Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Giáo án, kế hoạch bài dạy môn Giáo dục thể chất lớp 10 Bóng chuyền kết nối tri thức.
Giáo án được biên soạn kĩ lưỡng, hình ảnh minh hoạ đầy đủ, bản word đẹp. Đây sẽ là tài liệu bổ ích để quý thầy cô tham khảo, biên soạn giáo án phục vụ giảng dạy chương trình thpt 2018.
PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG
CHỦ ĐỀ: SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN VÀ DINH DƯỠNG
ĐỂ RÈN LUYỆN SỨC KHỎE VÀ PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
A. CẤU TRÚC NỘI DUNG VÀ KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. CẤU TRÚC NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
Chủ đề gồm 2!--more-->
nội dung:
- Sử dụng các
yếu tố tự nhiên để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
- Sử dụng các
yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
- Chủ đề không
cấu trúc thành bài, không phân phối số tiết cho các nội dung.
- GV chủ động
lựa chọn, phân phối nội dung thực hiện để lồng ghép phù hợp với tiến trình dạy
học các chủ đề khác trên cơ sở bảo đảm học đi đôi với hành.
B. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
Hình thành,
phát triển ở HS:
-
Khả năng sử dụng các yếu tố
có lợi và phòng tránh các yếu tố có hại của tự nhiên để rèn luyện sức khỏe,
phát triển thể chất.
-
Khả năng sử dụng hợp lí các
yếu tố dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
II. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1. Kiến thức
-
Nhận biết được các yếu tố
có lợi, có hại của môi trường tự nhiên đối với sức khỏe và sự phát triển thể
chất.
-
Bước đầu nhận biết được chế
độ dinh dưỡng hợp lí, cần thiết đối với hoạt động luyện tập thể dục thể thao.
2. Kĩ năng
-
Lựa chọn được những yếu tố
thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện.
3. Thái độ
-
Luôn quan tâm đến điều kiện
của môi trường tự nhiên và và chế độ dinh dưỡng trong quá trình luyện tập thể
thao và rèn luyện thân thể.
C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học
này, HS sẽ:
-
Biết sử dụng các yếu tố tự
nhiên (không khí, nước, ánh sáng,….), dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát
triển thể chất.
2. Năng lực
-
Năng lực chung:
●
Giải quyết được những nhiệm
vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
●
Góp phần phát triển năng
lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo
viên.
-
Năng lực riêng:
●
Lựa chọn được những yếu tố
thuận lợi của môi trường tự nhiên và dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả tập luyện.
3. Phẩm chất
-
Chủ động tích cực tham gia
các hoạt động luyện tập trong môi trường tự nhiên để rèn luyện và nâng cao sức
khỏe.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
-
Giáo án, SGK, SGV Giáo dục
thể chất 10 (Bóng chuyền).
-
Hình ảnh, tranh vẽ minh họa
có liên quan đến các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng.
2. Đối với học sinh
-
SGK Giáo dục thể chất 10
(Bóng chuyền).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, từng
bước bước vào bài học.
b. Nội dung:
-
GV sử dụng phương tiện trực quan, giúp HS có nhận biết ban đầu về hình ảnh các
yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
-
GV đặt câu hỏi để thu hút, khích lệ sự tập trung chú ý khai thác vốn hiểu biết
của HS.
c. Sản phẩm học tập: HS
trình bày một số hiểu biết có liên quan đến các yếu tố dinh dưỡng, tự nhiên để
rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
-
GV nêu vấn đề và đặt câu hỏi cho HS thảo luận:
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố nào?
+ Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình luyện
tập TDTT không? Cho ví dụ.
+ Hằng ngày, cần cung cấp những gì để giúp cơ thể phát
triển thể chất và tăng cường sức khỏe?
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng hay giảm tiêu hao năng
lượng?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
-
HS vận dụng kiến thức thực tế, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
-
GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
-
GV đại diện HS trả lời câu hỏi:
+ Môi trường tự nhiên gồm những yếu tố: đất, nước, không khí, ánh sáng,...
+ Môi trường tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình luyện tập
TDTTT. Ví dụ: Chạy ngược gió tốc độ chạy
giảm hơn so với chạy xuôi gió, chạy lên dốc mệt hơn so với chạy trên đường
bằng,...
+ Trong quá trình luyện tập TDTT; mồ hôi ra nhiều thì cơ
thể đòi hỏi phải cung cấp lượng nước vừa đủ.
+ Hằng ngày cần cung cấp thức ăn và nước uống để giúp cơ
thể phát triển thể chất và tăng cường sức khoẻ.
+ Luyện tập TDTT giúp cơ thể tăng tiêu hao năng lượng.
-
GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-
GV nhận xét, đánh giá, khuyến khích động viên HS.
-
GV dẫn dắt vào bài học: Các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng chiếm một
vai trò quan trọng trong việc rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất của
chúng ta. Ở mỗi thời kỳ phát triển, yếu tố tự nhiên và nhu cầu về dinh dưỡng
hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên việc đáp ứng nhu cầu ấy một cách hợp lý lại luôn
luôn là vấn đề đáng chú ý, vì đó là nền tảng của sức khỏe. Vậy chúng ta cần sử
dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng như thế nào để đảm bảo và phù hợp? Hãy
cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên và dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe
và phát triển thể chất.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Khái niệm về sức khỏe
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
-
Nắm được khái niệm về sức khỏe.
-
Những việc cần làm để có một sức khỏe tốt.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm,
đọc thông tin SGK tr.4 và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c. Sản phẩm học tập: Trình
bày theo nhóm khái niệm về sức khỏe
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 4
nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.4 và thực hiện nhiệm vụ: + Nêu khái niệm về sức khỏe. + Để có một sức khỏe tốt, chúng ta cần làm gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo
nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. - GV theo dõi phần
thảo luận của các thành viên trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần
thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các
nhóm trình bày nội dung thảo luận: + Khái niệm về sức khỏe. + Những việc cần làm để có một sức khỏe tốt. - GV mời đại diện các
nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập GV đánh giá, nhận xét,
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
1. Khái niệm về sức khỏe - Theo WHO, sức khoẻ được xem là một trạng thái
hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tinh thần và các mối
quan hệ xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật gì. - Để có một sức khoẻ
tốt, chúng ta cần: + Biết cách giữ gìn vệ
sinh cá nhân. + Có thói quen vận
động và tập luyện thể thao đều đặn. + Có chế độ dinh dưỡng
hợp lí.
|
Hoạt
động 2: Vai trò của môi trường tự nhiên trong tập luyện thể dục thể thao
a.
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được vai trò của môi trường tự nhiên
trong tập luyện thể dục thể thao – tắm nắng, tắm không khí, tắm nước.
b.
Nội dung: GV
tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.5, 6 và thực hiện
nhiệm vụ học tập.
c.
Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm vai trò của môi trường tự nhiên trong tập
luyện thể dục thể thao.
d.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt: + Trong cuộc sống hằng ngày nói chung và hoạt
động thể dục thể thao nói riêng, mỗi chúng ta đều cần đến các yếu tố của
môi để nâng cao sức khoẻ và phát triển
thể chất. Việc sử dụng các yếu tố có lợi của thiên nhiên bằng cách kết hợp
chặt chẽ việc sử dụng các điều kiện tự nhiên sẵn có khi tập luyện như tắm nước, tắm nắng, tắm không khí,.. giúp tăng
thêm hiệu quả cho quá trình rèn luyện sức khoẻ. + Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
trong các môi khác nhau giúp phòng chống được các bệnh thường gặp. 🡪 Trong quá trình sử dụng các yếu tố
của môi trường tự nhiên cần chú ý sử dụng các phương tiện có tác động khác
nhau đối với cơ thể và mức độ cần được tăng lên một cách từ từ. - GV chia HS thành 4
nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin SGK tr.5, 6 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm
hiểu về phương pháp tắm nắng. + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp tắm không khí. + Nhóm 3: Tìm
hiểu về phương pháp tắm nước. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo
nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. - GV theo dõi phần
thảo luận của các thành viên trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần
thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các
nhóm trình bày nội dung thảo luận: + Nhóm 1: Tìm hiểu về phương pháp tắm nắng. + Nhóm 2: Tìm hiểu về phương pháp tắm không
khí. + Nhóm 3: Tìm hiểu về phương pháp tắm nước. - GV mời đại diện các
nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập GV đánh giá, nhận xét,
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
2. Vai trò của môi trường tự nhiên trong tập
luyện thể dục thể thao a. Tắm nắng - Là một phương pháp
có cách thức thực hiện đơn giản và không tốn kém. Luyện tập tắm nắng tốt nhất
vào buổi sáng, tránh tắm nắng vào lúc nắng gay gắt và khi ánh nắng đã quá
yếu. - Phương pháp tắm nắng
tốt nhất là tắm nắng bằng vận động. 🡪 Việc thường
xuyên tắm nắng hợp lí và thời gian thích hợp giúp cơ thể hấp thụ tốt calcium
và phosphorus, làm cho xương chắc khoẻ, giảm các triệu chứng viêm và đau cơ,
tăng cường khả năng của hệ miễn dịch và có thể ngăn ngừa được nhiều loại ung
thư khác nhau. b. Tắm không khí - Là lợi dụng sự kích
thích của nhiệt độ môi trường tác động vào cơ thể. 🡪 Là một
phương pháp luyện tập đơn giản, có tác dụng tốt tới sự phát triển thể chất,
đồng thời không bị hạn chế bởi thời tiết, điều kiện sân bãi hay vị trí tập
luyện. 🡪 Làm cơ thể thích ứng với sự thay đổi của
thời tiết, tránh được những bệnh tật có thể xảy ra. - Khi luyện tập tắm
không khí nên mặc ít quần áo, nếu thời tiết quá lạnh thì nên tắm không khí ở
trong nhà hoặc cần kết hợp với các hoạt động thể thao. c. Tắm nước - Tắm nước rất có lợi
cho sự phát triển và rèn luyện của cơ thể. - Mỗi lần tắm nước chỉ
khoảng từ 10 đến 15 phút với nhiệt độ vừa phải (từ 24 - 30 °C) là phù hợp với
mọi lứa tuổi và bảo vệ sức khoẻ.
|
Hoạt
động 3: Dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
a.
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được:
- Vai trò của dinh
dưỡng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp
lí.
b.
Nội dung: GV
tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm, đọc thông tin, quan sát hình ảnh SGK tr.6-9
và thực hiện nhiệm vụ học tập.
c.
Sản phẩm học tập: Trình bày theo nhóm với 2 nội dung:
- Vai trò của dinh
dưỡng.
- Chế độ dinh dưỡng hợp
lí.
d.
Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành 2
nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát hình ảnh, đọc thông tin SGK tr.6-9 và thực
hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Tìm
hiểu về vai trò của dinh dưỡng. + Nhóm 2 :
Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp lí. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo
nhóm, thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. - GV theo dõi phần
thảo luận của các thành viên trong từng nhóm, của mỗi nhóm, hỗ trợ HS nếu cần
thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các
nhóm trình bày nội dung thảo luận: + Nhóm 1: Tìm hiểu về vai trò của dinh dưỡng. + Nhóm 2 : Tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng hợp
lí. - GV mời đại diện các
nhóm nhận xét lẫn nhau, đặt câu hỏi cho nhóm bạn (nếu chưa rõ). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập GV đánh giá, nhận xét,
chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. |
3. Dinh dưỡng trong rèn luyện sức khỏe và phát
triển thể chất a. Vai trò của dinh
dưỡng - Dinh dưỡng là việc
cung cấp các dưỡng chất cần thiết theo dạng thức ăn cho các tế bào trong cơ thể để duy
trì sự sống. - Chế độ dưỡng trong
giai đoạn trẻ vị thành niên là hết sức quan trọng, cần đảm bảo các nhóm chất
dinh dưỡng thiết yếu trong mỗi bữa ăn. Chất bột đường Nguồn thức ăn chứa
nhiều chất bột đường nhất là các hạt ngũ cốc, hạt họ đậu, gạo, bột mì, khoai
sắn,... Chất béo - Chất béo thực vật
thường có trong thực vật, dầu tinh luyện, dầu mè,... Chất béo động vật có
trong trứng, mỡ lợn, mỡ gà, dầu cá,... - Chất béo giúp cho cơ
thể hấp thu các vitamin, đặc biệt là các vitamin tan trong dầu, chẳng hạn vitamin
A, D, E, K và đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm đông máu tự nhiên. Chất đạm - Chất đạm có nhiều
trong các loại đậu, trứng, sữa, tôm, cua, thịt, cá,... - Chất đạm giúp cơ thể
chống lại các bệnh truyền nhiễm, là nguyên vật liệu cần thiết để xây dựng và
tái tạo tế bào trong cơ thể. Vị chất dinh dưỡng - Bao gồm các loại
vitamin và các chất khoáng, có vai trò quan trọng và bắt buộc phải có trong
khẩu phần ăn hằng ngày. Chất xơ - Là thành phần của
thành tế bào thực vật, có tác dụng hỗ trợ tiêu hoá cho cơ thể. Chất xơ có
nhiều trong các loại rau, củ, quả,... b. Chế độ dinh dưỡng
hợp lí - Dinh dưỡng đóng vai
trò quan trọng trong việc tối ưu hoá khả năng miễn dịch của cơ, giúp nâng cao
sức khoẻ và phát triển thể chất ở trẻ vị thành niên. - Do đó, chế độ ăn
uống hợp lí sẽ giúp cung cấp đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng theo những
nhu cầu dinh dưỡng được đề ra và đảm bảo cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. |
C&D.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
a.
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học.
b.
Nội dung: GV
yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.9; HS vận dụng kiến thức đã
học để trả lời câu hỏi.
c.
Sản phẩm học tập: HS trả lời được các câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.9.
d.
Tổ chức hoạt động:
Bước
1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu nhiệm vụ cho
HS: Trả lời các câu hỏi SGK phần Vận dụng
tr.9.
Bước
2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức
đã học và tiếp nhận, thực hiện nhiệm ở nhà.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ
HS (nếu cần thiết).
Bước
3 : Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo xen kẽ vào
các tiết học.
Bước
4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá,
chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
*
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã
học.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 1 – Sơ lược lịch sử phát triển môn bóng chuyền trên thế giới và Việt Nam.
...