Giáo án - Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm

Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 10 chân trời sáng tạo cả năm.

Giáo án, bài giảng được phân chia theo từng bào theo từng thư mục giúp thầy cô dễ dàng tham khảo.

Giáo án đầy đủ 9 chuyên đề, thiết kế kĩ lưỡng, đẹp.



CHỦ ĐỀ 1. THỂ HIỆN PHẨM CHẤT TỐT ĐẸP CỦA NGƯỜI HỌC SINH

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ

1. Kiến thức:

·        Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia.

·        Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.

·        Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.

·        Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

2. Năng lực:

- Năng lực chung:

·        Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

·        Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

·        Giải quyết vấn đề sáng tạo: Biết làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thông tin khác nhau; biết phân tích các nguồn thông tin độc lập để thấy được khuynh hướng, độ tin cậy của những thông tin và ý tưởng mới

- Năng lực riêng:

·        Xác định được phong cách của bản thân

·        Thể hiện được hứng thú của bản thân và tinh thần lạc quan về cuộc sống.

·        Thể hiện được tư duy độc lập và giải quyết vấn đề của bản thân.

·        Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và khả năng thay đổi của bản thân.

3. Phẩm chất:

·        Nhân ái

·        Trách nhiệm

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với GV:

·        Tranh, ảnh liên quan đến phẩm chất tốt/ chưa tốt của học sinh

·        Hướng dẫn HS các nhiệm vụ cần chuẩn bị, cần làm trong SBT, cần rèn luyện tại nhà để tham gia các buổi hoạt động trên lớp được hiệu quả.

2. Đối với HS:

·        SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10

·        Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

·        Tuân thủ tốt nội quy, quy định của trường khi tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ chức.

·        Chủ động giao tiếp với các bạn, anh chị khi tham gia hoạt động chung.

·        Tham gia xây dựng và cam kết thức hiện tốt nội quy lớp học

·        Rèn luyện trách nhiệm với công việc chung của trường, lớp và trong học tập của bản thân.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS, bước đầu giúp HS định hình được nội dung sẽ học trong chủ đề.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS nghe hát và giới thiệu chủ đề.

c. Sản phẩm: HS nghe và cảm nhận được ca từ lời bài hát, nắm được nội dung chủ đề 1.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Nghe bài hát “Thời học sinh”

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS nghe và hát theo bài hát “Thời học sinh”. https://www.youtube.com/watch?v=psQbBG6dslw

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chăm chú lắng nghe và cảm nhận ca từ của bài hát.

Bước 3. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét thái độ lắng nghe của HS.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu chủ đề

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu bức tranh chủ đề:

- GV đặt vấn đề, nêu ý nghĩa và mục tiêu của chủ đề: Những phẩm chất tốt đẹp của con người có vai trò rất quan trọng đối với người học sinh cũng như đối với cuộc sống. Do đó, mỗi chúng ta cần phát triển các phẩm chất tốt đẹp ngay từ bây giờ. Vậy cần phải phát triển các phẩm chất đó như thế nào, chúng ta sẽ học trong chủ đề 1. Sau khi học xong chủ đề này sẽ giúp các em:

·        Có trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia.

·        Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.

·        Thể hiện được sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau.

·        Thực hiện tốt nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và tiếp thu, hỏi GV những vấn đề còn thắc mắc.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV nhận xét hoạt động, dẫn dắt HS vào nội dung bài học.

HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số phẩm chất cần có ở người học sinh

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện về những phẩm chất cần có của người HS và chỉ ra được biểu hiện của những phẩm chất đó.

b. Nội dung: GV tổ chức hoạt động, yêu cầu HS chỉ ra phẩm chất cần có của người học sinh và những biểu hiện của các phẩm chất mà em có.

c. Sản phẩm: HS liệt kê được các phẩm chất tốt của học sinh, liên hệ và chỉ ra được những biểu hiện của các phẩm chất mà bản thân mình có.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra những phẩm chất cần có của người học sinh

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Em hãy những phẩm chất tốt từ những biểu hiện được trình bày trong sgk trang 7 và giải thích vì sao lại xác định đó là những phẩm chất cần có của người học sinh?

- GV đưa ra ví dụ:

+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về  mình: tự trọng, tự chủ…

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao: tự giác, trách nhiệm…

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận tìm ra phẩm chất cần có của người học sinh.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tóm lược về những phẩm chất cần có của người học sinh.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những biểu hiện của các phẩm chất mà em có

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu mỗi HS chia sẻ trong nhóm về những phẩm chất của mình.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện chia sẻ trong nhóm, tiếp nhận ý kiến đóng góp của các bạn.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện nhóm chia sẻ trước lớp

- GV yêu cầu đại diện nhóm cho biết ý kiến của nhóm về việc tự nhận xét của bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV ghi nhận kết quả thảo luận, đưa ra một số phẩm chất tích cực của một số HS trong lớp và một số điều HS nên hoàn thiện thêm.

- GV nhận xét hoạt động.

1. Tìm hiểu một số phẩm chất cần có ở người học sinh

* Những phẩm chất cần có của người học sinh

+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thuộc về  mình: tự trọng, tự chủ…

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ai nhắc nhở: tự giác, trách nhiệm…

+ Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ: giữ chữ tín

+ Thực hiện đúng nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng: kỉ luật

+ Ý chí quyết tâm, không nản chí để đạt mục tiêu: kiên trì, chăm chỉ…

+ Sẵn sàng hỗ trợ người khác trong quá trình cùng hoạt động: đoàn kết, nhân ái…

=> Kết luận: Các phẩm chất cần có ở người học sinh: tự trọng, tự chủ, tự giác, kỉ luật, kiên trì, chăm chỉ, nhân ái…

 

 

 

 

 

 

 

 

*Chia sẻ những biểu hiện của các phẩm chất em có

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 2. Tìm hiểu về những biểu hiện của người có trách nhiệm

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận diện được các biểu hiện của người có trách nhiệm và cách người có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nội dung cho HS tìm hiểu:

·        Chỉ ra biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao

·        Xác định những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

·        Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và đề xuất cách khắc phục.

c. Sản phẩm: HS nêu được các biểu hiện của người có trách nhiệm, biết được nguyên nhân của người thiếu trách nhiệm…

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Chỉ ra biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Chỉ ra những biểu hiện của người có trách nhiệm và giải thích vì sao?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS trả lời.

- GV yêu cầu HS cho biết còn có những biểu hiện nào khác của người có trách nhiệm và

bản thân HS có những biểu hiện nào.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại ý nghĩa của tính trách nhiệm đối với con người.

 

Nhiệm vụ 2. Xác định những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:Những vấn đề câu hỏi nào thường được đặt ra và trả lời khi chúng ta nhận nhiệm vụ? Lấy vi dụ minh hoạ về việc mình đã xác định vấn đề trả lời/ câu hỏi và khi giải quyết một nhiệm vụ nào đó

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện thảo luận, trao đổi

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện chia sẻ trước lớp

- GV giải thích: Người có trách nghiệm luôn biết cách đặt và tìm phương hướng giải quyết khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.

- GV tổ chức chơi trò chơi “Nếu - thì” để xác định cách giải quyết một số khó khăn.

- GV chia HS thành hai đội, GV sẽ nói “Nếu - kèm theo khó khăn khi thực hiện” và hai đội thay nhau nói “Thì - và cách giải quyết. Đội nào nói được nhiều cách giải quyết khó khăn mà GV đưa ra hơn là đội chiến thắng.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV tổng kết, chốt lại vấn đề.

 

Nhiệm vụ 3. Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và để xuất cách khắc phục

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm:

+ Mình đã thiếu trách nhiệm trong những trường hợp nào? Vì sao?

+ Khi đó mình cảm thấy thế nào?

+ Minh làm gì sau đó hay có cách nào để khắc phục?

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm, chia sẻ

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp

- GV rút ra kết luận và khuyên HS nên làm gì để trở thành người có trách nhiệm và đểcao lòng tự trọng của bản thân.

2. Tìm hiểu về những biểu hiện của người có trách nhiệm

*Biểu hiện của người có trách nhiệm

+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao

+ Dám chịu trách nhiệm về những việc làm của mình

+ Chịu trách nhiệm về những thông tin mà mình nói ra.

