1. Tên sáng kiến: “Dạy bài học PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ (Sgk Ngữ Văn 12 Cơ bản) bằng hình thức sáng tạo Diễn đàn thanh niên tại lớp học”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: giảng dạy bộ môn Ngữ Văn (khối 12 Cơ
bản)
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng giải
pháp đã biết
- Việc sáng tạo ra những phương pháp
nhằm tạo ra những tiết học Văn sinh động mà hiệu quả, không gây nhàm chán, thụ
động ở các em học sinh, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy Ngữ
Văn ở cấp THPT nói chung được xem là những mục tiêu hàng đầu về chuyên môn của
giáo viên, nhất là trong những năm gần đây.
- Chương trình học Ngữ Văn 12 khá
nặng nề khi các em vừa phải đọc – hiểu những văn bản “nặng kí” nhất của văn học
Việt Nam, thế giới; vừa phải học trong tâm thế đối mặt với kì thi THPT Quốc
Gia. Vì vậy, các em thường có tâm lí lơ là đối với những bài học không - phải -
là phần Đọc văn, chẳng hạn như Tiếng Việt, Tập làm văn, Rèn kĩ năng ...
- Thực tế cho thấy, mặc dù trước tập
thể, các em có vẻ thụ động thậm chí lười nhác trong việc phát biểu ý kiến, song
trong suy nghĩ của các em, các em hoàn toàn có những suy nghĩ độc lập, dù đúng
dù sai, dù hợp lí hay chưa hợp lí. Và mai đây, trong tương lai rất gần, các em
học sinh 12 sẽ đến với những nghề nghiệp nhất định trong xã hội. Nếu không có
những cơ hội để các em thật sự được chia sẻ những suy nghĩ của mình thì không
những các em thiếu tự tin trong giao tiếp, không biết cách để trình bày ý kiến
của mình mà đôi khi sẽ dẫn tới những sự lệch lạc lớn hơn trong nhận thức cuộc
sống và con đường đời.
- Vì tất cả những lí do trên, đề tài
này nhằm hướng tới một giải pháp giúp các em học sinh có cơ hội được rèn kĩ
năng nói – trình bày quan điểm – phát biểu ý kiến theo chủ đề mà không gây nhàm
chán hoặc tâm lí thụ động, thông qua đó, giáo viên hướng tới mục tiêu của bài
học: giúp học sinh trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ
đề được nói tới; các em biết lựa chọn nội dung phát biểu phù hợp với chủ đề
chung và tình hình thảo luận; dự kiến nội dung chi tiết, sắp xếp nhanh thành đề
cương phát biểu; có thái độ, cử chỉ đúng mực, lịch sự, điều chỉnh giọng nói phù
hợp với nội dung và cảm xúc.
3. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
Nội dung của giải pháp được trình bày
cụ thể như sau:
Bước 1: Giao việc
- Phân công nhiệm vụ chuẩn bị theo
đơn vị tổ, lớp có 4 tổ, mỗi tổ từ 6 đến 8 học sinh. Giáo viên chuẩn bị các chủ đề.
■ Kinh nghiệm chọn chủ đề rất quan trọng:
+ Các chủ đề cần mang tính cập nhật,
tránh máy móc (không nhất thiết phải chọn các chủ đề như sách giáo khoa gợi ý).
+ Nên chọn những chủ đề gần gũi với
các em, phù hợp với lứa tuổi của các em, được các em quan tâm
+ Nên chọn những chủ đề gây tính
tranh cãi cao, có ý kiến đa chiều
- Thời gian giao việc: giữa tháng 10
- Thời gian nhận kết quả của việc đã
giao (thời gian tiến hành bài học trên lớp): giữa tháng 11 (01 tháng kể từ ngày
giao)
- Khuyến khích các em sử dụng những
phương tiện công nghệ thông tin để minh họa, thu hút
- Cụ thể: giáo viên và học sinh đã
thống nhất chọn những chủ đề như sau: (vì lớp có 5 em học sinh tham gia học bồi
dưỡng HSG nên lớp tạm thời chỉ có 3 tổ)
+ Tổ 1: Phát biểu quan niệm của anh /
chị về vấn đề: Thế nào là hạnh phúc?
+ Tổ 2: Phát biểu quan niệm của anh /
chị về vấn đề: Tình yêu học đường – nên hay không nên?
+ Tổ 3: Phát biểu quan niệm của anh /
chị về vấn đề: Con đường lập thân, lập nghiệp của học sinh hiện nay
Bước 2: Theo dõi tiến độ làm việc của học sinh
- Giáo viên thường xuyên nhắc nhở,
đôn đốc các em
- Tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ nếu các em
gặp khó khăn ở phần việc nào đó, gợi mở cách để tìm ý, lập dàn ý, ...
