1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Phương pháp huấn luyện đội tuyển bóng chuyền nữ ở trường TH - THCS”
2. Chủ đầu tư tạo ra
sáng kiến: Tác giả đồng thời
là chủ đầu tư ra sáng kiến
3. Lĩnh vực áp dụng
sáng kiến: Giáo dục
( môn Thể dục)
4. Ngày sáng kiến được
áp dụng lần đầu:
25/9/2020
5. Mô tả bản chất của sáng kiến :
5.1. Tính mới của sáng kiến:
Trong những năm gần đây,
phong trào tập luyện môn bóng chuyền đã không ngừng phát triển nhanh chóng cả
về số lượng và chất lượng ở mọi đối tượng trong cả nước. Để góp phần vào sự
phát triển của bộ môn bóng chuyền, cũng như việc đánh giá phong trào tập luyện
thể dục thể thao ở các trường THCS nói chung và nâng cao hiệu quả công tác Giáo
dục thể chất tại trường TH-THCS nói riêng, bản thân tôi là người
giáo viên phải luôn tìm ra những phương pháp giảng dạy và huấn luyện phù hợp
với từng đối tượng học sinh khác nhau.
Qua nhiều năm dẫn học
sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng, tôi nhận thấy đội bóng chuyền của trường
TH-THCS Thanh Lương có khả năng đạt giải. Vì thế, nên tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“ Phương pháp huấn luyện đội bóng chuyền nữ ở trường TH-THCS ” để
nhằm nâng cao thành tích đội bóng chuyền của trường tại Hội khỏe Phù Đổng và
Đại hội TDTT cấp thị xã.
5.2. Nội dung sáng kiến
5.2.1.Thực trạng việc huấn
luyện đội tuyển bóng chuyền tại trường THCS
Như chúng ta đã biết hoạt
động Giáo dục Thể chất là một hoạt động mang tính chất bắt buộc ở các trường
học. Trong giáo dục thể chất, bóng chuyền là môn thể thao đối kháng hết sức đa
dạng phong phú về kĩ chiến thuật, vì vậy luôn được nhiều người mến mộ, ham
thích tập luyện. Tập luyện và thi đấu bóng chuyền ngoài việc nâng cao sức khỏe,
làm cho cơ thể cường tráng, phát triển cân đối toàn diện còn giáo dục ý chí,
tinh thần tập thể xây dựng nếp sống văn minh, lành mạnh.
Trong nhưng năm qua Ban giám hiệu trường luôn
tạo điều
kiện thuận lợi cho đội bóng chuyền tham dự Hội khỏe Phù Đổng cấp thị. Nhưng đội
bóng chuyền trường TH-THCS nhiều lần đều bị loại trực tiếp. Xuất
phát từ việc này, bản thân tôi là người giáo viên vừa là huấn luyện viên cho
đội tuyển cần tìm ra những nguyên nhân gây thất bại, từ đó đề ra biện pháp khắc
phục có hiệu quả.
Qua quá trình
quan sát các em thi đấu bóng chuyền ở Hội khỏe Phù Đổng vòng trường và vòng thị
tôi thấy khả năng đỡ bóng bước 1 của các em chưa ổn định, khả năng phối hợp
chắn bóng còn nhiều hạn chế. Vì thế tôi chọn bài tập như
sau để đánh giá hiệu quả trước khi huấn luyện các động tác cho các em trong năm học 2019-2020:
- Đỡ
bóng bước 1: Phát bóng đến vị trí số 6 cho các em học sinh (vận động viên) thực
hiện động tác đỡ bóng bước 1 vào ô hình vuông đặt tại vị trí số 3 có kích thước
1,2m, độ cao cách mặt đất 2,5m.
- Chắn
bóng: Các em thực hiện động tác di chuyển nhảy chắn
bóng treo
chính giữa mép trên của lưới, cách mép trên của lưới 0,2m ở ba vị trí số 2, số
3 và số 4 trên hai bên sân bóng chuyền.
Mỗi em thực
hiện 10 lần đỡ bóng bước 1 và 10 lần chắn bong.
- Đỡ bóng
bước 1:10 lần/động tác:
+ Đạt: Vào ô
5 lần trở lên.
+Không đạt:
Vào ô dưới 5 lần
- Chắn bóng: 10lần/động tác
+ Đạt: Chạm bóng mà không chạm lưới 5 lần trở lên.
+ Không Đạt: Dưới 5 lần
đạt, hay không chạm bóng mà chạm lưới, chạm bóng mà chạm lưới, hoặc không chạm
bóng mà không chạm lưới.
Và thu được
kết quả khảo sát của đội tuyển như sau:
Tổng
số vận động viên |
Đỡ bóng bước 1 |
Chắn bóng |
||||||
Đạt |
Không đạt |
Đạt |
Không đạt |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
12 |
5 |
41,7% |
7 |
58,3% |
4 |
33,3% |
8 |
66,7% |
Nhìn vào bảng số liệu khảo sát ta thấy: Số học sinh (vận động viên)
thực hiện chính xác kĩ
thuật các nội dung bài tập đỡ bóng bước 1 và chắn bóng là rất ít. Vì vậy, để
rèn tốt kĩ năng, bài tập luyện tập bóng chuyền, khắc phục những điểm hạn chế
trên đòi hỏi giáo viên phải sắp xếp thời gian để hướng
dẫn, rèn kĩ năng cho học trò; tranh thủ thời gian của các giờ tự chọn, các giờ
ôn luyện; lên phương án khoa học để cùng với học sinh khám phá, giải quyết các
chiến thuật cơ bản một cách bài bản và đúng hướng.
5.2.2.Giải pháp thực hiện
Từ những cơ sở lý luận và
thực tiễn giảng dạy và huấn luyện đội tuyển bóng chuyền tại trường TH-THCS
Thanh Lương, tôi tập trung giải quyết hai vấn đề chính là: Tập đỡ bóng bước 1
và tập chắn bóng.
5.2.2.1. Các bài tập đỡ bóng bước 1:
Học sinh THCS là đối tượng mới
tập chơi bóng chuyền thì cách đỡ bóng bước 1 chính là một động tác cơ bản giúp
người chơi có thể kiểm soát được trái bóng và chuyền cho đồng đội một cách
chính xác nhất. Để các em tập luyện những kĩ năng đỡ bóng bước 1 thuần thục,
tôi đã sử dụng các bài tập đỡ bóng bước 1 bằng cao tay ( chuyền bóng cao tay bằng 2 tay trước mặt) và
đỡ bóng bước 1 bằng thấp tay (đệm bóng) như sau:
- Mô phỏng động tác đệm, chuyền không có bóng theo tín hiệu còi
để sửa tư thế đệm và hình tay khi chuyền bóng cao tay, cũng như độ hoãn sung
khi thực hiện động tác (3- 5
lần)
- Cá nhân thực hiện di
chuyển đệm, chuyền trên đường thẳng (2 lần x18m)
- Cá nhân thực hiện đệm,
chuyền vào tường (30- 50 lần/buổi/động tác).
- Nhóm 2 người cách nhau
3-5m thực hiện đệm, chuyền qua lại cho nhau khi không có lưới và có lưới (3- 5
phút)
- Nhóm 2 người vừa đệm,
chuyền, vừa chạm 2 tay xuống đất và tiếp tục đệm, chuyền. Cố gắng điều chỉnh độ
cao khoảng 2,5m so với mặt đất cũng như có điểm rơi đúng và khoảng cách hợp lý
(20-30 lần/ buổi/động tác).
- Di chuyển luân phiên
sang bên trái và bên phải cách nhau 2-3 bước thực hiện động tác đệm, chuyền đến
vị trí người tung (2- 3 phút/buổi).
- HLV tung bóng vào các
vị trí số 1, số 5 và số 6 để để từng người thực hiện động tác đệm, chuyền bóng
vào ô hình vuông 1,2m, độ cao so với mặt đất 2,5m đặt tại vị trí chuyền 2 (15-
25 lần/buổi/động tác).
- Phát bóng vào vị trí số
6 để từng người thực hiện động tác đệm, chuyền vào ô hình vuông 1,2m, độ cao so
với mặt đất 2,5m, được đặt tại vị trí chuyền 2 (10-15 lần).