+ ………

*Ý nghĩa của tính trách nhiệm

+ Được mọi người xung quanh quý mến và yêu quý

+ Được lòng tin của mọi người

+ Thành công trong công việc và cuộc sống

 

 

 

*Những vấn đề người có trách nhiệm thường đặt ra khi giải quyết nhiệm vụ

- Những vấn đề thường đặt ra:

+ Tôi có đủ năng lực thực hiện không?

+ Tôi có đủ thời gian để làm không?

+ Tôi có đủ phương tiện để hoàn thành không?

+ Tôi có đủ khả năng để giữ lời hứa không?....

- Hướng giải quyết:

*Kết luận: Mỗi cá nhân nên xác định tốt khả năng của bản thân và biết cách tổ chức những điều kiện thực hiện để mình có thể hoàn thành nhiệm vụ và trở thành người có trách nhiệm.

 

 

 

 

 

 

* Chỉ ra những nguyên nhân khiến cho cá nhân thiếu trách nhiệm trong công việc và để xuất cách khắc phục

- HS liên hệ tới bản thân và chia sẻ

 

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 3. Thể hiện trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thực hành cách thực hiện các giải pháp để mình luôn hoàn thành nhiệm vụ trong các tình huống khác nhau.

b. Nội dung: GV triển khai để HS lần lượt các nhiệm vụ:

·        Xác định cách thể hiện trách nhiệm trong các trường hợp khác nhau.

·        Đóng vai nhân vật thể hiện trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các tình huống.

·        Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện tính trách nhiệm và hỗ trợ người cùng tham gia.

c. Sản phẩm: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Xác định cách thể hiện trách nhiệm trong các trường hợp khác nhau

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 nhóm HS và phân công nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận xác định trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao trong các trường hợp:

+ Nhóm 1, 2 thảo luận trường hợp 1: Đủ thời gian và phương tiện nhưng thiếu năng lực thực hiện.

+ Nhám 3, 4 thảo luận trường hợp 2: Đủ phương tiện và năng lực nhưng thiếu thời gian thực hiện.

+ Nhóm 5, 6 thảo luận trường hợp 3: Đủ thời gian và năng lực nhưng thiếu phương tiện thực hiện.

- GV yêu cầu HS chla sẻ trong nhóm về những ví dụ cụ thể của mình khi nhận và thực hiện nhiệm vụ theo các trường hợp trên

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày, các HS hoặc nhóm khác bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhấn mạnh về việc cần phải: Biết lượng sức mình khi nhận nhiệt vụ, tuy nhiên cũng cần tự tin để nhận nhiệm vụ, tránh lười biếng mà từ chối việc.

 

Nhiệm vụ 2. Đóng vai các nhân vật thể hiện trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm xem mỗi tình huống thuộc trường hợp nào (theo mục 1).

- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm với các tình huống.

- GV lưu ý: Nên để tất cả HS đều được đóng vai các tình huống và lần lượt HS đều được vào vai để xử lí tình huống.

- GV đặt câu hỏi gợi ý HS tìm cách giải quyết tình huống:

+ TH1. H thiếu điều gì để hoàn thành nhiệm vụ? H cần làm gì để nhận được sự hỗ trợ? Các bạn cần sẵn sàng hỗ trợ H như thế nào?...

+ TH2. T và em có những khó khăn nào khi hoàn thành nhiệm vụ? Hai bạn cần trao đổi và đề xuất cách phối hợp như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ?

+ TH3. Em và nhóm gặp khó khăn gì? Có cách nào để giải quyết khó khăn đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS phân chia thành các nhóm, phân nhiệm vụ cho các thành viên, đóng vai, xử lí tình huống.

- GV quan sát và hỗ trợ

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lên trình diễn cách xử lí tình huống của nhóm mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV kết luận nhiệm vụ.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện tính trách nhiệm và hỗ trợ người cùng tham gia

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia sẻ cùng cả lớp về những thuận lợi và khó mà mọi người thường gặp khi rèn luyện tính trách nhiệm của bản thân.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ và thảo luận

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một vài HS chia sẻ trước lớp về những thuận lợi, khó khăn trong thực hiện trách nhiệm.

- GV gợi ý cách khắc phục những khó khăn đó cho HS.

- GV nhận xét, kết luận hoạt động.