Bước 3: Tổ chức tiến hành Diễn dàn
thanh niên trong lớp học
1. Cách thức tổ chức
-
Học
sinh kê bàn học của lớp thành hình chữ U, nhóm trình bày chủ đề tới lượt mình
sẽ tiến đến bục giảng, quay xuống đối diện các bạn, có thể để máy vi tính ở bàn
giáo viên, điều khiển bằng chuột không dây hoặc bút cảm ứng.
-
Giáo
viên cũng xuống ngồi dự cùng các em của lớp, ghi chú những nội dung để nhận xét
vào cuối giờ.
-
Giáo
viên lưu ý các em học sinh ngồi dự phải có ghi chú, nhất là những vấn đề các em
đặc biệt quan tâm, có ý kiến chủ quan – hoặc tranh cãi. Ghi chú những câu hỏi
để đặt vấn đề với nhóm thuyết trình.
2. Nội dung của diễn đàn
2.1.
Tổ 1 trình bày phần chuẩn bị của
mình: Quan niệm thế nào là hạnh phúc?
Sau đây là sự lược tả nội dung của buổi học tại một lớp 12 cụ
thể:
-
Hạnh
phúc là quả cầu thủy tinh
-
Dùng
chính đôi tay để có được hạnh phúc
-
Kể
câu chuyện: Ông cụ đi tìm hạnh phúc
-
Liên
hệ từ hạnh phúc cá nhân đến hạnh phúc xã hội
-
HS
đặt câu hỏi với khán giả: Bạn đã từng
hạnh phúc vì điều gì?
-
Một
bạn HS chia sẻ về niềm hạnh phúc của mình khi được tặng chiếc xe đạp khi lên
lớp 6
-
Mở
rộng: có hạnh phúc, người ta lại muốn hướng đến những mục tiêu xa hơn, vì bản
chất của con người là cầu tiến
-
Hỏi:
Hạnh phúc kéo dài bao lâu? (liên hệ Tần Thủy Hoàng)
→ hạnh phúc chỉ cảm nhận trong một thời gian ngắn và luôn
thay đổi.
-
Hạnh
phúc khác nhau ở những người khác nhau, tùy vào địa vị, tính cách, độ tuổi...
-
Hạnh
phúc là điều nhỏ nhặt hàng ngày (chiếu 1 clip về những điều nhỏ nhặt nhưng hạnh
phúc)
-
Phê
phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại, mong ngóng, mơ hồ, bi quan, tiêu cực, ích kỉ...
Phần đặt câu hỏi cho nhóm: Thử chia sẻ hạnh phúc của bạn là gì? (từng thành
viên trong nhóm)
+ Tính: Hạnh phúc là đam mê và là có cha mẹ, tình yêu thương
gia đình
+ Trường: có người thân bên cạnh
+ Đan: vào trường Đại học danh tiếng
+ Khang: người thân khỏe mạnh
+ Tiến: mọi người no ấm, không phân biệt giàu nghèo
+ Long: người thân bên cạnh được bình yên
+ Lộc: đủ thành viên trong gia đình, được yêu thương, quý mến
+ Lê: được yêu thương
Giáo viên nhận xét:
+ Có ý tưởng, có chú ý đến những khía cạnh khác nhau của hạnh
phúc
+ Có đầu tư về minh họa (clip, các slides trình chiếu power
point)
+ Tuy nhiên, các ý chưa được sắp xếp theo một trật tự chặt
chẽ, kín cạnh
+ Cần đặt ra thêm nhiều phản đề của hạnh phúc để xem thế nào
là hạnh phúc thật sự
2.2.
Tổ 2 trình bày phần chuẩn bị của
mình: Tình yêu học đường – nên hay không nên?
-
Thế
nào là tình yêu học đường? (Tình yêu khi còn ngồi trên ghế nhà trường)
-
Cần
suy nghĩ chính chắn thì tình yêu mới lâu dài
-
Những
nguyên nhân dẫn đến tình yêu tuổi học đường:
+ chủ quan: đây là độ tuổi có sự thay đổi tâm sinh lý; nhu
cầu an ủi, động viên, cùng nhau phát triển
-
Những
mặt lợi mà tình yêu học đường mang lại:
+ Có động lực để cố gắng
+ Tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nhân cách
+ Có nhiều kỉ niệm đáng nhớ về thời áo trắng
-
Những
tác hại:
+ Lơ là trong học tập
+ Lệch lạc, bồng bột, thiếu suy nghĩ trước những rung động
+ Tự huyễn hoặc bản thân
→ Nhóm kết luận: Quan điểm của nhóm không phải là nên yêu hay
không nên yêu mà là “nếu yêu, phải yêu như thế nào”; nhóm không đồng tình cách
giải quyết của một số giáo viên chủ nhiệm là mời phụ huynh lên nói chuyện và
sau đó thì phụ huynh rầy la, cấm đoán.
