình này đã lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kiến thức về văn hóa, xã hội… cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạt động như văn nghệ, thi biểu diễn tiểu phẩm, thi tìm hiểu, trò chơi… giữa học sinh các khối, lớp.

- Tiết chào cờ đầu tuần đã thực sự thu hút sự hào hứng, nhiệt tình tham gia của các em học sinh. Bởi vì các em thực sự trở thành những “ diễn viên”, các hoạt động giáo dục được truyền tải một cách nhẹ nhàng nhờ các hình thức sân khấu hóa. Qua đó giúp các em học sinh được trải nghiệm, khám phá năng lực bản thân.

- Kết quả khảo sát về thái độ yêu thích giờ chào cờ dành cho học sinh khối 6,7 được điều tra sau khi kết thúc học kỳ I, đã cho thấy hiếu quả của mô hình “ Mỗi tuần một hoạt động”, đó là: 99% học sinh yêu thích tiết chào cờ.

Previous Post Next Post

QC

QC