Skkn Quản lý hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học

 


1.     Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Quản lý hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học.”

    2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến : Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.

    3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý .

    4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020

    5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

      Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở Việt Nam nói

chung và việc giảng dạy ở Tiểu học nói riêng là một vấn đề được xã hội quan tâm.

      Thực tế cho thấy sự nghiệp giáo dục ở thị xã Bình Long nói chung, trường TH-THCS Thanh Lương nói riêng từng bước đã có những tiến bộ so với những năm trước đây, nhưng với yêu cầu đặt ra với tình hình giáo dục hiện nay tôi nhận thấy rằng: Chất lượng dạy và học trên lớp còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa cao. Do đó để nâng cao chất lượng dạy học, tôi muốn đưa ra một số biện pháp làm động lực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học để đáp ứng được với nhiệm vụ mới của Ngành giáo dục và xã hội đặt ra. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Quản lí hoạt động dạy và học ở trường Tiểu học”.

5.2. Nội dung sáng kiến:

  Biện pháp thực hiện:

Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch kiểm tra.

* Xây dựng kế hoạch sơ bộ

Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức. Giai đoạn này gồm các công việc như sau:

- Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của nhà trường trong từng thời điểm cụ thể.

- Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính.

- Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch.

* Xây dựng kế hoạch chính thức

- Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ và kế hoạch chung của nhà trường, chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra chính thức dựa trên các phương án đã dự định ở kế hoạch sơ bộ.

- Cho thảo luận tập thể (toàn thể giáo viên trong nhà trường); có thể thông qua tại Hội nghị cán bộ công nhân viên chức đầu năm.

- Trình cấp trên phê duyệt.

- Lập chương trình hành động. Bước này gồm các công việc cụ thể:

+ Phân tích thời gian thực hiện.

+ Phân công người phụ trách.

+ Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người quản lý.

Khi xây dựng kế hoạch cần phối hợp sử dụng các biện pháp sao cho bản kế hoạch có chất lượng cao và có khả năng thực thi nhất.

Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên.

Bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình của Bộ giáo dục. Nội dung chủ yếu là cập nhật kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng các môn học, hướng dẫn cải tiến phương pháp và hình thức dạy học. Cử đối tượng cốt cán đi học, sau đó triển khai bồi dưỡng lại cho toàn thể giáo viên của trường. Mỗi chuyên đề tổ chức 2 bước:

Bước 1: Học tập lý luận (bằng hình thức thảo luận)

Bước 2: Tổ chức thực hành (dạy minh họa)

Bồi dưỡng tại trường: thông qua các hình thức dự giờ thăm lớp giữa các giáo viên trong trường, tổ sinh hoạt chuyên môn định kỳ của các khối lớp, tổ chức viết sáng kiến.

- Bồi dưỡng thông qua việc chuẩn hóa đội ngũ. Đây là một yêu cầu cấp bách bởi trình độ đào tạo của giáo viên chưa đồng đều. Phó hiệu trưởng kết hợp với các tổ chuyên môn tổ chức các chuyên đề thao giảng, rút ra kinh nghiệm cho giáo viên thống nhất cách dạy theo phương pháp mới.

Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chuyên môn cụm trường  giao lưu dự giờ thăm lớp lẫn nhau để giáo viên đúc kết được nhiều kinh nghiệm đồng thời để khẳng định mình trong công tác giảng dạy.

Động viên các giáo viên đã đạt chuẩn tiếp tục nâng chuẩn theo hướng xây dựng giáo viên giỏi làm nòng cốt trong nhà trường.

Cùng với công đoàn chăm lo xây dựng tủ sách có chất lượng. khuyến khích giáo viên tích cực mượn đọc và làm theo sách báo để nâng cao trình độ chuyên môn của mình.

Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo xây dựng nề nếp lớp học.

- Chỉ đạo nghiên cứu các văn bản pháp quy, quy chế của Nhà nước và của ngành giáo dục về nề nếp dạy học.

- Chỉ đạo xây dựng và thực hiện các nội quy của nhà trường về nề nếp dạy học.

- Chỉ đạo thực hiện các loại kế hoạch về dạy học đã được xây dựng.

- Chỉ đạo nề nếp sinh hoạt chuyên môn.

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể tổ chức sinh hoạt theo kế hoạch tạo thành những mắt xích quan trọng trong guồng máy vận hành chung của trường. Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng tập thể sư phạm vững vàng, ổn định, đoàn kết thống nhất làm nền tảng cho sự thành công của mọi hoạt động trong trường.