HS tham gia ý kiến: Tình yêu giữa HS với thầy giáo, cô giáo có thể được xem là
tình yêu học đường không?
→ Quan điểm của nhóm: Không, vì đó là tình cảm ngưỡng mộ rồi
ngộ nhận (từ phía HS) hoặc thương cảm rồi ngộ nhận (từ phía GV).
Giáo viên nhận xét:
+ Ý 2 là ý mở rộng,
không nên trình bày ở phần đầu, sẽ làm loãng kết cấu
+ Chú ý diễn đạt: thay vì “Những nguyên nhân dẫn đến tình yêu
tuổi học đường” thì có thể đổi thành: “Tình yêu học đường có từ đâu?”
+ Phần trình bày của nhóm có phần nhầm lẫn giữa các khái
niệm, nhóm cần phân biệt giữa “tình yêu trong học đường” với “tình yêu ở lứa
tuổi học đường”
+ Cần dùng thêm một số từ ngữ, cách diễn đạt để thấy được ý
nghĩa tích cực của tình yêu học đường như “nguồn năng lượng kì diệu”...
+ Nhóm thiếu phần mở rộng vấn đề: chẳng hạn cần đề cập đến
vấn đề ranh giới giữa tình yêu và tình dục; yêu nhất thời và yêu bền lâu (cần
có những điều kiện nào); cần tránh việc ngộ nhận trong tình yêu; không nên xem
tình yêu học đường như một món trang sức muốn đeo vào để thỏa mãn sự hiếu kì
hoặc cho bằng bạn bằng bè
+ Cần nói thêm về tình yêu đồng giới: cần phân biệt giữa tình
yêu, sự chia sẻ chân thành hay chỉ là ngộ nhận...
2.3.
Tổ 3 trình bày phần chuẩn bị của
mình: Con đường lập thân, lập nghiệp của học sinh hiện nay
- Vấn đề lập thân: được hiểu là tự tạo dựng cuộc sống riêng,
tự hoàn thiện bản thân mình
+ Tự kiềm chế cảm xúc
+ Bước ra khỏi vùng an toàn
+ Sống hết mình, “nếu chỉ còn một ngày để sống”
- Vấn đề lập nghiệp:
+ Đại học hay không vào đại học mà phát triển nghề? Chọn cái
nào không quan trọng bằng việc bạn biết khả năng của mình đến đâu và dám đương
đầu với khó khăn, dũng cảm đứng dậy trước thất bại, có ước mơ và đam mê.
- Có người lập thân rồi mới lập nghiệp, có người lập thân và
lập nghiệp song hành. Khi đã lập nghiệp rồi, quá trình lập thân cũng không dừng
lại.
- Ngày nay, có người không biết lập thân, lập nghiệp đúng
cách, khiến cuộc sống bề bộn, lộn xộn, thực dụng và ích kỉ...
Giáo viên nhận xét:
+ Khi trình bày xong, các em cần đi đến những kết luận thật
cụ thể về quan điểm của nhóm
+ Cần nói thêm về sự lập thân ở chính các em và con đường lập nghiệp sắp
tới
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
- Áp dụng ở các lớp 12 các trường
THPT
3.4. Hiệu quả, lợi ích
thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp
- Hiệu quả của đề tài được đánh giá
thông qua thái độ, cảm xúc hứng khởi, sôi nổi của các em trong việc tham gia
xây dựng, phát biểu ý kiến.
- Qua phần trình bày và nhận xét phần
trình bày, các em sẽ có thêm kĩ năng tạo lập văn bản, biết thiết lập hệ thống ý
(luận điểm, luận cứ, luận chứng) cho bài văn nghị luận.
- Các em học sinh trong cùng tập thể
được chia sẻ với nhau những trải nghiệm trong cuộc sống cũng như những định
hướng trong tương lai.
- Nhờ vào việc các em phát biểu ý
kiến, quan điểm của mình trước những vấn đề rất đáng quan tâm, giáo viên có cơ
hội tiếp cận tâm lý của các em, hiểu được suy nghĩ, nguyện vọng của các em, từ
đó có sự định hướng phù hợp với các em, nhất là trong trường hợp các em nghĩ
còn cạn, ở bề nổi của vấn đề mà chưa thấy được những mặt đa chiều của nó. Đương
nhiên, khi được giáo viên định hướng với những cơ sở lý thuyết và thực tiễn hợp
lí, học sinh sẽ có nhận thức đúng đắn hơn về những vấn đề mà các em còn chưa
thấu đáo.
3.5. Tài liệu kèm theo: không
Nguồn: ST
Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/