3. Thể hiện trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ những người cùng tham gia

*Cách thể hiện trách nhiệm trong các trường hợp khác nhau

+ TH1. Thiếu năng lực cần học hỏi thêm kinh nghiệm để nâng cao nhận thức hoặc tìm người giúp đỡ, hợp tác.

+ TH2. Thiếu thời gian cần điều chỉnh kế hoạch hoạt động, tập trung cao độ.

+ TH3. Thiếu phương tiện cần tìm cách mượn phương tiện, huy động sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô, bạn bè...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đóng vai các nhân vật thể hiện trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong các tình huống

+ TH1. Bạn H nên lên kế hoạch cụ thể công việc còn lại của mình, cố gắng tập trung cao độ làm việc cho tới ngày mai. Nếu công việc vẫn chưa xong thì nhờ các thành viên trong nhóm san sẻ.

+ TH2. Cả hai cùng nhau tìm ảnh và lưu về thành một file trên máy tính. Nếu anh em, bạn bè có máy in thì nhờ  họ in hộ, nếu không thì ra tiệm để in ảnh nộp cho các bạn.

+ TH3. Nhóm nên nhờ sự tư vấn của GV hoặc người có kinh nghiệm trong việc sáng tạo báo tường…

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn trong quá trình rèn luyện tính trách nhiệm và hỗ trợ người cùng tham gia

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 4. Thể hiện sự tự chủ để đạt được các mục tiêu đặt ra

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện được sự tự chủ và tự giác trong hoạt động học tập và giao tiếp.

b. Nội dung: GV tổ chức các hoạt động:

·        Trao đổi với bạn về cách thể hiện sự tự chủ

·        Đóng vai để thể hiện sự tự chủ trong tình huống

·        Chia sẻ những tình huống rèn luyện để trở thành người tự chủ trong công việc.

c. Sản phẩm: HS nêu được cách thể hiện sự tự chủ, đóng vai xử lí tình huống và biết cách rèn luyện để trở thành người tự chủ.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Trao đổi với bạn về cách thể hiện sự tự chủ

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trao đổi nhóm để hiểu rõ các cách thể hiện sự tự chủ được gợi ý trong SGK trang 10

- GV yêu cầu mỗi HS hãy hồi tưởng và xác định bản thân đã thể hiện sự tự chủ như thế nào so với các biểu hiện gợi ý trong sách và chia sẻ với các bạn.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, trao đổi, trình bày ý kiến của bản thân.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét và định hướng cho những HS chưa thể hiện được sự tự chủ.

 

Nhiệm vụ 2. Đóng vai để thể hiện sự tự chủ trong tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đóng vai theo nhóm 4HS (1 HS đóng vai M, 3 HS đóng vai thầy cô) thể hiện tình huống trong sgk trang 10.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện theo nhóm, phân vai, xử lí tình huống, mỗi lần đóng lại đổi vai để mỗi người đều được đóng vai M.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 nhóm trình diễn trước lớp và mời HS/ nhóm HS khác nhận xét về cách thể hiện sự tự chủ của M trong mỗi lần trình diễn.

- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ về những khó khăn khi thể hiện sự tự chủ của mình.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét, định hướng cho HS thể hiện sự tự chủ trong các tình huống.

 

Nhiệm vụ 3. Chia sẻ những tình huống rèn luyện để trở thành người tự chủ trong công việc

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm những tình huống rèn luyện để trở thành người tự chủ trong công việc.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp thu nhiệm vụ, liên hệ thực tế và chia sẻ.

Bước 3, 4. Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV ghi nhận một số HS trong lớp có sự tự chủ cao trong công việc.

- GV nhận xét hoạt động.

4. Thể hiện sự tự chủ để đạt được các mục tiêu đặt ra

*Cách thể hiện sự tự chủ

- Tự đặt ra mục tiêu học tập

- Tự lập kế hoạch để thực hiện hóa mục tiêu

- Tự đưa ra các cách và điều kiện để có có thể đạt mục tiêu.

- Tự nắm bắt cơ hội học tập

- Tự điều chỉnh bản thân, làm chủ cảm xúc, ứng xử,….

 

 

 

 

 

 

 

 

* Đóng vai để thể hiện sự tự chủ trong tình huống

Gợi ý các hành dộng tự chủ:

- M cần xem bản thân mình mạnh môn nào nhất, yêu thích môn nào nhất

- M cảm thấy tự tin và mong muốn tham gia vào đội tuyển môn nào.

- M đưa ra quyết định của mình và đặt mục tiêu cho mình trong kì thi sắp tới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ những tình huống rèn luyện để trở thành người tự chủ trong công việc

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 5. Thể hiện lòng tự trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hiểu rõ ý nghĩa của lòng tự trọng đối với sự phát triển cá nhân và cách rèn luyện lòng tự trọng.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đóng vai xử lí tình huống và trao đổi về tầm quan trọng của việc nâng cao lòng tự trọng ở mỗi HS.

c. Sản phẩm: HS đưa ra được cách xử lí tình huống, biết sự quan trọng của lòng tự trọng, từ đó rèn luyện bản thân để ngày càng hoàn thiện.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đóng vai, xử lí tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cùng HS trao đổi về biểu hiện của người có lòng tự trọng và thiếu lòng tự trọng.

- Sau đó, GV yêu cầu HS đóng vai để thực hành cách thể hiện lòng tự trọng trong từng tình huống.

·        Nhóm 1 + 2: Xử lí tình huống 1

·        Nhóm 3 + 4: Xử lí tình huống 2

·        Nhóm 5 + 6: Xử lí tình huống 3

- GV yêu cầu HS trong nhóm đổi vai cho nhau để bạn nào trong nhóm cũng được vào vai nhân vật chính.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia nhóm, phân vai, đóng và xử lí tình huống.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lên bảng trình diễn trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2. Trao đổi với bạn về tầm quan trọng của việc nâng cao lòng tự trọng ở mỗi HS

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trình bày trong nhóm ý kiến của mỗi cá nhân về ý nghĩa của lòng tự trọng.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia sẻ ý kiến, quan điểm của cá nhân

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS lên chia sẻ trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại ý nghĩa cơ bản của lòng tự trọng và định hướng HS luôn rèn luyện để trở thành người có lòng tự trọng.

5. Thể hiện lòng tự trọng trong quá trình thực hiện mục tiêu

*Biểu hiện

- Người có lòng tự trọng:

+ Làm chủ được bản thân, biết từ chối những gì không thể trái với quy định.

+ Tự tin về điểm mạnh và biết điểm yếu của bản thân để hoàn thiện.

+ Luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Luôn giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, đúng giờ…

- Người không có lòng tự trọng:

+ Không trung thực, không thực hiện đúng lời hứa.

+ Không dám làm điều mình thích

+ Cư xử thiếu lễ độ, thiếu văn hóa.

*Xử lí tình huống:

+ TH1. Cố gắng nhớ lại, không nhớ thì làm theo những gì mình biết. Sau bài thi về xem lại công thức, nếu sai thì cố gắng vào bài kiểm tra sau.

+ TH2. Em thay mặt lớp xin lỗi cô giáo và hứa sẽ chấn chỉnh lại lớp trong các buổi chào cờ lần sau. Đồng thời nhắc nhở một số bạn chưa thực hiện tốt cố gắng sửa đổi.

+ TH3. T nên xin lỗi thầy vì kết quả học tập bị sa sút. T sẽ rút kinh nghiệm điều chỉnh lại hợp lí giữa công việc lớp và công việc học tập để không bị ảnh hưởng.

 

* Trao đổi với bạn về tầm quan trọng của việc nâng cao lòng tự trọng ở mỗi HS

- Ý nghĩa lòng tự trọng:

+ Giúp bản thân ngày càng tốt đẹp

+ Có nhận thức và hành động đúng đắn, sống theo chiều hướng tích cực, góp phần giúp ích cuộc sống, cho xã hội và cho người khác.

Hoạt động 6. Thể hiện ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS biết cách thể hiện ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu.

b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các hoạt động:

·        Đóng vai xử lí tình huống

·        Chia sẻ những tình huống nhờ sự nỗ lực ý chí mà em đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc.

c. Sản phẩm: HS xử lí được tình huống, biết được sự cố gắng của bản thân để hoàn thành công việc.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đóng vai xử lí tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm xử lí một tình huống.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Làm thế nào để mình vượt qua những “khó khăn” trong giải quyết mỗi tình huống mà vẫn giữ được mình trước cám dỗ, giữ được lời cam kết, kiểm soát được cảm xúc,…

- GV mời mỗi nhóm lên phân tích tình huống và đóng vai xử lí tình huống đó. GV lưu ý HS thể hiện diễn biến tâm lí về việc mình làm thế nào để thể hiện ý chí vượt qua khó khăn.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chia lớp thành các nhóm, xử lí tình huống

- GV yêu cầu các nhóm quan sát và chia sẻ những điều mình quan sát được.

- GV có thể đổi tình huống cho các nhóm để thảo luận.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá và kết luận.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ những tình huống nhờ sự nỗ lực ý chí mà em đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đề nghị HS chia sẻ trong nhóm về những tình huống mà bản thân đã thể hiện ý chí vượt qua khó khăn.

- GV khảo sát nhanh trong lớp xem HS gặp vấn đề dễ/ khó khi xử lí những tình huống  khác nhau như thế nào.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động theo nhóm và chia sẻ lẫn nhau.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS chia sẻ những thành công/ chưa thành công trong rèn luyện làm chủ bản thân, vượt qua khó khăn trong những tình huống khác nhau trong cuộc sống.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại ý nghĩa của ý chí đối với rèn luyện bản thân.

- GV nhận xét hoạt động.

6. Thể hiện ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu

* Đóng vai xử lí tình huống

+ TH1. Tự yêu cầu bản thân hãy đứng lên, đi rửa bát ngay, trước sau cũng phải rửa. Tự nói “Việc nhỏ này không vượt qua thì sao làm việc lớn”.

+ TH2. Mình có thể để tối về làm tiếp và vẫn giữ lịch đã hẹn. Tự nói với bản thân: Hãy cố gắng khi còn có thể, không nên dễ đầu hàng như vậy…

+ TH3. Đứng dậy, tránh xa khỏi món ăn hấp dẫn. Nghĩ đến những phiền toái do bệnh tật mang lại để quyết tâm không ăn…

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ những tình huống nhờ sự nỗ lực ý chí mà em đã vượt qua khó khăn để hoàn thành công việc

- HS tự liên hệ và chia sẻ

Hoạt động 7. Thể hiện sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS thể hiện và rèn luyện tính tự chủ trong học tập và giao tiếp với các tình huống giao tiếp khác nhau.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đóng vai xử lí tình huống và chia sẻ cách em chủ động trong học tập và giao tiếp khác nhau.

c. Sản phẩm: HS xử lí được tình huống, liên hệ bản thân để chia sẻ sự chủ động của bản thân.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đóng vai xử lí tình huống

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp theo các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, phân tích, sau đó đóng vai ứng xử theo 5 tình huống trong sgk.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi và thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời mỗi nhóm lên phân tích tình huống và đóng vai thể hiện ứng xử của bản thân trong tình huống đó. GV lưu ý HS thể hiện diễn biến tâm lí về việc mình làm thế nào để làm chủ bản thân và vượt qua thử thách.

- GV yêu cầu các nhóm khác quan sát và chia sẻ về cách ứng xử của nhóm bạn.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV nhận xét về sự chủ động mà HS thể hiện trong mỗi tình huống.

 

Nhiệm vụ 2. Chia sẻ cách mà em chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV khảo sát nhanh để biết HS thường chủ động thực hiện những việc gì thông qua bảng nội dung sau:

- Sau đó, GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận khi thực hiện các hành động chủ động trên và những khó khăn khi thực hiện những việc đó.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoàn thành bảng khảo sát

- HS chia sẻ lẫn nhau về những khó khăn khi thực hiện.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng hợp số liệu xem HS lớp thực hiện các hành vi chủ động thế nào.

- GV mời HS chia sẻ và ghi nhận.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV chốt lại: HS cần chủ động, tự giác trong học tập và giao tiếp, điều này góp phần giữ gìn lòng tự trọng.

7. Thể hiện sự chủ động của bản thân trong môi trường học tập, giao tiếp khác nhau

* Đóng vai xử lí tình huống

+ TH1. Cất sách vở, thay quần áo, vào bếp làm cơm giúp bố mẹ, để bố mẹ đi làm về có sẵn cơm.

+ TH2. Phụ mẹ chăm bà và làm một số công việc mình có thể làm được.

