Skkn Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

Dvtuan.com tổng hợp và chia sẻ miễn phí đến thầy cô Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

     I. Lý do chọn đề tài

     Đầu năm học 2018-2019, Phòng giáo dục và đào tạo quận đã quan tâm, tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ giáo viên được tham gia buổi tập huấn bồi dường chuyên môn về "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ”.

     Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người với con người trong xã hội. Nhờ có ngôn ngữ, con người có thể trao đổi cho nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm,bày tỏ với nhau những nguyện vọng ý muốn, ước mong và cùng nhau thực hiện những dự định đó.

     Đối với trẻ mầm non, ngôn ngữ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, phát triển tư duy và giao tiếp, bày tỏ ý muốn với người xung quanh. Ngôn ngữ là phương tiện giúp trẻ điều chỉnh, lĩnh hội những giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực.

     Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngay từ sớm là chìa khóa vàng mở ra cánh cửa trí tuệ của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện và tiếp cận với các lĩnh vực khác dễ dàng hơn. Bởi vì ngôn ngữ là sự tham gia sâu sắc trong quá trình suy nghĩ nên trẻ cần được nói và nghe thường xuyên. Trẻ cần trải nghiệm các chế độ ngôn ngữ khác nhau như nghe và kể chuyện. Quan  trọng nhất, trẻ cần cảm thấy tự do và được khuyến khích giao tiếp với người khác.



     Vậy làm thế nào để tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tự do, được thoải mái giao tiếp với người khác trong lớp học mầm non? Để trả lời được câu hỏi này, cô giáo Dương Tùng Ngọc lớp MG nhỡ B5 đã tìm tòi và học hỏi để tìm ra được một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

     II. Cơ sở lý luận:

     Sự phát triên ngôn ngữ của trẻ là một quá trình từ thấp đến cao với các giai đoạn mang những đặc trưng khác nhau tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

     Đối với trẻ 4-5 tuổi, sự phát triển ngôn ngữ mạch lạc chịu ảnh hưởng lớn của việc tích cực hoá vốn từ, ngôn ngữ cũa trẻ đã trở nên được mở rộng hơn, có trật tự hơn, mặc dù cấu trúc còn chưa hoàn thiện. Khả năng nói trình bày ý nghĩa, hiểu ngôn ngữ hoàn cảnh của trẻ cũng đã bắt đầu phát triển.

     Bằng các hình tượng văn học mở ra cho trẻ cuộc sống với xã hội và thiên nhiên, các mối quan hệ qua lại của con người. Những hình tượng đó giúp trẻ nhận thức được tính rõ rang, chính xác của từ ngữ trong tác phẩm văn học.

     Với nhiệm vụ khơi dậy ở trẻ tình yêu đối với từ ngữ nghệ thuật thong qua cách đọc kể diễn cảm, cao hơn nữa là biết dung ngôn ngữ của mình để kể chuyện sáng tạo. Đây là một nhiệm vụ rất phức tạp, yêu cầu khi kể chuyện sáng tạo trẻ phải tự nghĩ ra một nội dung câu chuyện theo tranh, kể nối tiếp câu chuyện, kể chuyện theo sơ đồ, tạo ra cấu trúc logic được thể hiện trong hình nói tương ứng (lời nói kết hợp với sử dụng đồ dung trực quan).

     Yêu cầu này đòi hỏi trẻ phải có vốn từ phong phú, các kỹ năng tổng hợp, kỹ năng truyền đạt ý nghĩ của mình một cách chính xác, tập trung chú ý và nói biểu cảm. Những kỹ năng này trẻ lĩnh hội được trong quá trình nhận thức có hệ thống bằng con đường luyện tập thường xuyên hàng ngày. Từ những cơ sở lý luận trên tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 4-5 tuổi  qua hoạt động kể chuyện sáng tạo” nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức của trẻ mầm non hiện nay.

     III. Cơ sở thực tiễn:

     Mục đích của đề tài:

     - Tìm ra biện pháp giúp trẻ được giao tiếp, tìm hiểu và tiếp cận ngôn ngữ với tâm thế thoải mái, tự nhiên nhất.

     - Xây dựng kế hoạch phát triển cho trẻ sao cho phù hợp với khả năng của trẻ mọi lúc mọi nơi.  

     Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mầm non 4-5 tuổi.

     Phạm vi áp dụng: Lớp mẫu giáo nhỡ B5

     1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám hiệu cùng các đồng nghiệp tại trường.

- Tất cả các trẻ trong lớp cùng độ tuổi, có nhu cầu về tâm-sinh lý giống nhau.

- Môi trường lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học.

- Phụ huynh lớp luôn tin tưởng, giúp đỡ và tạo điều kiện cho giáo viên trong việc giáo dục trẻ.

- Bản thân giáo viên được bồi dưỡng và chủ động tìm hiểu về các phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

     2. Khó khăn

- Sĩ số trẻ trong lớp học đông

- Trang thiết bị, đồ dùng dạy học đầy đủ, phù hợp với trẻ mầm non,  tuy nhiên chưa đa dạng để áp dụng vào nhiều hoạt động khác nhau.

- Phụ huynh đa phần đều yêu chiều và làm giúp con nhiều việc, khiến trẻ thụ động, chưa thực sự tự tin để thể hiện bản thân, ngại đưa ra ý kiến của riêng mình.

PHẦN 2 :  MỐT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

     1. Biện pháp 1: Khảo sát, đánh giá trẻ

     1.1 Mục đích:

     Quá trình khảo sát đánh giá sẽ giúp giáo viên nắm được khả năng giao tiếp, kỹ năng khi tham gia các hoạt động nhóm của trẻ. Từ đó, giáo viên sẽ nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, sở thích, cách giao tiếp và vốn từ của từng trẻ để có thể xây dựng được kế hoạch phát triển ngôn ngữ phù hợp.

     1.2 Cách thực hiện:

     Từ khi trẻ bắt đầu nhập học, giáo viên quan sát và trò chuyện cùng trẻ thông qua các hoạt động:

- Hoạt động “Làm quen văn học”, cũng như các hoạt động giáo dục khác.

- Cách g iao tiếp của trẻ với mọi người

- Mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ 4-5 tuổi

- Mối quan hệ của trẻ với bạn bè.

- Cách thể hiện, truyền đạt ý muốn của bản thân.

     Thời điểm khảo sát đánh giá trẻ có thể mọi lúc mọi nơi, thông qua nhiều hoạt động khác nhua, nhiều thời điểm trong ngày để nắm bắt được khả năng ngôn ngữ của trẻ.

     Đi thăm quan, dã ngoại cũng là cơ hội tốt để giáo viên khảo sát đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ qua hoạt động kể về sự vật, hiện tượng, quá trình,...

     1.3 Kết quả đạt được:

- 10% trẻ có thể kể chuyện sáng tạo với sự hướng dẫn của cô.

- 30% trẻ chỉ nói được câu đơn, chưa nói được câu ghép.

- 70% trẻ phát âm rõ ràng,  mạch lạc.

- 62% trẻ chú ý lắng nghe và trao đổi với người đối thoại

- 50% trẻ có thể kể lại sự việc theo trình tự.

     2. Biện pháp 2: Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ

     2.1 Mục đích:

     Môi trường lớp học rất cần thiết cho việc kích thích sự tò mò, khơi gợi sự hứng thú của trẻ đối với các hoạt động. Nếu giáo viên xây dựng được môi trường phát triển ngôn ngữ để trẻ thoải mái, tự nhiên tham gia các hoạt động thì đó sẽ là bước thành công đầu tiên của giáo viên trong việc giúp trẻ tiếp cận với các biện pháp phát triển ngôn ngữ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

      2.2 Cách thực hiện :

      Ngay từ đầu năm học, tôi đã vận dụng những kiến thức đã được lĩnh hội qua đợt tập huấn bồi dường chuyên môn về "Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ” để xây dựng  môi trường theo hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

     Tôi đã làm bằng cách tận dụng không gian, vị trí hợp lý để tạo ra môi trường ngôn ngữ cho trẻ. Đưa hình ảnh nhân vật gần gũi, thân quen gần gũi trong cuộc sống mà trẻ yêu thích, cũng như các nhân vật trong câu chuyện vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp học thể hiện trên các bảng chơi, mảng tường. Vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đưa vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong lớp sẽ xuyên suốt theo nội dung sự kiện hàng tháng để giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện, sự kiện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào kể chuyện sáng tạo một cách dễ dàng.

      Ngoài việc tạo những bức tranh trên mảng tường, những tập truyện tranh tự tạo, giáo viên còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động như: các loại rối khác nhau một số con rối dẹt, rối ngón tay, rối dây, rối que, rối nam châm... hay quyển sách kể chuyện sáng tạo, sa bàn hộp, có thể thay đổi nhân vật, thay đổi hình nền, gắn dính được các chi tiết phụ sao cho phù hợp với nhiều nội dung chuyện. Giúp trẻ thích thú khi tham gia các hoạt động  kể chuyện sáng tạo theo ý tưởng của mình.

     Qua cách nghĩ và làm như vậy cô giáo đã tạo ra một góc văn học với nhiều loại đồ dung trực quan đa dạng phong phú, đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động và nhiều ý tưởng hay khi trẻ kể chuyện sáng tạo.

     Bên cạnh đó trong giờ hoạt động ngoài trời cô còn tận dụng những bức tranh tường ở trong trường bằng cách gợi mở cho trẻ cùng nhau kể chuyện về những bức tranh đó hoặc có các con vật trong sân trường tôi cũng gợi mở cho trẻ thi nhau kể chuyện về các con vật đó…hình thức này đã giúp trẻ em có nhiều ý tưởng sáng tạo hay và có ý thức thi đua để đạt kết quả tốt.

     Tạo môi trường cho trẻ kể chuyện sáng tạo là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho trẻ kể chuyện sáng tạo. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu, đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia hoạt động kể chuyện sáng tạo. Qua nội dung các bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dung đó. Như vậy ngôn ngữ cuả trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

     2.3 Kết quả đạt được: So với đầu năm học, kết quả đạt được là

- 93% Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động kể chuyện sáng tạo

- 75% trẻ kể nối tiếp được câu chuyện với sự hướng dẫn của cô

- 58% trẻ kể được câu chuyện với nội dung của riêng mình

     3. Biện pháp 3: Lồng ghép các môn học khác khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo.

     3.1 Mục đích:

      Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo có thể áp dụng, lồng ghép cho trẻ ở rất nhiều các hoạt động khác nhau. Tạo điều kiện thay đổi không khí, trạng thái khi kể chuyện. Làm cho trẻ thấy hứng thú, có nhiều cơ hội trải nghiệm, giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tự tin và toàn diện nhất.

     3.2 Cách thực hiện: Bằng những lời ca, lời đối thoại,những câu đố, những bài đồng dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.

Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm” “Ong và bướm”, “Cá vàng bơi”….hoặc cho trẻ đọc thuộc các câu đố về con chó, mèo, lợn, cá, gà…hay một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”….

Âm nhạc là môn bổ trợ cho rẻ làm quen với tác phẩm văn học, dễ gây ấn tượng cho người xem, vì thế tôi cho trẻ hát thuộc các bài hát: “ Thương con mèo”, “Một con vịt”, “đố biết con gì”, “Trời nắng trời mưa”…giúp trẻ khi kể chuyện về con vật nào trẻ có thể hát về các con vật đó phù hợp với nội dung câu chuyện.

Trò chơi là hình thức chuyển tiếp giữa các lần kể hay thay cho phần củng cố câu chuyện mà các tiết dạy thường áp dụng. Tôi cho trẻ chơi một số trò chơi ở dạng động như trò chơi: Mèo và chim sẻ, gà gáy vịt kêu, trời nắng trời mưa, cáo và thỏ…

Việc tích hợp các môn học khác, các trò chơi vào cho trẻ kể chuyện sáng tạo là việc cung cấp thêm một số kiến thức bổ trợ cho câu chuyện sinh động hơn. Ở lứa tuổi này tâm lý của trẻ thường mau nhớ chóng quên. Vì vậy vào giờ đón trả trẻ tôi đưa trẻ vào góc văn học để hướng dẫn trẻ kiến thức mới và củng cố kiến thức cũ. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Việc tích hợp các môn học khác cô giáo phải linh hoạt, lựa chọn nội dung sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực nhất và ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ nhất.

     4. Biện pháp 4: Hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ diễn đạt phù hợp với lời kể sáng tạo, tính cách nhân vật.

     4.1 Mục đích: Để đảm bảo trẻ có thể tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng một cách tốt nhất. Giáo viên cần hiểu nhu cầu, sở thích, trình độ và khả năng của trẻ để tạo nhiều cơ hội cho trẻ được học tự nhiên, tích cực, tự tin và thoải mái khi tham gia vào các hoạt động kể chuyện sáng tạo. Bên cạnh mọt môi trường hoạt động với đầy đủ các loại đồ dùng trực quan đa dạng và phong phú thì chúng ta còn phải hướng dẫn trẻ cách sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tính cách nhân vật và lời kể sáng tạo.

     4.2 Cách thực hiện :Để tạo mọi cơ hội cho trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo, theo tôi chúng ta cần thực hiện những điều sau:

- Xác định mục đích, yêu cầu

- Dựa vào kết quả mong đợi của chương trình và khả năng của trẻ  để xác định về kiến thức, kĩ năng và thái độ cần đạt của trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi.

- Hình thức tổ chức: Đối với độ tuổi mẫu giáo nhỡ, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua hoạt động kể chuyện sáng tạo không cần thiết phải tổ chức trong hoạt động học. Ta có thể tổ chức hoạt động mọi lúc mọi nơi, lồng ghép tích cực trong các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động vui chơi, ... sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau như trò chuyện, sử dụng dụng cụ trực quan, khơi gợi hiểu biết, thực hành... Qua đó, hướng dẫn trẻ đánh giá, nhận xét về đặc điểm tính cách của nhân vật trong câu chuyện thông qua biểu hiện cảm xúc và ngôn ngữ của mình.

Ví dụ: Gà cón xinh đẹp đáng yêu, sói già gian ác, bà tiên ông bụt thì tốt bụng

còn phù thuỷ thì độc ác.

     Bên cạnh đó cô giáo còn định hướng cho trẻ quan sát các tranh chuyện , sử dụng công nghệ thông tin cho trẻ làm quen với  các câu chuyện. Đồng thời kết hợp tri giác với đàm thoại giữa cô và trẻ, giúp trẻ nhận xét đánh giá nội dung truyện một cách chính xác và nói lên ý tưởng của mình qua sự nhận thức.

     Giáo viên dạy trẻ kể chuyện theo từng nhóm, trẻ sẽ được cùng nhau xây dụng ý tưởng cho câu chuyện,  phân công nghiệm vụ để cùng chia sẻ câu chuyện của nhóm mình cho các nhóm khác, các bạn trong lớp cùng lắng nghe câu chuyện của nhóm mình. Củng cố và khắc sâu kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh, sự tự tin của trẻ.

* Trẻ sử dụng đồ dùng trực quan vào hoạt động kể chuyện sáng tạo như sau:

Sử dụng rối tay: dạy trẻ sử dụng từng con một, kết hợp với lời nói, ngôn ngữ biểu cảm cùng với cách diễn rối qua cử động các con rối đi lại.

Ghép tranh kể chuyện: chọn những tranh mà trẻ thích ghép thành một dải câu chuyện sau đó kể từng tranh kết hợp với lời nói chỉ dẫn thông qua các nhân vật trong tranh.

Ghép các nhân vật kể chuyện: chọn những nhân vật mà trẻ thích, sau đó ghép các nhân vật với nhau tạo thành một câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.

- Kể chuyện bằng sa bàn: chọn những nhân vật mà trẻ thích kết hợp di chuyển các nhân vật đó trên sa bàn. Nói đến đâu đưa nhân vật ra đến đó, lời kể đi theo nhân vật sử dụng.

- Kể chuyện theo đồ chơi: Trò chuyện, đàm thoại với trẻ để trẻ nhận biết được mối quan hệ giữa các món đồ chơi đó. Gợi mở để trẻ xây dựng nội dung câu chuyện theo ý tưởng của trẻ.

VD: Đồ chơi góc lắp ghép, trẻ lắp được 2 ngôi nhà khác nhau. Một ngôi nhà có hồ bơi, một ngôi nhà vườn cây trên sân thượng.

→ Câu chuyện: Nhà của An có hồ bơi rất rộng, nhà của Hiếu có một vườn hoa trên sân thượng. Mùa hè đến, An thường rủ Hiếu sang nhà An bơi lội trong hồ mát lắm nhé. Hiếu thì hay rủ An lên sân thượng nhà mình chăm sóc câyvui lắm nhé. Hai bạn sẽ luôn là bạn tốt của nhau.

- Kể chuyện theo sơ đồ: Trẻ cắt xé dán hoặc vẽ nội dung câu chuyện mình sẽ kể theo sơ đồ. Giúp phát triển tư duy logic của trẻ, định hướng diên biến của câu chuyện.

 * Tổ chức hoạt động giáo dục “kể chuyện sáng tạo”

   Tùy vào từng thời điểm đánh giá khả năng của trẻ, ta sẽ xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ tiếp cận với các phương pháp kể chuyện sáng tạo khác nhau sao cho phù hợp.

VD: Tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng tạo theo hình thức: “Kể nối tiếp cho câu chuyện”

- Hoạt động 1: Giới thiệu đoạn đầu của câu chuyện

+ Kể lần 1: Kể diễn cảm, nhấn mạnh vào ngữ điệu của từng nhân vật.

→ Trong câu chuyện có những nhân vật nào?

+ Kể lần 2: Kết hợp sử dụng đồ dùng trực quan

→ Mở đầu câu chuyện có chuyện gì? Tính cách của các nhân vật như thế nào?

- Hoạt động 2: Chia nhóm để thảo luận  và cùng nhau sáng tạo ra nội dung tiếp theo cho câu chuyệnCho các nhóm sử dụng dụng cụ trực quan như sa bàn, rối, sách kê chuyện sáng tạo,... để thảo luận.

- Hoạt động 3: Chia sẻ câu chuyện của nhóm mình với các nhóm khác.

Sau khi trẻ hoạt động nhóm, thảo luận và thống nhất được nội dung câu chuyện của nhóm mình. Các bạn sẽ phân công nhiệm vụ: ai kể chuyện, ai diễn rối, ai sẽ đóng nhân vật nào,..để hợp tác, chia sẻ câu chuyện c ủa nhóm mình.

- Hoạt động 4: Nhận xét và đặt câu chuyện cho câu chuyện của nhóm bạn.

    Sau khi nghe câu chuyện của nhóm bạn, các nhóm khác muốn hiểu rõ câu chuyện có thể đặt câu hỏi để thành trong nhóm bạn trả lời. Cũng có thể nêu ý tưởng góp ý cho nhóm bạn. Phát triển ngôn ngữ nghe hiểu cũng như diễn đạt, tư duy sáng tạo của trẻ rất nhiều.

     5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với Phụ huynh

     5.1 Mục đích: Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quết định trong việc tạo nguồn nhiên liệu của góc văn học và rèn luyện khả năng nghe, phân tích tình huống, tư duy logic cũng như ngôn ngữ diễn để phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện nhất.

     5.2 Cách thực hiện:Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm giáo viên nêu tầm quan trọng của lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo

     Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các biểu bảng nêu lên nội dung về chủ điểm, về các câu chuyện sáng tạo của cô và trẻ. Qua đó phụ huynh thấy được ngôn ngữ của trẻ phát triển như thế nào và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.

Ví dụ: Cô trao đổi với phụ huynh về những câu chuyện sáng tạo trẻ đã kể, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ kể lại câu chuyện đó hoặc kích thích trẻ kể các câu chuyện khác. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng.

Huy động phụ huynh đóng góp ủng hộ tạo góc văn học hoặc những nguyên vật liệu sẵn có, dễ tìm như báo hoạ mi, vải vụn, len vụn, các vỏ hộp, mút xốp…kết hợp trong và ngoài giờ đón trả trẻ để trao đổi với phụ huynh.

Trao đổi với phụ huynh những bài học hàng ngày, chương trình hội giảng, sự kiện theo tháng mà trẻ tham gia trên lớp.

Phụ huynh sẽ trò chuyện, trao đổi thông thông tin cùng con để con phút huy khả năng ghi nhớ có chủ đích, phân tích cá dữ liệu và có thể kể lại câu chuyện, sự kiện đúng trình tự, diễn đạt rõ ràng mạch lạc.

Hướng dẫn Phụ huynh đặt câu  hỏi gợi mở để trẻ phát huy khả năng kể chuyện sáng tạo

Có thể nói công tác tuyên truyền với phụ huynh là một việc làm rất quan trọng trong việc dạy trẻ kể chuyện sáng tạo để phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Phụ huynh đã cởi mở hơn trong việc nhiệt tình phối hợp cùng giáo viên để giáo dục, giúp con trẻ được tăng cường khả năng giao tiếp diễn đạt thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo.

Và một điều quan trọng và cũng là động lực với người giáo viên chúng tôi, đó là phụ huynh có thể cảm nhận rõ sự vất vả nhưng vẫn tận tâm với nghề.

Từ đó, phụ huynh có cái nhìn đúng và toàn diện về công việc cũng như chia sẻ những kinh nghiệm giúp giáo dục con em chúng ta tốt hơn. Bỏ qua những định kiến đang hiện hữu trong xã hội về nghề giáo viên mầm non để gửi tới giáo viên sự tôn trọng, tin tưởng và biết ơn.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

      Để đạt được những kết quả nêu trên là nhờ có sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của phòng Giáo dục và Đào tạo cũng như Ban giám hiệu trường đã tạo điều kiện và tổ chức các buổi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên Tiếp cận học qua chơi và đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ” cho giáo viên, sự đầu tư cơ sở vật chất khang trang và đầy đủ, tạo môi trường giáo dục tốt nhất, phù hợp nhất cho mọi trẻ, mọi lứa tuổi.

Nguồn: ST


Nếu khi tải tài liệu bị lỗi, hãy liên hệ admin tại mục LIÊN HỆ-HỖ TRỢ trên website để được cập nhật/fix lỗi link tải mới.

Tài liệu được chia sẻ miễn phí tại: https://www.dvtuan.com/

Previous Post Next Post

QC

QC