- Xây dựng khuôn viên nhà trường xanh - sạch - đẹp, tạo khung cảnh và môi trường sư phạm thuận lợi cho việc dạy và học.

- Xử lý tốt các vụ việc, tình hình nảy sinh trong quá trình dạy học.

- Tổ chức kiểm tra đánh giá thực hiện nề nếp: Có thể kiểm tra thường xuyên theo định kỳ, kiểm tra đột xuất, hoặc kiểm tra thông qua các phong trào thi đua.

Biện pháp 4: Tổ chức chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp.

Để nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp, người quản lý chỉ đạo giáo viên chú ý đến hai vấn đề đó là: Nội dung và phương pháp

* Về phương pháp: Chỉ đạo giáo viên phải chú ý đổi mới phương pháp dạy học trong từng tiết dạy, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của từng học sinh. Nói cách khác là dạy học theo hướng tập trung vào học sinh.

* Về nội dung: Cần chỉ đạo bám sát mục tiêu của bài giảng và lồng ghép các nội dung giáo dục khác. Đây là yếu tố hàng đầu, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Mặc dù toàn bộ hệ thống kiến thức đã được thể hiện trong sách giáo khoa, tài liệu, song người làm công tác quản lý cũng cần căn cứ vào đặc điểm, loại hình nhà trường và trình độ nhận thức của học sinh mà cụ thể hoá nội dung với những yêu cầu: Nội dung phải cơ bản, hiện đại, vững chắc và tinh giản, tránh tuỳ tiện, cắt xén hoặc ôm đồm kiến thức.

Biện pháp 5:  Quản lý quy chế chuyên môn gắn liền với công tác thi đua.

- Đây là biện pháp quản lý hoạt động dạy học hết sức quan trọng nhằm loại bỏ tư tưởng cầm chừng, bình quân chủ nghĩa, thói quen bao cấp, đồng thời nhằm đánh giá một cách khách quan, trung thực chất lượng, hiệu quả dạy học của giáo viên và học sinh, nó giúp quản lý công việc một cách nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả cao.

- Ngay từ đầu năm học, khi xây dựng kế hoạch dạy học phải đưa ra tiêu chí thi đua cho từng nội dung của hoạt động dạy học. Đề ra các mức độ khen thưởng, kỷ luật cụ thể để thực hiện. Cho từng cá nhân giáo viên, tổ chuyên môn đăng ký thi đua theo từng nội dung.

- Cuối kỳ, cuối năm dựa vào các nội dung và các tiêu chí thi đua để đánh giá, xếp loại.

- Công tác thi đua khen thưởng phải thực hịên nghiêm túc, kịp thời và công bằng nhằm động viên khích lệ sự phấn đấu của từng cá nhân.

 Biện pháp 6: Tăng cường quản lý phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

a) Bảo quản phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học

          - Tiếp tục tham mưu với cấp trên nâng cấp phòng Thiết bị để đáp ứng yêu cầu cho việc bảo quản và sử dụng được tốt.

          - Thành lập tổ kiểm tra, tiếp nhận, nghiệm thu thiết bị ĐDDH:

          + Nhận thiết bị - ĐDDH của phòng giáo dục cấp phát.

          + Nghiệm thu, giao cho cán bộ phụ trách thư viện vào danh mục các thiết bị theo quy định.

          - Để thiết bị ĐDDH tại phòng chức năng, tủ đồ dùng đảm bảo đúng yêu cầu bảo quản.

          - Đối với thiết bị dùng chung: Để tại tủ đựng đồ dùng các lớp.

          - Tổ chức lau chùi, kiểm tra, sắp xếp, sửa chữa hàng tuần.

          - Có đầy đủ các loại sổ sách theo dõi việc quản lý và sử dụng thiết bị đồ dùng như:

          + Sổ nhập thiết bị.

          + Sổ cho mượn thiết bị.

          + Sổ báo mất, hỏng thiết bị.

          - Có kế hoạch kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, sau mỗi lần kiểm tra có biên bản đánh giá thực trạng, biện pháp, hiệu quả sử dụng.

          - Cuối năm học kiểm tra, kiểm kê số lượng, chất lượng của các loại thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và mua bổ sung.