+ TH3. Tự tin, xung phong hỏi thầy chỗ mình chưa còn thắc mắc để hiểu bài tốt hơn.

+ TH4. Chủ động bắt chuyện, hỏi nguyên nhân và cùng bạn tháo gỡ.

+ TH5. Chủ động liên hệ hỏi người quản lí ở khu vực đó, ngoài ra lên mạng tìm kiếm một số thông tin về khu vực đó.

 

 

 

 

 

 

 

 

* Chia sẻ cách mà em chủ động trong môi trường học tập và giao tiếp khác nhau

- HS liên hệ bản thân và chia sẻ

Hoạt động 8. Tham gia diễn đàn về cách thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp, cộng đồng.

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS củng cố và lan tỏa tầm quan trọng của việc thực hiện nội quy, cách thực hiện tốt nội quy và thuyết phục bạn bè tuân thủ quy định chung.

b. Nội dung: GV tổ chức diễn đàn, tạo điều kiện cho HS trao đổi điều đạt được sau khi tham gia diễn đàn.

c. Sản phẩm: HS biết và thực hiện tốt các nội quy, quy định của trường, lớp và cộng đồng.

d. Tổ chức thực hiện:

1. Chuân bị diễn đàn

- GV chia lớp thành hai đội tranh biện. Mệnh đề đưa ra: “Tuân thủ quy định chung là thể hiện sự tự trọng”. Một đội đưa ra lập luận bảo vệ; một đội đưa ra lập luận phản đối,

- GV yêu cầu lần lượt mỗi đội đưa ra một ý của nhóm mình. GV là người điều khiến, giữcân bằng về thời gian và thứ tự người tranh biện.

2. Tổ chức thực hiện.

- GV tổ chức cho HS thuyết trình trong nhóm để thuyết phục bạn tuân thủ quy định.

- GV mời một số HS lên thuyết trình trước lớp.

- GV ghỉ nhận và nhận xét phần trình bày của HS.

3. Trao đổi về những điều em đạt được sau khi tham gia diễn đàn.

- GV trao đổi với HS cả lớp về kết quả của buổi diễn đàn đổi với mỗi cá nhân.

- GV nhận xét hoạt động.

- GV kết luận về việc thực hiện tốt nội quy, quy định là điều tốt nhất để giữ gìn lòng tự trọng của mình.

PHẢN HỒI VÀ CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG TIẾP THEO

Hoạt động 9. Khảo sát kết quả hoạt động

a. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS luôn ý thức đánh giá bản thân, sự tiến bộ về các kĩ năng liên quan đến chủ đề.

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS đánh giá đồng đẳng, và khảo sát kết quả tự đánh giá.

c. Sản phẩm: HS tự đánh giá được bản thân, chỉ ra điểm yếu, điểm mạnh để hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Đánh giá đồng đẳng

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, tổ chức cho các nhóm thảo luận về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiệ các hoạt động trong chủ đề này.

- GV yêu cầu các thành viên trong nhóm đánh giá về bạn theo các yêu cầu cần đạt của chủ đề: “Thích điều gì nhất ở bạn khi tham gia hoạt động trong chủ đề và mong gì ở bạn để bạn tiến bộ hơn”.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 vài nhóm trình bày kết quả của nhóm.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV mời một vài HS thực sự tiến bộ lên bảng để ghi nhận và tuyên dương

- GV yêu cầu HS ghi lại những ý kiến của GV và bạn vào SBT.

 

Nhiệm vụ 2. Khảo sát kết quả tự đánh giá

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc từng nội dung trong bảng tự đánh giá và hỏi cho HS đánh giá theo các mức độ tốt, đạt, chưa đạt.

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tự đánh giá

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV tổng kết khảo sát và ghi vào tài liệu của mình.

- GV tổng kết số liệu, ghi nhận và động viên, khích lệ HS tiếp thực hiện, rèn luyện những kĩ năng liên quan đến việc thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người HS.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV dặn dò HS chuẩn bị những nội dung cho giờ hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tiếp theo.

9. Khảo sát kết quả hoạt động

 

*Hướng dẫn về nhà:

·        Rèn luyện để thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người học sinh

Xem trước và hoàn thành bài tập chủ đề 2 SBT

...
Link Google Drive tải file đầy đủ, miễn phí

Previous Post Next Post

QC

QC