- VĐV ở vị trí số 6 đỡ
quả bóng bỏ nhỏ phía trước, sau đó di chuyển sang vị trí số 5 và vị trí số 1
thực hiện động tác đệm, chuyền đến vị trí chuyền 2 do nhóm phục vụ tung bóng
(10-15 lần)
- Phát bóng vào nhóm 3 người ở ba vị trí số 1,
số 5 và số 6 trên sân tập đỡ bóng bước 1 (12 lần/ vị trí/ buổi tập) vào ô hình
vuông có kích thước 1,2m, độ cao so với mặt đất là 2,5m, sau đó xoay vòng các
vị trí.
- HLV đứng ở vị trí số 4
gõ bóng đến vị trí số 1 cho các VĐV thực hiện động tác đỡ bóng bước 1 đến vị
trí chuyền 2.
- HLV đứng ở vị trí số 2
gõ bóng đến vị trí số 5 cho các VĐV thực hiện động tác đỡ bóng bước 1 đến vị
trí chuyền 2.
- VĐV ở vị trí số 6 đỡ
bóng bỏ nhỏ phía trước, sau đó lùi về vị trí số 1 hoặc số 5 ổn định tư thế đỡ
quả đập bóng của HLV đến vị trí chuyền 2.
- HLV đứng trên bàn bên
kia lưới luân phiên ở các vị trí số 2, số 3 và số 4 gõ bóng cho các VĐV đỡ bóng
bước 1 đến vị trí chuyền 2.
5.2.2.2. Các bài tập chắn bóng:
a. Bài tập phát triển
thể lực bổ trợ cho chắn bóng:
- Bật cao tại chổ không có
bục và có bục (độ cao bục khoảng 20- 30cm) nhảy đổi chân (2 lần x 40 nhịp)
- Một số trò chơi: Lò cò
tiếp sức, bật cốc, nhảy gù, cõng nhau,…
- Một số bài tập phát
triển sức mạnh của tay: Nằm sắp chống đẩy ở tư thế chân thấp rồi đến đặt chân
trên ghế đá, hai em đẩy tay với nhau, đẩy xe cút kít, co tay xà đơn,…
- Một số bài tập phát
triển sức mạnh của chân: Gánh tạ đứng lên, ngồi xuống trọng lượng tạ phù hợp
với sức khỏe, bật cao tại chỗ có đeo chì,…
b. Bài tập bổ trợ kỹ-
chiến thuật và tâm lý chắn bóng:
* Bài tập mô phỏng không bóng:
- Tại chỗ bật nhảy chắn
bóng để sửa hình tay (3- 5 lần)
- Từng người di chuyển
bật nhảy chắn bóng tại 3 vị trí số 2, số 3 và số 4 sau đó di chuyển ngược lại
(12-15 lần).
- Nhóm 2 người có sức bật
tương đương nhau, đứng ở 2 bên lưới di chuyển ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4 bật
nhảy chạm tay vào nhau, sau đó di chuyển ngược lại.
- Nhóm 2 người ở cùng bên
lưới di chuyển bật nhảy chắn bóng ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4, sau đó di
chuyển ngược lại.
- Nhóm 3 người trên 3 vị
trí số 2, số 3 và số 4, trong đó số 3 di chuyển sang số 2 và số 4 bù chắn (5-7
lần), sau đó xoay vòng tròn 3 người cho nhau.
* Bài tập có bóng:
- Từng người tập bật nhảy
chắn bóng treo chính giữa, mép trên của lưới cách mép trên của lưới 0,2m ở 3 vị
trí số 2, số 3 và số 4.
- Từng người tập bật nhảy
chắn quả đập bóng đối kháng của nhóm phục vụ ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4. Chú
ý sửa chữa hướng chắn,
- Nhóm 2 người di chuyển
từ vị trí số 2, số 3 và số 4 bật nhảy chắn quả đập bóng của nhóm phục vụ.
- Nhóm 3 người tập bật
nhảy chắn quả đập bóng của nhóm phục vụ ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4, trong số
3 bù chắn 2 bên và giao nhiệm vụ số 2 hoặc số 4 bù chắn phụ số 3.
- HLV đứng trên bàn bên
kia lưới luân phiên ở các vị trí số 2, số 3 và số 4 gõ bóng cho các VĐV chắn
bóng.
5.2.2.3. Bài tập kết
hợp giữa đỡ bóng bước 1 và chắn bóng:
- Nhóm 6 người tập đỡ
phát bóng đến vị trí chuyền 2, chuyền 2 bắt bóng lại, rồi 3 người ở vị trí hàng
trên tích cực bám chắn quả đập bóng của nhóm phục vụ ở 3 vị trí số 2, số 3, số
4.
- Tập nhóm 6 VĐV; trong
đó 3 VĐV kết hợp thực hiện nhảy chắn ở 3 vị trí số 2, số 3 và số 4 mỗi vị trí
lúc nào cũng có 2 VĐV chắn bóng, 3 VĐV còn lại đỡ đập bóng hoặc lót bóng bỏ
nhỏ, do HLV hay nhóm phục vụ thực hiện đập bóng, bỏ nhỏ.
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến:
Đề tài này áp dụng có
hiệu quả ở đội bóng chuyền trường TH-THCS Thanh Lương và có thể được áp dụng ở các trường
THCS khác.
6. Những thông tin cần được bảo mật:
Không có
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng
sáng kiến:
Để các giải pháp đạt hiệu
quả tốt hơn cần các điều kiện như:
- Vật chất: Có sân
bóng chuyền, bóng, lưới, ghế, vôi kẻ sân, còi,..đảm bảo đầy đủ phục vụ tốt khi
huấn luyện..
- Về việc tiến hành sử dụng giải pháp cần:
+ Đối với giáo viên: Có điều kiện nghiên cứu sâu thêm kiến thức chuyên môn
bóng chuyền, góp phần vào việc giảng dạy và huấn luyện tốt hơn
+ Học sinh cần có tính tích cực, tự giác, chủ động sắp xếp thời gian luyện
tập phù hợp.
8. Đánh
giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả:
Đề tài này được bản thân tôi bắt đầu áp dụng
từ đầu năm học 2019-2020. Qua việc thực hiện đề tài này bản thân
tôi nhận thấy rằng:
- Phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục về nâng cao hiệu quả công tác
giáo dục thể chất ở các trường học nói chung và nâng cao thành tích của đội
bóng chuyền trường TH-THCS Thanh Lương nói riêng.
- Thể hiện được sự linh động của người giáo viên và sự tích cực tập luyện
của các em học sinh.
- Góp phần vào sự phát triển của bộ môn bóng chuyền ở địa phương.
- Đánh giá được hiệu quả áp dụng các bài tập đỡ bóng bước 1 và các bài tập
chắn bóng.
- Trong quá trình thực hiện đề tài này giúp cho bản thân tôi học được rất
nhiều kiến thức chuyên môn trong việc chọn bài tập huấn luyện phù hợp với từng
đối tượng học sinh khác nhau. Đồng thời đánh giá được hiệu quả công tác giáo
dục thể chất, cũng như nâng cao thành tích đội bóng chuyền trường TH-THCS Thanh
Lương.
Qua thời gian theo dõi tập luyện tôi đã thu được kết quả cụ thể như sau:
Tổng số vận động viên |
Đỡ bóng bước 1 |
Chắn bóng |
||||||
Đạt |
Không đạt |
Đạt |
Không đạt |
|||||
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
SL |
% |
|
12 |
11 |
91,7% |
1 |
8,3% |
10 |
83,3% |
2 |
16,7% |
Kết quả thi đấu HKPĐ năm học 2019-2020: hạng nhất |
Từ kết quả trên giúp ta xác định qua quá trình huấn luyện các em có sự tăng
tiến về khả năng đỡ bóng bước 1 và chắn bóng rất rõ rệt. Đặc biệt là tăng số
lượng vận động viên thực hiện đúng kĩ thuật, giảm số lượng không đạt ở mức thấp
nhất:
+ Đỡ bóng bước 1: Từ chỗ 7 em không đạt (58,3%), 5 em đạt ( 41,7%) nay chỉ
còn 1 em không đạt chiếm (8,3%); còn đạt thì 11 em (91,7%).
+ Chắn bóng: từ 8 em không đạt
(66,7%), 4 em đạt (33,3%) nay chỉ có 2 em không đạt (16,7%); còn đạt thì 10 em
(83,3%).