          - Thường xuyên vệ sinh phòng thiết bị dạy học và bảo dưỡng thiết bị dạy học bảo đảm sạch sẽ tránh hư hỏng.

          - Phân công một cán bộ chuyên trách quản lý phòng thiết bị dạy học và vào danh mục các thiết bị theo quy định.

b) Làm mới phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học:

          - Có kế hoạch cải tiến, làm mới thiết bị phục vụ dạy học theo yêu cầu chung của ngành giáo dục.

          - Phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung thêm thiết bị dạy học phù hợp với địa phương, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.

          + Làm thường xuyên.

          + Tự làm đồ dùng có chất lượng để tham gia dự thi làm đồ dùng dạy học hàng năm.

c) Sử dụng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho hoạt động dạy học:

          - Tổ trưởng chuyên môn thực hiện lên kế hoạch sử dụng thiết bị ĐDDH theo tuần, tháng. Mỗi giáo viên có sổ kế hoạch sử dụng ĐDDH của cá nhân.

- Đảm bảo sử dụng có hiệu quả các thiết bị hiện có. Thực hiện nghiêm túc các bài thực hành theo quy định của chương trình tận dụng tối đa các thiết bị: tranh ảnh, mô hình, máy chiếuđể giúp học sinh nhận thức bài học dễ dàng và chắc chắn hơn.

          - Bảo đảm an toàn tuyệt đối trong khi thực hành, làm thí nghiệm đồ dùng dạy học.

          - Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề về sử dụng thiết bị dạy học.

          - Quy định giáo viên phải thường xuyên sử dụng thiết bị ĐDDH.

          - Tổ chức họp ít nhất 1lần/tháng để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch tháng trước, xây dựng kế hoạch tháng sau.

          - Tổ chức thi sử dụng ĐDDH cấp trường. Thực hiện tuyên dương, khen thưởng kịp thời những giáo viên đạt thành tích xuất xắc.

          - Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở giáo viên sử dụng thiết bị dạy học.

          - Tổ chức quản lý, kiểm tra, sử dụng các thiết bị dạy học theo quy định.

          - Tổ chức sơ kết tổng kết, tổng kết để đúc kết kinh nghiệm qua quá trình thực hiện.

          - Có kế hoạch, phương hướng cho năm học sau thực hiện tốt hơn.

Biện pháp 7: Tăng cường công tác xã hội hóa, kết hợp ba môi trường giáo dục: Nhà trường – Gia đình – Xã hội.

Kết hợp với ban ngành đoàn thể trong nhà trường xây dựng cũng cố hội đồng giáo dục; hội cha mẹ học sinh, cử ra ban thường trực gồm những người hiểu biết công tác giáo dục, tích cực, nhiệt tình đối với nhà trường và con em. Cùng với hội đề ra bản quy ước giữa nhà trường và gia đình. Hoạch định chương trình hoạt động của cả năm và từng tháng. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, các đoàn thể làm tốt công tác giáo dục cho học sinh.

Thực hiện các hình thức kết nghĩa. Phối hợp với các cơ quan đoàn thể, tổ chức câu lạc bộ, tham quan. Kết hợp với Hội cựu chiến binh xã để giáo dục truyền thống thông qua Câu lạc bộ “Ông kể cháu nghe” vào các ngày lễ lớn như 22/12; 30/4,…

Các hình thức phối hợp với gia đình học sinh: Mở các cuộc họp phụ huynh học sinh theo định kỳ, thăm gia đình học sinh, mời cha mẹ học sinh đến trường, lập sổ liên lạc học sinh,…

       5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Áp dụng cho quản lý chuyên môn trường Tiểu học.

        6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 

        7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:

     - Người quản lí phải nắm được việc thực hiện nội quy, quy chế và khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên.

   - Phải nắm được nề nếp học tập của từng lớp, từng tổ khối, theo dõi sự tiến bộ của học sinh qua từng tuần, từng tháng, từng kì, từng năm.

  - Người quản lí phải kiên trì, nhẫn nại và biết tự kiềm chế mình.

         8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả.       

  - Ý thức học tập của học sinh ngày càng nâng lên, các em ham thích đến trường hơn, chủ động trong việc học tập; các em tự xây dựng cho mình những ý tưởng hay trong việc xây dựng nội quy lớp học, cùng nhau trang trí lớp học của mình ngày càng sạch sẽ và thân thiện hơn.

  - Chất lượng dạy và học ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng.

 Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC